Chương 5: Chúng ta có nghĩa vụ đối với các thế hệ tương lai không? (5.4-5.5)
Cuộc thảo luận về các thế hệ tương lai có ý nghĩa gì đối với việc ra quyết định của một công dân bình thường như bà Judy K.? Một bài học quan trọng mà bà có thể rút ra là không nên quá tự tin cho rằng bản thân biết con cháu của mình sẽ muốn hoặc cần gì. Trên thực tế, có thể con cháu của bà sẽ quyết định không có con (một chọn lựa có lẽ bà nên ủng hộ), hoặc chúng sẽ quyết định sang lại khu đất Spring Lakes cho người khác
Chương 5: Chúng ta có nghĩa vụ đối với các thế hệ tương lai không? (5.3.2)
ân số quá đông cũng là một vấn đề đạo đức đặc biệt liên quan đến vấn đề bổn phận đối với các thế hệ tương lai. Hiện tại, có hơn 7 tỷ người trên trái đất. Các nhà nhân khẩu học dự đoán rằng nếu xu hướng hiện tại cứ tiếp tục, dân số loài người sẽ ổn định ở mức khoảng 10 hoặc 11 tỷ người vào thế kỷ XXII. Nhiều nhà sinh thái học tin rằng 10 tỷ người sẽ vượt quá giới hạn sinh thái của hành tinh; trên thực tế, ở mức 7 tỷ, chúng ta có thể đã vượt quá giới hạn sinh thái rồi. Họ quan ngại rằng nếu như chúng ta không dừng hoặc đảo ngược sự gia tăng dân số thì các thế hệ tương lai sẽ phải thừa hưởng một thế giới không thể chu cấp đủ cho hết mọi người
Chương 5: Chúng ta có nghĩa vụ đối với các thế hệ tương lai không? (5.3.1)
Các nhà kinh tế học thường phải cân nhắc cách phân bổ của cải giữa thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. Chủ đề này xuất hiện thường xuyên nhất trong kinh tế học khi bàn về chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu xã hội. Việc nghiên cứu chủ đề này là một cách thức tốt để đưa hai ngành quan trọng – kinh tế học và đạo đức học – đi vào đối thoại với nhau. Chủ đề này là một minh họa tuyệt vời cho thấy tại sao việc đào tạo liên ngành lại được đánh giá cao đối với những người quan tâm đến môi trường. Khi các nhà kinh tế tiến hành việc phân tích chi phí-lợi ích
Chương 5: Chúng ta có nghĩa vụ đối với các thế hệ tương lai không? (5.3)
Sự bất định của tương lai đặc biệt gây ra những phiền toái đối với chính sách môi trường. Hãy xét đến trường hợp của việc biến đổi khí hậu: Vì hiệu ứng khí nhà kính vẫn kéo dài trong bầu khí quyển nên bất kỳ chính sách hữu hiệu nào nhằm chống lại việc thay đổi khí hậu cũng phải có tầm nhìn kế hoạch dài hạn. Những quyết định chúng ta thực hiện ngay thời điểm này sẽ tác động đến các thế hệ tương lai trong khoảng 100 hay 200 năm sau
Chương 5: Chúng ta có nghĩa vụ đối với các thế hệ tương lai không? (5.2)
Bất cứ điều gì chúng ta, thế hệ hiện tại, quyết định về một vấn đề môi trường nào đó (hoặc bất cứ vấn đề chính sách nào) đều sẽ tác động đến bản sắc của thế hệ tương lai. Ngay cả một quyết định nhỏ nhất, chẳng hạn như đi nghỉ ở California hay Florida, cũng có thể tác động đến thời điểm một người được thụ thai trong bụng mẹ, và như thế ảnh hưởng đến bẩm tính di truyền cũng như bối cảnh người đó bước vào thế giới này. Tóm lại, các quyết định của chúng ta đem đến sự tồn hữu của nhóm người đặc biệt này. Vậy, làm sao họ có thể phàn nàn về tình trạng của thế giới mà chúng ta để lại cho họ?
Chương 5: Chúng ta có nghĩa vụ đối với các thế hệ tương lai không? (5.1)
Những quyết định liên quan đến việc quản lý đất đai thường có tác động lâu dài trong tương lai. Vấn đề đất đai nếu bị quản lý sai phải mất đến hàng thế kỷ mới có thể phục hồi. Nếu một loài quý hiếm bị tuyệt chủng, các thế hệ tương lai sẽ không bao giờ có được những trải nghiệm về loài đó nữa. Vì thế, những nhà hoạch định chính sách và những người có trách nhiệm quyết định việc quản lý đất đai thường phải có một tầm nhìn kế hoạch (planning horizon)trong nhiều thập kỷ hoặc thậm chí lên đến một vài thế kỷ (Nhân tiện, một phạm vi thời gian sẽ lớn hơn nhiều so với hầu hết các nghiên cứu sinh thái, nghĩa là, thường có sự bất tương hợp giữa phạm vi thời gian của khoa học sinh thái và việc quy hoạch sử dụng đất đai).
Chương 4: Liệu chúng ta phải có bổn phận với tự nhiên không? (4)
Nội dung: 4.1 Vấn đề loài hươu 4.2 Xác định Cộng đồng Đạo đức 4.2.1 Thuyết giá trị 4.2.2 Nhân sinh 4.2.3 Những động vật khác 4.2.4 Tất cả các sinh […]