1. Pierre Gassendi là ai?

Pierre Gassendi (1592-1655) là một linh mục Công giáo vốn có ảnh hưởng lớn trong việc chứng minh khoa học thực nghiệm là đúng cho các nhà giáo điều tôn giáo. Ngài học ở Digne và Aix, rồi trở thành giáo sư về tu từ học tại Digne khi mới 21 tuổi. Sau khi nhận bằng tiến sĩ thần học ở Avignon và được truyền chức linh mục, ngài trở thành giáo sư về triết học tại Aix. Ngài cũng theo đuổi nghiên cứu lãnh vực thiên văn học. Tác phẩm Exercitationes Paradoxicae Adversus Aristoteleos (1625) đã nêu ra tất cả điều mà ngài cho rằng là nghi ngờ và sai lầm trong những trước tác của Aristotle. Nguyên lý của ngài tấn công vào Aristotle là chống lại tính khả dĩ của hiểu biết chắc chắn về khoa học. Gassendi lập luận chống lại Aristotle (384-322 tCN) trong tuyên bố của ông rằng, sự chắc chắn không khả dĩ cũng chẳng tất yếu trong khoa học. Cùng lúc ấy, ông nhắm tới bảo vệ thuyết nguyên tử chống lại học thuyết của Giáo hội. Gassendi đã khai triển những gì đã dần được biết tới như một chủ nghĩa hoài nghi giảm nhẹ hay trung dung vốn ủng hộ các kết luận của khám phá khoa học.

(Pierre Gassendi (1592-1655) – St. từ Internet)

  1. Tại sao Pierre Gassendi lại đề xướng chủ nghĩa hoài nghi giảm nhẹ?

Pierre Gassendi và các đồng nghiệp đã đánh giá cao khoa học mới về thời gian, vốn bao gồm học thuyết Nhật tâm (hệ thái dương mặt trời trung tâm) sau cuộc cách mạng Copernican, học thuyết nguyên tử cho rằng các hoạt động của tất cả vật chất được xác định bởi những hạt nhỏ nhất của nó-hay những nguyên tử-và một sự loại trừ của những phần ấy theo các lối nhìn của những người theo Aristotle về khoa học vốn bất đồng với những lối nhìn này. Cách sử dụng chủ nghĩa hoài nghi của Gassendi để tấn công Aristotle và việc sử dụng chủ nghĩa hoài nghi trung dung của ông để ủng hộ khoa học mới này đã tạo nên ý nghĩa hoàn hảo. Nó đã giúp cho Gassendi được nhìn nhận là tốt và được đánh giá cao trong hàng ngũ những đồng nghiệp của ông trong Giáo hội Công giáo, cũng như bởi một số những nhà hoài nghi cực đoan hơn trong thời của ông, và giúp ông cẩn thận không chống lại học thuyết của Giáo hội. Thực vậy, một đàng, trong khi bảo vệ khoa học mới và nhấn mạnh rằng không hiểu biết khoa học nào có thể chắc chắn, đàng khác, Gassendi có thể sống và nghĩ trong cả thế giới Công giáo truyền thống lẫn thế giới khoa học mới.

  1. Những thoả hiệp của Pierre Gassendi về tự nhiên và những giới hạn về hiểu biết đã giúp cho sự phát triển khoa học như thế nào?

Gassendi đã chỉ ra sự phát triển của khoa học có thể diễn ra như thế nào mà không bóp méo đi những niềm tin cốt lõi thuộc tôn giáo. Giống như những đồng bạn hoài nghi của mình, Gassendi đã tin vào Thiên Chúa. Khoa học có thể cùng tồn tại với tôn giáo bởi vì khoa học không phải đưa ra tuyên bố về chân lý tuyệt đối như cách thức mà tôn giáo đã làm.

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 90-91.