Ta có thể tìm thấy dấu vết của những ngày lễ vọng (vigils) trong Do Thái giáo, khi người Do Thái giữ ngày Sabát từ lúc mặt trời lặn vào tối thứ Sáu đến mặt trời lặn vào tối thứ Bảy. Trong Giáo hội Công giáo, sau Công đồng Vaticanô II, việc tuân giữ này được cho phép, đặc biệt là đối với những người không thể tham dự Thánh Lễ vào sáng Chúa Nhật hoặc ngày lễ buộc. Các Thánh Lễ Vọng đã trở nên phổ biến, và trong nhiều trường hợp, đã thay thế cho việc tham dự Lễ ngày Chúa Nhật. Tất nhiên, sự cho phép này thường bị hiểu lầm. Nhiều người thường thắc mắc rằng khi họ tham dự một lễ cưới vào chiều thứ Bảy, liệu có được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ đi lễ ngày Chúa Nhật hay không. Câu trả lời là không.

Ngày Chúa Nhật phải luôn được ưu tiên. Người ta chỉ nên tham dự một Thánh Lễ Vọng khi không thể tham dự Thánh Lễ vào Chúa Nhật hoặc ngày lễ buộc. Lễ cưới được sắp xếp vào các ngày thứ Bảy không đáp ứng được các yêu cầu khác để Thánh Lễ được coi là một Thánh Lễ Vọng Chúa Nhật. Trước tiên, các lời nguyện và các bài đọc phải theo Lễ ngày Chúa Nhật. Thứ hai, thời gian tổ chức đám cưới là trước 4 giờ chiều. Nhưng từ 4 giờ chiều trở đi mới được coi là thời điểm thích hợp để bắt đầu Thánh Lễ Vọng. Đôi khi, lễ cưới được cử hành vào Chúa Nhật, và khi người ta tham dự lễ cưới này thì đã hoàn thành nghĩa vụ đi lễ ngày Chúa Nhật rồi. Khi lên kế hoạch sắp xếp tham dự Thánh Lễ vào những ngày cuối tuần, ngày Chúa Nhật phải luôn được ưu tiên. Đó là ngày của Chúa (dies Domini trong tiếng Latinh), và Giáo hội đã mở rộng thời gian của ngày lễ Chúa Nhật đến tận chiều thứ Bảy đơn giản là để tất cả mọi người có cơ hội tham dự Thánh Lễ.

Nguồn: Rev. John Trigilio JR., Ph.D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph.D., The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question, (Naperville, Illinois: Sourcebooks, Inc., 2007).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *