Thánh Inhã-Đấng sáng lập Dòng Tên
(1491-1556)

A.M. Chércoles, Sj., La Oración En Los Ejercicios de San Ignacio de Loyola.

Theo Gonçalves da Cámara, thánh I-nhã diễn tả sự nghi ngờ về cầu nguyện: “Đối với một người nhiệm nhặt đích thật, anh ta chỉ cần mười lăm phút để kết hiệp với Chúa trong cầu nguyện. Rất nhiều lần dường như ngài nói: trong một trăm người cầu nguyện khá chuyên cần, 90 (99) người có thể sống trong ảo tưởng” (196). Ta không bị sốc khi nghe về sự so sánh này: giữa một người nhiệm nhặt và những người chuyên cần cầu nguyện như là “những người ảo tưởng”. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào ý tưởng của ngài về cầu nguyện, chúng ta sẽ thấy được lý do của sự so sánh này.

Chúng ta có động lực để nhìn nhận rằng tiến trình của Linh Thao hình thành nên một phương pháp sư phạm về cầu nguyện khó có thể vượt qua. Việc cầu nguyện, để không trở nên “ảo tưởng”, phải được nhập thể vào cuộc sống. Vì thế, I-nhã muốn giúp người cầu nguyện đi đến việc gặp Thiên Chúa trong mọi sự, khởi đi từ việc Thiên Chúa và thế giới không phải là hai “thực tại” đối nghịch và tách biệt nhau: chỉ có một lịch sử duy nhất, lịch sử cứu độ, cùng lúc lịch sử ấy vừa thánh thiêng vừa phàm trần.

Cuối cuốn Tự Thuật, trong lúc đọc cho Luís Gonçalves da Cámara ghi chép, ta biết:  “…mc dù sau khi đã bt đu phc v Thiên Chúa, anh y đã xúc phm nhiu đến Thiên Chúa, Chúa chúng ta, nhưng không bao gi tha thun vi ti trng; hơn na, lòng m mến ca anh mi ngày mt gia tăng, đó là, trong vic d dàng gp được Thiên Chúa, và ngay lúc này hơn bao gi hết trong đi, luôn luôn và trong bt c khonh khc nào mun gp Chúa, anh đu có th gp được (99).

Như vậy, tất cả sư phạm I-nhã về cầu nguyện đều nhắm đến mục đích này. Ta phải nhận ra rằng ngài là một vị thầy thực tế và khách quan, không bao giờ rơi vào chủ quan. Như thế, sự tăng trưởng trong “mộ mến/sốt sắng”, có nghĩa là I-nhã muốn nhắm đến việc lớn lên trong sự dễ dàng của việc gặp được Thiên Chúa, đối với ngài, đây là mục đích của toàn bộ đời sống cầu nguyện: dễ dàng gặp được Thiên Chúa trong mọi sự, vì Thiên Chúa cư ngụ trong mọi thực tại, Ngài là Đấng Tạo Dựng và là Chúa.

Tuy nhiên, ta cần đào sâu sự mô tả về lòng sốt mến này. Đối với I-nhã, đời sống thiêng liêng, cũng như đời sống con người, có tính năng động chứ không bao giờ tĩnh lặng: hoặc là ta tiến bộ hoặc là thụt lùi. Lòng sốt mến cũng vậy. Khinh nghiệm của ngài thật rõ ràng: luôn luôn tăng trưởng trong mộ mến, và sự mộ mến này hệ ở việc dễ dàng gặp được Thiên Chúa. Vì thế, nó không phải là kinh nghiệm của chủ nghĩa duy ý chí. Ngài gặp được Thiên Chúa trong nhẹ nhàng bình an, trong ngạc nhiên chứ không phải trong sự suy tư nhức đầu.

“Sự tăng trưởng trong mộ mến” này giả định rằng, dọc theo cuộc đời I-nhã, một sự tiến bộ tiệm tiến: nó không phải là điều gì đó mà ngài đạt được chỉ một lần cho tất cả. Vì thế mà ngài nói, như ta thấy trong tự thuật, y ahora más que nunca en toda su vida.

Hơn nữa, sự tiến bộ tiệm tiến này không phải là điều gì đó đat được cách thẳng băng và không có rủi ro. Như ta đã trích dẫn sự ngi ngờ của I-nhã về những người chuyên cần cầu nguyện, và trong số đó đa phần có thể sống ảo tưởng. Chính I-nhã cũng thừa nhận mình đã từng bị ảo tưởng, về sự rủi ro ngài viết trong những quy tắc nhận định của Tuần II. Chúng ta không đi vào chi tiết của những quy tắc này, nhưng luôn ý thức rằng ở đó I-nhã cho ta thấy về những lừa đảo của ma quỷ.

Chúng ta cùng tìm hiểu khoa sư phạm của Linh Thao về cầu nguyện.

MT VIC CU VI TM NHÌN, CH KHÔNG TRNG RNG. NGUYÊN LÝ  VÀ NN TNG

Giờ đây  ta tự hỏi đâu là lộ trình việc cầu nguyện phải theo trong khoa sư phạm này, tiến trình của Linh Thao. Ta phải nhớ là bài “Nguyên Lý và Nền Tảng” (NLvNT) là điểm khởi động của tiến trình này, theo nghĩa nó là cổng chính của Linh Thao (tôi xem nó như bảng mục lục của cuốn sách đưa tôi đến việc mua nó. Thật vậy, trong tiệm sách, nếu thấy tựa đề của một cuốn sách hấp dẫn tôi, trước khi mua nó, tôi đọc mục lục, qua đó tôi có thể biết được liệu tựa của cuốn sách có đáp ứng được điều tôi tìm kiếm hay không. Tuy nhiên, sau đó tôi không đọc mục lục nữa, nhưng phải đọc cuốn sách. Bài NLvNT được xem như bảng mục lục làm tôi quyết định bước vào tiến trình của Linh Thao. Như sẽ thấy, nó trở thành chân trời của tất cả việc cầu nguyện. Nó gồm hai phần khác biệt.

Trong phần đầu, ta thấy xuất hiện một khẳng định rằng con người có tự do (không bị cài đặt sẵn) và phải tìm cho mình một chữ “để” (para): Con người được dng nên đ ngi khen, tôn kính và phc v Thiên Chúa, Chúa chúng ta và, nh đó, mà được cu đ

Khởi đi từ sự kiện là con người đi vào cuộc sống. Nhưng cuộc sống này không bị “cài đặt sẵn”, như trường hợp của động vật với bản năng của chúng, con người phải tìm kiếm chữ “để”. Bài NLvNT I-nhã đề nghị cho chúng ta bao gồm hai thành viên có tương quan mật thiết: thành viên thứ nhất (alabar, hacer reverencia y servir a Dios nuestro Señor) cần ra khỏi chính mình: hệ ở việc mở lòng ra trước Thiên Chúa (Thành Viên thứ hai) từ sự tự nguyện (alabar), sự kính trọng (hacer reverencia) và việc phục vụ; chỉ khởi đi từ việc ra khỏi mình này (sự từ bỏ, bước biện chứng: và ngang qua điều này), ta mới có thể mở mình ra với thành viên thứ hai: salvar su ánima: anh ta sẽ gặp được, sẽ đạt được mục đính. Điều này đồng nghĩa với câu Tin mừng “Ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, sẽ cứu được mạng sống mình” (Mt 16, 25).

Tuy nhiên, cái “để” này mà một người có thể chọn lựa như là điều có giá trị từ tự do của mình, anh sẽ gặp sự đối nghịch: mặc dầu với sự thật là một người không bị cài đặt sẵn, thế nhưng anh cảm thấy bị điều kiện hóa dù là tích cực (những khao khát) hay tiêu cực (những sợ hãi). Đây là điều phần hai trình bày: vì thế tht cn thiết chúng ta phi bình tâm trước mi th to, trong s t do ca mình ch không vì b cm đoán; đến đ v phía mình, ta không mun sc khe hơn là bnh tt, giàu có hơn nghèo khó, danh vng hơn là không danh vng, sng lâu hơn chết yu, và như thế đi vi mi s; chúng ta ch khao khát và chn la điu đưa chúng ta đến mc đích vì đó mà ta được dng nên (Lt 23). Sự hiểu rõ phần thứ nhất không bảo đảm được sự nhất quán trong thực hành: sự rõ ràng của chữ “để” không bảo đảm sự thi hành của nó. Ta cần tiến trình ra khỏi tình trạng bị điều kiện hóa và nó không dễ dàng: tht cn thiết ta phi bình tâm… Đây sẽ là một thách thức của toàn bộ tiến trình Linh Thao. Nó không phải mục tiêu ta có thể đạt được ngay sau khi kết thúc suy xét bài NLvNT, nhưng là một chân trời (tầm nhìn) hiện diện trong từng bước mà “phương pháp” của Linh Thao đưa ra cho ta. Chân trời này là điều I-nhã tổng hợp cho ta trong cu nguyn chun b (kinh dn lòng); nó đồng hành với thao viên từ giây phút này cho đến bài thao luyện cuối cùng: đây tôi nài xin ơn Thiên Chúa, Chúa chúng ta hu mi ý hướng, mi hành đng ni-ngoi ti ca tôi ch hướng v vic phc v và ngi khen Thánh danh Ngài (Lt 46).

“Kinh dọn lòng” này đồng hành với thao viên trong suốt tiến trình Linh Thao; nó rất quan trọng và đáng phân tích kỹ nội dung. Như vậy, chúng ta hỏi ba điều kinh này nhắm đến.

Chúng ta không bị cài đặt. Điều này có nghĩa ta có rất nhiều khả thể và phải chọn lựa: đây là điều ta gọi là mọi ý hướng (intenciones). Chúng là điểm khởi động của điều ta mong đợi. Một ý hướng không đúng làm cho cách cư xử/ăn ở của ta vô giá trị. Ở đây là sự quan trọng của “sự trong sáng của ý hướng”. Đời sống luân lý xoay quanh nó. Điều này đưa ta đến tin rằng ta có thể đạt được sự bảo đảm của một lương tâm tốt. Nhưng nó cũng là điều gây vấn đề nhất, nhất là khi với nó, ta tìm cách quyết định giới hạn trách nhiệm của mình. Dù ý hướng đúng đắn, chưa chắc nó bảo đảm sự thực hành.

Thật vậy, I-nhã không thỏa mãn với điều gọi là “mọi ý hướng” của ta nhắm đến việc “phục vụ và ngợi khen” Thiên Chúa, nhưng còn thêm những hành động. Những “hành động” này là gì? Sự tiếp cận của ta với thực tế. Nếu một “ý tưởng” không biến thành hành động, nó đánh mất ý nghĩa đích thật của nó. Thế nhưng không phải luôn luôn những hành động của ta ăn khớp với những ý tưởng của mình: ta đối diện với điều phi lý. Vậy ta cần làm gì?

Với nền giáo dục ta hấp thụ, ta lẩn trốn trong “ý hướng ngay lành” và phủi tay với hành động không đúng của mình và nói “tôi không muốn thế”. Vâng, I-nhã đề nghị ơn xin này qua đó ta không thể nói mình không biết nó và ngài không để nó ở ngoài trách nhiệm của tôi. Tôi không cảm thấy mình phải có trách nhiệm cách khắt khe, nhưng không chạy trốn và đặt nó vào chân trời của trách nhiệm vượt quá những khả thể của tôi (vì thế mà tôi nài xin nó), nhận nó như một bổn phận tôi phải ý thức, biết rằng thực tại của cách cư xử của tôi luôn lớn hơn thế giới ý tưởng của mình. Với sự kiện là tôi không muốn xúc phạm, điều đó không có nghĩa người kia không cảm thấy bị xúc phạm và tôi sẽ phải nghĩ trước về hành động của mình. Vì thế, tôi nài xin Chúa hầu hành động này qua đó tôi tiếp cận thực tại và rằng có thể không là nhất quan, cũng mở ra đối với “việc phục vụ và ngợi khen Ngài”.

Cuối cùng là operaciones. Chúng là gì? Trong ngôn ngữ I-nhã, xem ra chúng là việc thực hành các cơ năng của ta: những operaciones của trí nhớ của tôi là những kỷ niệm; las operaciones của trí tưởng tượng của tôi, las operaciones của những ước mơ, v.v…

Như vậy, những operaciones không mang đặc tính luân lý, nhưng ta cần kiểm soát chúng bởi vì các ý hướng phát sinh từ việc ta nuôi dưỡng chúng. (Thật quan trọng để ý đến những gì trẻ em xem trong TV). I-nhã cũng muốn rằng ta cần xin ơn để những operaciones này, khi chúng là môi trường dậy men cho các ý tưởng, cũng “thun túy đt đ và hướng v vic phc v và ngi khen Thánh danh Ngài.

Sự cầu nguyện không thể rộng hơn nữa: bao trùm cả thế giới nội tâm của một người (intenciones), đời sống thực hành (acciones) và thực tại bao quanh anh và vì thế nó ảnh hưởng anh qua những operaciones. Ba lãnh vực lớn này bao phủ cuộc sống được trình bày trước Thiên Chúa trong hình thức nài xin hầu chúng được xếp đặt theo el “para” của NLvNT. Cần để ý rằng I-nhã không bên ngoài bất cứ điều gì: chúng là “todas mis intenciones, acciones y operaciones…”

Mặt khác, hiện diện trong toàn bộ tiến trình Linh Thao, Kinh dọn lòng này (không chỉ là nguyên lý nhưng còn là nền tảng) biến thành sợi chỉ hướng dẫn toàn bộ tiến trình đến đỉnh điểm trong bài “chiêm niệm để được tình yêu”.

VIC CU NGUYN NHƯ LÀ S TÌM KIM VÀ ĐÁP TR

Như vậy, một khi đã ý thức về điều ta kể như là những nhân vị (vấn đề của Ba cách thức cầu nguyện) và về việc mô tả chân trời từ đó ta phải hướng về như là một bổn phận (kinh dọn lòng), ta đi vào tiến trình của Linh Thao: bốn tuần.

Bốn tuần trình bày bốn vấn đề lớn con người, dù là tín hữu hay không, dù là sắc tộc này hay sắc tộc khác, phải đối diện.

  1. Vấn đề của negatividad trong cuộc sống của ta: chúng ta thất bại, chúng ta gây tổn thương đến tha nhân, và ngược v.v… (Tuần I).
  2. Vấn đề về t do của ta (libertad): ta có thể hủy hoại sự sống mình và của người khác từ tự do của ta (Tuần I) và mặt khác, nếu không có tự do, ta không còn là người. Chúng ta sử dụng tự do như thế nào? (Tuần II).
  3. Vấn đề đau kh, thỉnh thoảng ta gặp trong đời, nhưng nó luôn hiện hữu quanh ta (Tuần III).
  4. Nim vui: làm sao sống vui mà không chán. Sự ngu xuẩn lớn của xã hội biến niềm hạnh phúc thành một sự bó buộc, trong khi nó là ân huệ và sự ngạc nhiên (Tuần IV).

Ta đối diện với tất cả những điều này bằng đức tin. Khởi đi từ Đc Ki-tô Chúa chúng ta b treo trên Thp giá (Lt 53) trong tuần I, ta lắng nghe lời mời gọi của Ngài để bước theo một cuc sng đích thc Ngài đã minh chng (Lt 139) (Tuần II), để rồi theo Ngài trong đau khổ (Tuần III), ta cũng được theo Ngài trong vinh quang (Tuần IV).

Sau khi đi qua tiến trình này, I-nhã đưa thao viên trở về với thực tế “đã được chuẩn bị và sẵn sàng” để “gặp Chúa trong mọi sự” và để “trong mọi sự yêu mến và phục vụ”.

  1. Đi din nhng Điu Tiêu Cc ca Chính Mình t Lòng Thương Xót (Tun I)

Tuần I gồm năm bài thao luyện; phương pháp cầu nguyện là suy nim vi ba cơ năng (trí nhớ, trí hiểu và ý muốn). (Es la meditación de las tres potencias: memoria, entendimiento y voluntad). Năng động của những bài thao luyện này nhằm, như đã nói, đối diện với điều tiêu cực (tội lỗi). Các bước để hoàn tất tiến trình này được thấy trong ơn xin của từng bài: 1º, đứng trước tội trong chính nó (ở ngoài đương sự), đương sự cảm thấy bị liên lụy (xu h và bi ri vi chính mình); 2º, đứng trước tội riêng (intenso dolor y lágrimas recuperadores); 3º, qua hai bài lặp lại thao viên mở ra trước một cảm thức tiêu cực (pedir un triple aborrecimiento); và 4º, nài xin có được s khiếp s v nhng đau kh mà nhng người gây ra đang chu đng: những người đã hủy hoại kế hoạch đời mình (hỏa ngục).

Phương pháp cầu nguyện để hoàn tất những bước này được gọi meditación de las tres potencias và nó được mô tả trong điểm thứ nhất của bài thao luyện thứ nhất: tội của các thiên thần: “…đưa vào trí nhớ về tội thứ nhất…más los afectos con la voluntad” (Linh Thao 50).

Phải bắt đầu bằng traer la memoria. Trí nhớ là cơ năng khách quan nhất ta có. Tôi không cho phép bất cứ ai can thiệp vào ý muốn của tôi, vào tự do của tôi, và những cảm xúc tình cảm của tôi, nhưng tôi biết ơn họ vì giúp “làm mới lại” trí nhớ của mình. Trí nhớ, nếu để là khách quan, không có giá trị. Vì thế, trí nhớ là điều khôi phục lịch sử. Nếu không có trí nhớ, ta không có lịch  đời tư, không tiểu sử. Như vậy, trí nhớ là điều nối kết ta với thực tại.

y luego sobre el mismo entendimiento discurriendo. Đây là bước thứ hai. Nhờ sự thông minh (inteligencia) mà ta có thể nối kết một số việc làm này với một số khác, và lượng giá chúng. Tuy nhiên, I-nhã khuyến cáo rằng sự hiểu biết (entendimiento) phải phản tỉnh (discurrir) trên các dữ liệu giúp đỡ cho cơ năng khách quan nhất này, chứ không trên những hão huyền (fantasías). Vấn đề là ta không luôn luôn mở ra/sẵn sàng để nhớ và phản tỉnh, vì thế ngài thêm: luego la voluntad, queriendo todo esto memorar y entender. Trong thực tế, không dễ khi muốn đối diện chính mình với những tiêu cực và rút ra những bài học/kết luận. Và ở đây ý muốn (la voluntad) ra tay. Ta có khuynh hướng chạy trốn thực tại tiêu cực hoặc, tệ hại hơn, biện minh hóa nó. Chỉ có ý muốn của ta mới có thể chinh phục được cái bản năng khước từ không muốn đối diện đó.

Cuối cùng, có một sự can thiệp sau hết của ý muốn. Suy tư đúng đắn thôi thì chưa đủ: thế giới của những cảm xúc phải tham gia vào sự suy tư vừa nói, còn ngược lại, nó sẽ thiếu sức mạnh để hoàn tất điều nó muốn: y consequenter moviendo más con la voluntad. Trong thực tế, ý muốn không thống trị những cảm xúc (los afectos), điều duy nhất ý muốn có thể làm là thúc đẩy/tác động chúng (afectos): một bên thì cảm nghiệm một điều, bên kia thì muốn điều đó.

I-nhã dần dần nối kết ba cơ năng này (nhng cơ năng ca linh hn), nhưng ngài xếp đặt chúng: không có chuyện giống nhau khi ta bắt đầu bằng suy tư về những giả định khi biết rằng trước tiên ta phải nhớ các dữ kiện thật mà sẵn sàng với chúng, hầu ta không ảo tưởng tin rằng ta đang suy tư. Mặt khác, I-nhã ý thức rằng ta có thể quay lưng lại với thực tế, vì thế phải nại đến ý muốn hầu “muốn nhớ và suy tư”. Cuối cùng, việc biết rõ các mục tiêu (biết điều gì mình muốn) không giả định rằng chúng đưa đến hiệu lực: ý muốn phải ý thức rằng nó phải “thúc đẩy” (ra lệnh) cảm xúc để làm điều nó muốn.

Một người phải xây dựng đời mình với các dữ liệu của mình, chứ không phải với các dữ liệu của những người khác: như vậy, phải bắt đầu bằng cách phục hồi trí nhớ và trên các dữ liệu mà trí nhớ cung cấp, trải qua. Và nếu điều này không xảy ra cách bộc phát trong ta, ý muốn cần phải can thiệp để giúp đương đầu với thực tại chứ không chạy trốn. Cuối cùng, đừng tin rằng thuyết duy ý chí có tương lai: điều duy nhất ý muốn có thể làm là thúc đẩy (mover) những cảm xúc, bởi vì nó không thể thống trị chúng.

I-nhã, với phương pháp của ba cơ năng, cung cấp cho ta phương cách duy nhất có giá trị để tiếp cận với sự thật về chính mình và có trách nhiệm với chính mình. Không phải tình cờ mà ngài nại đến phương pháp này để giúp một người đối diện với điều tiêu cực của mình (tội lỗi).

Sự áp dụng của phương pháp này vào tội của các thiên thần được I-nhã mô tả: …no se queriendo ayudar con su libertad para hacer reverencia y obediencia a su Criador y Senor, veniendo en superbia…Năng động của tội thứ nhất này mà “trí nhớ” cung cấp cho ta cho thấy rằng nó giống với năng động của bất cứ tội nào: vì thế sự nhớ (memorar) và phản tỉnh về nó (entender) có thể giúp thao viên ý thức về sự liên lụy của mình (por más me avergonzar y confundir). Thật vậy, trong tất cả mọi tội, ta nhận ra năng động này: sử dụng tự do, không phải từ việc tôn trọng và lắng nghe, nhưng để xây dựng chúng ta như là trung tâm (veniendo en superbia).

Sau khi áp dụng phương pháp này vào tội của Adam và Eva và của một người chỉ vì mt ti trng đã sa ha ngc, tiến trình đạt đỉnh điểm trong cuộc tâm sự: nhìn ĐKT Chúa chúng ta trên b treo trên Thp giá, thc hin mt cuc tâm s, làm thế nào t mt Đng to hóa, đến thế gian làm người và t s sng vĩnh hng đến cái chết trong thi gian, và như thế chết cho ti ca chúng ta (Lt 53).

Chúng ta bắt đầu bằng cách ý thức rằng đây là lần đầu tiên ĐKT xuất hiện, treo trên thp giá: một sự khôn ngoan không xuất hiện trong bài NLvNT: ĐGS đích thật, khi là người, phải sống thân phận con người. Và rằng đức tin vào ĐKT sinh ra trong hành đng Vượt Qua. Cái chết-phục sinh của ĐGS là điểm khởi đầu của Ki-tô giáo.

Như vậy, việc đối diện với lịch sử của tội “trong chính nó” đạt đỉnh điểm như bài thao luyện thứ nhất cho thấy; lịch sử đó giờ đây xuất hiện trước ĐKT “treo trên thập giá”, biểu tượng về hậu quả của toàn bộ năng động của tội: cái chết, sự đau khổ của người vô tội. Trong ĐKT bị đóng đinh, ta gặp được một Thiên Chúa Đấng trở thành một người trong vô số người trong ĐGS, liên đới với những con người nhỏ bé nhất: y así a morir por mis pecados. Cụm từ này phải được giải thích là “bị liên lụy trong một thực tại bị ảnh hưởng bởi một tội mà từ đó mọi người đều bị liên lụy/tham dự vào”.

Vâng, việc đặt mình trước thập giá này làm cho thao viên không đối diện với một ý tưởng, nhưng với một Con người, t mt Đng to hóa đến làm người, và t s sng vĩnh hng đến s chết trong thi gian. Nghĩa là nó mở ra trong ta một tương quan liên v. Đối với I-nhã, đức tin Ki-tô giáo là một nài xin thuần túy cá nhân (otro tanto mirando a mí mismo lo que he hecho por Cristo, lo que hago por Cristo, lo que debo hacer por Cristo) que responsabiliza. Trong thực tế, toàn bộ trách nhiệm mang với nó việc đảm nhận tính thời gian của ta (historia): “qué he hecho” (quá khứ), “qué hago” (hiện tại), “qué debo hacer” (tương lai) hướng về một cam kết: “por Cristo”, điều đứa đến một sự tìm kiếm-đáp trả người thao viên phải lên kế hoạch, không ai có thể làm sẵn cho anh: và như thế nhìn Ngài như thế, y así colgado trên thp giá, discurrir por lo que se ofreciere.

Sự cam kết trách nhiệm này được đặt trong một tương quan cá vị. Như thế, cuc tâm snhư mt người bn nói chuyn vi mt người bn (Lt 54).

Cuộc tâm sự đối với I-nhã, khi nó là một cuộc gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa, thì luôn mang tính chữa lành/phục hồi/khôi phục. S xu h và bi ri mời thao viên nhận trách nhiệm, không chỉ hướn về quá khứ, nhưng còn hướng về tương lai, không bao giờ bỏ cuộc.

Chúng ta đã mô tả việc suy niệm với ba cơ năng, đến bài thao luyện thứ hai trong đó ta bàn về “tiến trình của tội”.

Chuyển ngữ: Phạm Minh Thắng, S.J.