1. Chủ nghĩa giáo điều là gì?

Xưa nay chủ nghĩa giáo điều là quan điểm cho rằng có ít nhất một điều chân thực về thế giới mà chúng ta có thể biết với sự chắc chắn tuyệt đối.

  1. Một số phản ứng của Công giáo đối với chủ nghĩa giáo điều của Martin Luther là gì?

Sự đáp trả của Công giáo là đặt vấn đề liệu Luther có bất kỳ hiểu biết nào một cách thực sự hay không và nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin Kitô giáo. Gentian Hervet đã xuất bản tác phẩm Hypotoses phiên bản năm 1569, cách đặc biệt như một phương thuốc cho chủ nghĩa giáo điều vốn dẫn tới niềm tin thanh khiết vào học thuyết Giáo hội của Đức Giêsu. Triết gia và thầy thuốc người Bồ đào nha Francisco Sánchez (k. 1551-1623) đã khai triển chủ nghĩa hoài nghi Pyrrhonic như một sự phê bình đối với chủ nghĩa Aristotle trong cuốn Quod Nihil Scitur (1576). (Mặc dù trong những lập luận của mình về thuyết Duy Danh, được kết hợp với quan sát thực nghiệm đã đưa ông tới kết luận rằng tự bản chất hiểu biết không thể nào đạt tới, Sanchez gần với chủ nghĩa hoài nghi Academic hơn là Pyrrhonic.)

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 88.