- Khi luận bàn về niềm tin tôn giáo, giữa lý trí và đức tin, Montaigne suy xét tới yếu tố nào quan trọng hơn?
Trong khi suy xét về lý trí với đức tin như một nền tảng cho niềm tin tôn giáo, Montaigne (1533-1592) cho rằng đức tin, niềm tin đơn thuần là phần quan trọng nhất, vì tất cả lý lẽ có thể được trình bày thì không có căn cứ. Các lối nhìn triết học ở trong mối xung đột vì các tư tưởng gia thượng cổ, duy chỉ có trường phái Hoài nghi Pyrrhonic với sự nghi ngờ được truyền lệnh của nó về sự phán đoán là có thể chấp nhận được. Thậm chí ngay cả tri thức của các khoa học mới mẻ cũng không chắc chắn vì các chuyên gia bất đồng và hiểu biết khoa học là đối tượng để thay đổi.
- Phải chăng Montaigne là triết gia hoài nghi duy nhất đối với lý trí trong trường phái Pyrrhonic?
Không phải. Montaigne (1533-1592) đã làm giầu lối nhìn của mình từ Sextus Empiricus (160- 210), người cho rằng chúng ta đã không thể biết ngay cả việc liệu chúng ta đã có tri thức trong những tình huống nào đó hay không. Vào năm 1590, tác phẩm Hypotoses của Sextus Empiricus đã được xuất bản bằng La ngữ, Hy ngữ và Anh ngữ. Trường phái hoài nghi Pyrrhonic lụi tàn vào thế kỷ thứ ba. Desiderius Erasmus (1466-1536) là bậc tiền bối gần sát với Montaigne, người đã bảo vệ Công giáo dựa trên đức tin trong De Libro Arbitro (1524) bằng những lý lẽ mà những cuộc tranh luận thần học vẫn còn bỏ lửng. Martin Luther (1483-1546) đã đáp trả Erasmus với một tuyên bố giáo điều về sự chắc chắn chủ quan của ông về Thiên Chúa dựa trên lương tâm của mình cũng như Kinh Thánh.