1. Chủ nghĩa hoài nghi giảm nhẹ hay dung hòa được Pierre Gassendi giải thích là gì?

Pierre Gassendi (1592-1655) đã lập luận rằng, những chân lý chắc chắn hay tất yếu có thể không được tìm ra bằng khoa học. (một trân lý tất yếu là một niềm tin hay tuyên bố rằng, nó sẽ tự mâu thuẫn nếu phủ nhận – một chân lý tất yếu chắc hẳn là đúng). Gassendi cho rằng, tất cả chúng ta có thể biết các sự vật xuất hiện như thế nào chứ không phải chúng nội tại như thế nào. (hay nói cách khác, chúng ta không thể biết những phẩm tính ẩn giấu của các sự vật). Chúng ta không thể nào lý luận từ những gì chúng ta trải nghiệm với điều gây nên trải nghiệm ấy nơi chúng ta, nếu chúng ta không kinh nghiệm chúng là nguyên nhân. Do đó, nếu chúng ta từng trải nghiệm về hiệu của của một số điều nào đó, nhưng không phải chính chúng là nguyên nhân, chúng ta phải thừa nận rằng mình không biết về nguyên nhân ấy. Trái lại, chúng ta có thể phát triển một số những cơ cấu hữu dụng của thông tin về những hiện tượng, đặc biệt khi chúng ta gia tăng hiểu biết với thuyết nguyên tử như là một giả thuyết.

Trong cuốn Syntagma Philosophicum Gassendi hỏi rằng liệu có một số tiêu chuẩn nào đó để nói về chân lý từ ý nghĩ sai lầm. Rõ ràng, một số sự vật là minh nhiên, ngay cả đối với các nhà Hoài nghi, như “mặt trời đang chiếu sáng.” Cũng có những điều còn là ẩn số với chúng ta vốn gây nên khó khăn: ví dụ, tổng số các vì sao là số chẵn hay lẻ. Các sự vật như thế có lẽ chẳng bao giờ được biết. Nhưng, có những sự vật khác không rõ ràng, nhưng chúng ta có thể biết qua “những dấu hiệu”. Nhận thức của chúng ta về mồ hôi chẳng hạn, nó là một dấu chỉ cho thấy chúng ta có những lỗ chân lông ở da. Cũng có những sự vật không hề rõ ràng một cách tự nhiên – như ngọn lửa ẩn tạo nên khói mà chúng ta thấy – ấy là điều chúng ta biết ngang qua những dấu chỉ biểu thị của nó. Trong khi chúng ta không biết thế giới nguyên tử tồn tại hay không, chúng ta có thể suy ra nó từ những dấu chỉ biểu thị nơi thế giới mà chúng ta thực sự nhận thức. Gassendi cho rằng, cũng chẳng nhất thiết mang tính siêu hình để suy luận về thuộc tính của các nguyên tử khi tuyên bố rằng chúng mang tính chất toán học. Ông cũng nhấn mạnh rằng những lý giải về nguyên tử không áp dụng được vào linh hồn con người, điều mà ông tin rằng vốn không thể phân chia và bất tử, như học thuyết của Giáo hội quan niệm.

  1. Các triết gia và những nhà khoa học khác đã phản ứng với các quan điểm của Pierre Gassendi như thế nào?

Jean de Silhon (1600-1667) và René Descartes (1596-1650) cố gắng khai triển hiểu biết tích cực khi cho rằng nên tránh chủ nghĩa hoài nghi của Gassendi. Silhon lập luận rằng, hiểu biết là khả dĩ vì nó tồn tại về tính hợp lý và các khoa học. Descartes đã dựa toàn bộ triết học của ông vào một nỗ lực để minh chứng sự tồn tại của hiểu biết khoa học chắc chắn, rằng chúng không mâu thuẫn với giáo thuyết của Giáo hội. Cuối cùng, các tu sĩ Dòng Tên đã tán thành quan điểm của Gassendi về tính chắc chắn là bất khả thể và đã lên án Descartes.

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 91-92.