(Hình ảnh từ internet)

Khi được bầu làm Giáo Hoàng, các Tân Giáo Hoàng thường thay đổi tên của mình để tôn vinh một trong những vị tiền nhiệm hoặc lấy tên thánh nếu tên khai sinh và tên thánh không trùng nhau. Đó là một phong tục bất thành văn không nhất thiết phải tuân theo. Không có Giáo Hoàng nào được yêu cầu thay đổi tên của mình nữa, ngoại trừ người sắp được thêm sức phải lấy một tên khác khi cử hành bí tích. Theo truyền thống, vì hầu hết người Công giáo được rửa tội khi còn là trẻ sơ sinh, họ không thể lựa chọn tên thánh của mình (hoặc tên khi rửa tội). Khi một người được thêm sức, người ấy có thể (và thường) chọn một tên khác để lãnh nhận bí tích Thêm Sức, và thường được lấy từ tên của một vị thánh mà người ấy hy vọng sẽ noi gương và trở thành mẫu mực cho cuộc đời mình. Các Giáo Hoàng có thể giữ tên rửa tội hoặc tên khai sinh của mình, giống như Thánh Phêrô (vị Giáo Hoàng đầu tiên) và tất cả các Giáo Hoàng tiếp sau ngài cho đến Đức Giáo Hoàng Boniface II (vị Giáo Hoàng thứ 55), trị vì từ năm 530-532 s.C.N. Vị Giáo Hoàng thứ 56 là vị Giáo Hoàng đầu tiên đổi tên. Tên khai sinh của ngài là “Mercury”, vốn là tên của một vị thần La mã ngoại giáo, và khi trở thành Giáo Hoàng, ngài lấy tên là “Gioan” và trở thành Đức Giáo Hoàng Gioan II (chứ không phải là Giáo Hoàng Mercury). Chẳng ai bắt ép ngài phải làm điều này. Nhưng ngài làm theo ý muốn tự do của riêng mình. Hơn 90 Giáo Hoàng tiếp theo vẫn giữ tên rửa tội khi được bầu làm Giáo Hoàng cho đến năm 1009 s.C.N, khi Đức Sergius IV bắt đầu phong tục mọi Giáo Hoàng lấy một tên mới, bất kể tên khai sinh hay rửa tội là gì.

Đức Giáo Hoàng đương nhiệm, Đức Bênêđictô XVI, có tên khai sinh là Joseph Ratzinger; trước ngài, Đức Gioan Phaolô II, có tên khai sinh ra là Karol Wojtyla; Đức Gioan Phaolô I là Albino Luciani; Đức Phaolô VI là Giovanni Montini; Đức Gioan XXIII là Angelo Roncalli; Đức Piô XII là Eugenio Pacelli.

Không có bất kỳ tên nào bị luật pháp ngăn cấm và cũng chẳng có luật pháp nào ngăn cấm điều ấy, nhưng phong tục và sự tôn trọng đối với vị Giáo Hoàng đầu tiên đã khiến các Giám mục Rôma không chọn tên hiệu Phêrô. Có những lời đồn đại mê tín và những tiết lộ riêng tư, Giáo hội chưa bao giờ tán thành cũng như không chấp thuận những điều này, tuyên bố rằng vị Giáo Hoàng cuối cùng trước ngày tận thế sẽ lấy tên là Phêrô (do đó, vị ấy sẽ là Đức Giáo Hoàng Phêrô II). Tuy nhiên, người Công giáo phải ghi nhớ rằng nếu thực sự có một Giáo Hoàng mới được bầu chọn lấy tên Phêrô, thì điều đó không nhất thiết có nghĩa là tận thế đã gần kề, vì “chúng ta không biết ngày nào giờ nào”.

Nguồn: Rev. John Trigilio JR., Ph.D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph.D.,

The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question,

(Naperville, Illinois: Sourcebooks, Inc., 2007). 376-377.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *