Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam (History of the Catholic Church in Vietnam)

STB 2

ID:
TH 103.2
CREDIT:
6

Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam (6 ECTS)

Mỗi dân tộc, quốc gia và Giáo hội tại các quốc gia có nét đặc thù riêng, có một lịch sử hình thành và phát triển riêng. Tuy nhiên, cái riêng rẽ ấy lại có mối liên hệ với dòng lịch sử thế giới, với Giáo hội hoàn vũ và với bối cảnh chính trị, xã hội tại quốc gia ấy. 

Là công dân của một đất nước, là thành viên của Giáo hội, cách riêng của quốc gia dân tộc và của Giáo hội Việt Nam, người tín hữu, đặc biệt, với người linh mục, tu sĩ… để hiểu, để yêu mến, để sống và để cho sứ vụ loan truyền, chúng ta không thể không hiểu biết, không nghiên cứu, trao dồi một số những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và Giáo hội của mình, bởi vì: “Vô tri, bất mộ”. Do đó, môn Lịch sử Giáo hội Việt Nam là bộ môn vừa mang tính đặc thù, riêng biệt cho người Việt Nam, nhưng cũng mang tính phổ quát trong việc nghiên cứu với nhiều công trình được thực hiện của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu tại các đại học nổi tiếng trên thế giới.

Phương pháp (Classroom Methodology) và đích nhắm (Goals)

Việc nghiên cứu, học hỏi và trình bày môn này, nhắm đến các mục đích cơ bản sau:

  1. Lịch sử truyền giáo và Giáo hội Việt Nam phải được nhìn và đặt trong mối tương quan với lịch sử thế giới và lịch sử Giáo hội hoàn vũ. 
  2. Bộ môn này cũng đặt lịch sử truyền giáo và Giáo hội Việt Nam trong tương quan chính trị, xã hội, trải qua các giai đoạn, các thể chế chính trị, xã hội Việt Nam, từ đó, hiểu được những biến cố, những thăng trầm của dòng lịch sử Giáo hội trên quê hương Việt Nam. 
  3. Nguyên tắc căn bản của việc nghiên cứu và trình bày bộ môn này là tôn trọng sự thật lịch sử, và nhờ đó có thể trình bày lịch sử một cách chân chính, quân bình. 
  4. Học viên phải dự lớp nghiêm túc và đóng góp phần mình, để làm cho sự hiểu biết, cho những kiến thức, sự thật về lịch sử, về Giáo hội, cách riêng tại Việt Nam ngày càng phong phú hơn, chân thực hơn. Đó cũng là một cách thế rao truyền, giới thiệu về Giáo hội Việt Nam cách chân thực cho nhiều người. Vì chưng, “Lịch sử là quá khứ, nhưng là bài học cho hiện tại và hướng mở đến tương lai”.

Tài liệu tham khảo (Bibliography)

  1. Những tài liệu lịch sử về Giáo hội Việt Nam của các nhà nghiên cứu như linh mục Vinhsơn Bùi Đức Sinh O.P., linh mục Giuse Đỗ Quang Chính S.J, linh mục Augustino Nguyễn Văn Trinh, linh mục Phêrô Nguyễn Thanh Tùng và của nhiều tác giả Việt Nam trong nước và Hải ngoại, kể cả những tác phẩm của các học giả ngoại quốc… 
  2. Các nguồn sử liệu đang được lưu trữ tại các Archives của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Dòng Tên, Dòng Đaminh, Phanxicô, Hội thừa Sai Paris (MEP) và của Thánh bộ truyền giáo v.v.

Lượng giá khoá học

  • Tham dự lớp: 20% 
  • Trình bày nhóm (working group, presentation): 15% 
  • Bài thi viết tại lớp: 15% 
  • Bài nghiên cứu cá nhân: 50%.

In English 

TH 103.2 — History of the Catholic Church in Vietnam (6 ECTS) 

In its process of formation and development, each people, country, and local Church is marked by particular characteristics. However, this particularity is somehow related to the course of the history of the world and the Church as well as the political context of a given country. As a citizen of a country, a member of the Church, especially as a priest, a religious, each of us is called to understand, love, and live out the mission of evangelization. For this purpose, it is essential to know, search for, and enrich our understanding of the history of the country and the Church because “the more you understand, the more you love”. Therefore, the history of the Vietnamese Catholic Church is not only a subject that draws the specific attention of the Vietnamese people but is also a universal concern, as demonstrated by many works by a host of scholars and researchers at famous universities worldwide. 

Methodology and Goals 

The entire process of research, learning and presentation in this course aims to:

  1. The history of evangelization and the Vietnamese Catholic Church must be considered and located in relation to the history of the world and the universal church. 
  2. This course must also be located within the history of evangelization and the Vietnamese Catholic Church in relation to its social and political contexts in different stages, so that students may deeply understand the events and vicissitudes of Vietnamese history. 
  3. The fundamental principle of research and presentation of this subject is the quest for historical truth, through a critical and adequate exploration of historical events and facts. 
  4. Students are expected to actively participate in class to enrich their understanding of historical knowledge and truth about the Church, especially the Vietnamese Church, so that the people they serve may benefit from a historically enriched perspective. For, history indeed is the past, but is also a lesson for the present, and a way that leads to the future.

Bibliography 

  1. All historical materials on the Vietnamese Church are by leading researchers such as Rev. Vincent Bùi Đức Sinh O.P., Joseph Đỗ Quang Chính S.J, Rev. Augustine Nguyễn Văn Trinh, Rev. Peter Nguyễn Thanh Tùng and many other Vietnamese as well as international scholars. 
  2. Many other documents for the course are derived from different Archives in Portugal, Spain, the Society of Jesus (in Rome), Dominicans, Franciscans, the Paris Evangelical Missionary Society, and the Congregation for the Propagation of the Faith.

Assessment

  • Participation in class: 20% 
  • Working group, presentation: 15% 
  • Written tests in class: 15% 
  • Personal research paper: 50%.