Trong chương này
- Tìm hiểu về các Đức giáo hoàng thật vĩ đại đáng được gọi là thánh
- Tìm hiểu về các thánh Giáo Hoàng trong thời kỳ đầu của Giáo Hội Công Giáo
Vị lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo là Đức Giáo Hoàng. Thuật ngữ Đức Giáo Hoàng (The pope) được bắt nguồn từ tiếng Ý: “Papa” hoặc “Father”, nghĩa là “Cha”. Giám mục của Giáo phận Roma cũng là Đức Giáo Hoàng, và Đức Giáo Hoàng cũng là Giám mục Giáo phận Roma. Hầu hết các Giáo Hoàng sống ở Roma. Cũng có những Giáo Hoàng không sống ở Roma hoặc sống rất xa Roma, nhưng vẫn giữ chức vụ Giám Mục Giáo Phận Roma.
Trong chương này, chúng tôi sẽ giới thiệu những vị Giáo Hoàng đã được phong Thánh và mô tả sơ lược những công cuộc các ngài đã làm khi còn sống. Chúng tôi đã liệt kê dưới đây các Đức Giáo Hoàng theo niên đại để tiện cho việc tham khảo. Chúng tôi cũng cung cấp thời gian nhiệm chức của các ngài (hay được gọi là Triều đại Giáo Hoàng) nhưng sẽ không có ngày tháng năm sinh. Vì các tài liệu cổ không lưu trữ lại thông tin về ngày tháng năm sinh một cách chính xác. Chúng tôi cũng sẽ không cung cấp thông tin về sự bảo trợ, vì không có Đức Giáo Hoàng nào được xem là Thánh quan thầy.
Thánh Giáo Hoàng Phêrô
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 33 đến năm 64
Những ngày kính: Lễ Thánh Phê-rô và Phao-lô ngày 29 tháng 6. Lễ kính Tông tòa Thánh Phê-rô ngày 22 tháng 2.
Thánh Phê-rô là người đứng đầu Giáo hội và là người dẫn dắt dân Thiên Chúa tin vào sự Phục Sinh và Lên Trời của Đức Ki-tô. Là vị Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo hội Công giáo thời sơ khai, Thánh Phê-rô đã đặt nền móng cho những người kế vị ngài. Mỗi Giáo Hoàng phục vụ sau triều đại của Thánh Phê-rô đều được gọi là người kế vị Thánh Phê-rô và cũng là Giám mục Roma. (Tham khảo khung bên cạnh về “Hàng Giáo phẩm của Giáo Hội tiên khởi”). Thánh Phê-rô đã thiết lập cộng đoàn tín hữu công giáo đầu tiên tại Thủ đô Roma trước khi tử đạo năm 64. (Tham khảo chương 3 để biết hơn về cuộc sống và cái chết tử đạo của Thánh Phê-rô).
Phẩm Trật trong Giáo Hội Công Giáo Tiên Khởi
Hàng phẩm trật của Giáo hội công giáo tiên khởi cũng giống như một kim tự tháp, mà Đức Giám Mục là đỉnh. Đức Giám Mục là người kế vị mười hai Tông đồ. Các Linh Mục là những người kế vị bảy mươi hai môn đệ. Phó tế là bậc cuối cùng trong hàng Giáo Sĩ, được phong chức đặc biệt để phụ giúp Giám Mục địa phương và phục vụ dân Chúa. Ngày nay, Phó tế phục vụ trong các Giáo xứ để phụ giúp Linh mục.
Mặc dù Roma là trung tâm thánh địa của Giáo hội, nhưng vẫn còn những nơi nổi bật khác như Gierusalem, Alexandria, Antiochia (ngày nay được gọi là Antakya, Thổ Nhĩ Kì) và Constantinople (nay gọi là Istanbul). Mỗi Thánh địa đều thuộc quyền kiểm soát của một Đức Giám Mục. Các Ngài được xem như là những người kế vị các Tông Đồ. Thánh Phero là Giám Mục tiên khởi Roma. Thánh Andre – anh của ông, Giám Mục tiên khởi thành Constantinople. Thánh Marco, Giám Mục tiên khởi Thành Alexandria, và Giacobe – giám mục tiên khởi Thành Thánh Jerusalem.
Thánh Giáo Hoàng Lino
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 64 đến năm 76.
Ngày kính nhớ: 23 tháng 9.
Chúng ta không biết nhiều về Thánh Giáo Hoàng Lino, nhưng Ngài được nhắc đến trong Tân Ước, cụ thể là trong thư thứ hai của Thánh Phaolo tông đồ gửi cho Ti-mô-thê (2 Ti-mô-thê 4, 21) và ngài được chính Thánh Phaolo phong làm Giám Mục.
Thánh Giáo hoàng Lino, sinh tại miền Tuscia, nước Ý. Ngài là vị Giáo hoàng thứ hai của Giáo hội Công giáo, là người kế nhiệm của Thánh Phê-rô. Tên tuổi của ngài cũng được biết đến trong Quy điển Roma, một phần trong Sách lễ Roma, mà nơi đó, bữa Tiệc Ly được tái diễn lại và linh mục nói những lời của Chúa Kitô đã nói qua tấm bánh và chén rượu, biến chúng thành Mình và Máu Thánh Chúa Kito. Theo Liber Pontificalis thì Thánh Giáo Hoàng Lino được mai táng trên ngọn đồi Vatican, bên cạnh mộ Thánh Phero- vị Giáo Hoàng tiên khởi. Những nghiên cứu khảo cổ học gần đây cho thấy có vài nghi ngờ về thi hài được xác định là Đức Lino, nhưng họ không bàn cãi gì về sự tồn tại của ngài.
Thánh Giáo Hoàng Clement I
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 88 đến năm 97.
Ngày kính nhớ: 23 tháng 11.
Vị giáo hoàng thứ tư, Thánh Giáo Hoàng Clê-men-tê, được cho là biết Thánh Phê-rô và Thánh Pha-lo. Những tài liệu ngài viết là một tư liệu vô giá cho việc giảng dạy và giáo huấn. Các học giả tin rằng Thánh Phaolo có đề cập Clê-men-tê trong thư gửi tín hữu Philiphe 4,3. Clê-men-tê là một người có học thức uyên thâm, là người đã viết nên rất nhiều lá thư giá trị còn tồn tại đến ngày nay. Đa số những lá thư này đáp ứng được những nhu cầu giải quyết các tranh chấp. Các quyết định của ngài luôn được mọi người tra cứu bởi vì ngài là người kế vị Thánh Phê-rô, là Đức Giám Mục Roma, và là người đứng đầu Giáo hội Công giáo hoàn vũ.
Clê-men-tê được tôn kính như một vị Thánh Tử đạo, mặc dù không có dữ kiện lịch sử nào ghi chép lại. Giống như Thánh Giáo Hoàng Lino, tên tuổi của ngài cũng được nhắc đến qua Quy điển Roma. Thánh Giáo Hoàng Clê-men-tê qua đời tại Crimea, nhưng thi hài của ngài được đem về Roma và được lưu giữ tại Thánh Đường Basilica di San Clemente.
Thánh Giáo Hoàng Alexander I
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 105 đến năm 115.
Ngày kính nhớ: 3 tháng 5.
Giống như các vị Giáo Hoàng tiên khởi khác, chúng ta không biết nhiều về Thánh Giáo Hoàng Alexanđê I, ngoại trừ phần bổ sung nhỏ về phụng vụ do ngài đã làm, chẳng hạn như làm phép Nước Thánh pha với muối. Ngài cũng khuyến khích việc sử dụng Nước Thánh trong nhà riêng.
Một số nhà sử gia tin rằng Alexanđê I đã chết tử vì đạo và chết dưới thời hoàng đế Hadrian hoặc hoàng đế Trajan. Nhưng cũng không có tài liệu lịch sử nào chỉ rõ điều này. Ngài chịu tử đạo dưới hình thức xử trảm và được chôn cất tại Via Nomentana, Roma.
Thánh Giáo Hoàng Telesphorus
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 125 đến năm 136.
Ngày kính nhớ: 5 tháng 1.
Thánh Giáo Hoàng Telesphoro thiết lập Mùa chay thánh bảy tuần để chuẩn bị cho Đại lễ Phục Sinh. Điều đó đã đặt nền móng cho Mùa Chay Thánh hiện nay (mặc dù Mùa Chay hiện nay chỉ còn vỏn vẹn 40 ngày). Ngài cũng thiết lập những nghi thức cử hành Đại Lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật để tưởng nhớ ngày Chúa Giesu đã sống lại từ cõi chết. Trước đây, mọi người cử hành Đại Lễ Phục Sinh ba ngày sau Lễ Vượt Qua, vì thế nó không luôn rơi vào ngày Chúa Nhật. Hơn thế nữa, Thánh Giáo Hoàng Telesphoro là người đầu tiên thiết lập Thánh lễ vọng Giáng Sinh. Ngài đã chịu tử nạn vì đức tin và được chôn cất gần Đền thờ Thánh Phê-rô ở Vatican.
Thánh Giáo Hoàng Hyginus
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 136 đến năm 140.
Ngày kính nhớ: 11 tháng 1.
Thánh Giáo Hoàng Hygino là một thiên tài thần học. Ngài đã dùng thần học để chống lại những sai lầm của Ngộ Đạo Thuyết trong suốt triều đại Giáo Hoàng của ngài. Ngộ Đạo Thuyết cho rằng ơn cứu độ có thể đạt được thông qua những tri thức ẩn dấu. Những người theo nhóm này tin rằng linh hồn là tù nhân bị giam trong nhà tù thể lý. Chỉ có những thực tại vô hình và thiêng liêng mới được coi là tốt, còn vật chất hữu thể và hữu hình đều là xấu xa.
Thuyết ngộ đạo bắt nguồn từ Ai Cập. Một vài người ngộ đạo đã đến Roma với một hy vọng sẽ thuyết phục được những người theo thuyết này. Thánh Giáo Hoàng Hygino đã thành công trong việc ngăn chặn được những mối đe dọa ở Roma, nhưng mãi đến thế kỉ 15, Thuyết Ngộ Giáo này mới kết thúc. Thánh Giáo Hoàng Hygino được chôn cất gần mộ của Thánh Phero tại Tòa thánh Vatican.
Thánh Giáo Hoàng Zephyrinô
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 199 đến năm 217.
Ngày kính nhớ: 26 tháng 8.
Zephyrinô là một người Roma hiền lành và khiêm nhường. Suốt Triều đại Giáo hoàng của ngài luôn phải đối mặt với những lạc giáo. Sau đây là những xung đột giáo lý, những gánh nặng mà ngài phải đối diện: Thuyết dưỡng tử (adoptionism) (chủ thuyết này cho rằng Chúa Giesu trở nên Thánh Tử khi chịu phép rửa tội) và Thuyết hình thái (modalism) (chủ thuyết này cho rằng Chúa Cha, Chúa Con,và Chúa Thánh Thần là một thực tại duy nhất hơn là Chúa Ba Ngôi).
Thánh Giáo Hoàng Zephyrinô được xem là vị Thánh tử đạo khô (Dry Martyr). Mặc dù ngài đã chịu những cực hình, nhưng có lẽ ngài không chết như một vị tử đạo. Ngài được chôn tại đất thánh gần Hang Toại Đạo Thánh Calixto ở Roma.
Thánh Giáo Hoàng Callixto I
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 217 đến năm 222.
Ngày kính nhớ: 14 tháng 10.
Lối cai trị của Thánh Giáo Hoàng Calixto rất giống với cách ngài sống, bị bao vậy bởi các cuộc đấu tranh và nỗi bất hạnh. Ngài là người Roma, là con của Domitius và sống ở vùng Trastevere. Khi làm nô lệ cho Carpôphôrê, ngài được giao cho nhiệm vụ quản lý ngân hàng, nhưng ngài bị đánh mất tiền và chạy trốn. Các sử gia tin rằng, ngài đã bị khách hàng lợi dụng vì lòng tốt và sự thiếu kinh nghiệm của ngài.
Calixto đã bị bắt và bị đày đi lao động khổ sai. Sau đó ngài được phóng thích sớm vì những hành động tốt của mình, nhưng lại bị tống giam vì tội tranh cãi trong đền thờ (có lẽ ngài muốn hoàn lại số tiền đã mất). Ngài lại bị kết án khổ sai và bị đày đi làm ở hầm mỏ tại Sardinia, nhưng lại được thả về theo yêu cầu của người tình của hoàng đế.
Tất cả những gì chúng ta biết trong suốt triều đại Giáo Hoàng của ngài là những vụ tranh luận, xung đột của các thế lực thù địch. Tertullian và Hippolytus đã phản đối mãnh liệt với quyết định của Thánh Giáo Hoàng Calixto khi ngài cho phép những người phạm tội ngoại tình, thậm chí cả kẻ giết người, sau khi thật lòng ăn năn thống hối, sẽ được rước lễ. Họ thích xử những người tội lỗi bằng những hình phạt nghiêm khắc và rút phép thông công vĩnh viễn. Quan điểm của Thánh Giáo Hoàng Calixto về Lòng Thương xót của Thiên Chúa và Bí Tích Hòa Giải (xưng tội) đã phổ biến rộng rãi. Những kẻ thù của ngài cho tới bây giờ vẫn được coi là những kẻ lạc giáo.
Di hài của Ngài được chôn tại thánh đường Santa Maria ở Trastevere.
Thánh Giáo Hoàng Pontianô
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 230 đến năm 235.
Ngày kính nhớ: 13 tháng 8.
Thánh Giáo Hoàng Pontianô là người Roma. Năm 230, Ngài đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh (cuộc họp các Giáo sĩ) tại Roma để lên án lạc thuyết của Origen – người đã làm mất đi sự giải thích Kinh Thánh và hạ thấp tín điều Chúa Ba Ngôi. Thánh Giáo Hoàng Pontianô đã bị lưu đày đến Sardinia trong suốt thời gian trị vì của Hoàng đế Maximino Thrax, vị hoàng đế luôn ngược đãi và bách hại người Kito hữu. Trong hầu hết các trường hợp, việc bị lưu đày cũng được xem là án tử hình.
Người ta cho rằng, Thánh Giáo Hoàng Pontianô đã thoái vị và chọn cháu trai mình làm người kế nhiệm. Ngài được chôn cất dưới hầm mộ Sardinia. Sau đó thi hài của ngài được chuyển về thánh địa giáo hoàng nằm trên Appian Way, còn được gọi là hầm mộ Thánh Calixto. Thời gian sau đó, hài cốt của ngài được chuyển về Tòa Thánh Vatican với các Giáo hoàng khác.
Thánh Giáo Hoàng Fabianô
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 236 đến năm 250.
Ngày kính nhớ: 20 tháng 1.
Thánh Giáo Hoàng Fabianô là một trong số rất ít những Giáo Hoàng xuất thân từ tầng lớp giáo dân bình thường. Sau khi được bầu chọn, ngài được phong chức Phó tế, sau đó là Linh mục, và cuối cùng là Giám Mục Roma. Khi Đức Giáo Hoàng Antero qua đời, rất nhiều ứng cử viên đáng giá sẽ được kế vị ngài. Đám đông dân chúng thấy một con chim bồ câu trắng đậu xuống trên đầu Fabianô, giống như Chúa Thánh Thần ngự xuống dưới hình dạng chim bồ câu được kể trong Tin Mừng. Đám đông dân chúng hiểu rằng đó là dấu hiệu từ trời và đồng lòng chọn Fabianô làm Giám Mục Roma kế tiếp và là Đức Giáo Hoàng của Giáo hội.
Fabian lên ngôi Giáo Hoàng trong thời trị vì của hoàng đế Gordian III, thời kỳ hòa bình và Giáo hội được lan rộng. Ngài đã phân chia Roma thành bảy khu vực, xây dựng thêm các nhà thờ, mở rộng vùng đất thánh. Ngài cũng chịu trách nhiệm về việc đưa thi hài của hai Đức Giáo hoàng trở về đó là Pontiano và Hyppolytus – Giáo Hoàng giả nhưng đã hoán cải.
Sau thời trị vì của hoàng đế Gordian, cuộc bách hại đạo lại bị đe dọa trong các nhà thờ tại Roma. Hoàng đế Decius đã tống giam Thánh Giáo Hoàng Fabianô và ngài đã qua đời trong nhà tù năm 250. Ban đầu Ngài được chôn cất tại Hang Toại Đạo Thánh Calixto, nhưng sau này Ngài được chuyển về Vương cung thánh đường Sêbastianô
Thánh Giáo Hoàng Cornêliô
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 251đến năm 253.
Ngày kính nhớ: 16 tháng 9.
Khi được tuyển chọn là người kế nhiệm Thánh Giáo Hoàng Fabianô, Cornêliô khi ấy còn là một linh mục, người Roma. Ngài không hài lòng với những vị giải tội (Linh mục và Giám mục – những người dùng quyền tha tội cho các tội nhân biết ăn năn, hối cải, hay còn được gọi là Xưng tội) vì ngài cho rằng họ đã lỏng lẻo với những Kito hữu có lòng hối cải, những người luôn kiếm tìm sự giao hòa với Giáo Hội sau khi chối bỏ niềm tin của mình trong suốt thời gian bách hại đạo ở Roma. Cùng lúc đó, Ngài khiển trách những người nghiêm khắc cho rằng Lapsi (Những Kito hữu sa ngã) thì không thể được tha thứ.
Cornêliô tin rằng Lòng Thương xót của Chúa sẽ cho phép Giáo Hội tha thứ những tội nhân biết hối cải nhưng cũng đòi hỏi một sự đền tội thỏa đáng.
Sự bách hại Ki-tô giáo lại diễn ra, và Thánh Giáo Hoàng Cornêliô đã bị lưu đày. Ngài chết trong khi đang chờ xét xử. Vì vậy ngài được coi là thánh tử đạo. Ngài được chôn cất tại Hang Toại Đạo Thánh Calixto.
Thánh Giáo Hoàng Lucio I
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 253 đến năm 254.
Ngày kính nhớ: 4 tháng 3.
Thánh Giáo Hoàng Lucio sinh tại Roma, và ở ngôi Giáo Hoàng trong vòng 18 tháng. Giống như Thánh Giáo Hoàng Cornêliô, Ngài kết án những ai đã từ chối việc đón nhận người tôi lỗi có lòng hoán cải và ước muốn giao hòa với Giáo hội. Vì ngài tin rằng bất cứ tội nào cũng đều được tha, miễn là họ ăn năn thật lòng và quyết chí xa lánh dịp tội trong tương lai.
Thánh Giáo Hoàng Lucio và những Kito hữu khác bị hoàng đế Gallus trục xuất và đày ải. Nhưng ngay sau cái chết của vua Gallus, người kế nhiệm ông, vua Valerianô lại cho phép Thánh Giáo Hoàng Lucio và các Kito hữu đó trở lại Roma. Thánh Giáo Hoàng Lucio chết cách tự nhiên vào năm 254 và được chôn cất trong nhà nguyện của Giáo hoàng ở hầm mộ Thánh Calixto.
Thánh Giáo Hoàng Stephano I
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 254 đến năm 257.
Ngày kính nhớ: 2 tháng 8.
Thánh Giáo Hoàng Stephano là một linh mục ở Rôma khi ngài được bầu làm giáo hoàng. Ngài phải đối mặt với vấn đề lạc giáo, đặc biệt là phép rửa tội. Một số cho rằng phép rửa tội của những người lạc giáo là vọ hiệu, trong khi những người khác cho rằng ân sủng của bí tích hoạt động không lệ thuộc vào tình trạng tinh thần của Thừa tác viên. Đức Giáo Hoàng Stephano đồng ý với khẳng định thứ hai, và vì vậy nó đã trở thành giáo lý cho toàn thể Giáo Hội. Một số đối thủ rất tức giận với ngài.
Thánh Stephano được chôn cất trong nhà nguyện của giáo hoàng ở hầm mộ thánh Callixtus.
Thánh Giáo Hoàng Sixtô II
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 257 đến năm 258.
Ngày kính nhớ: 6 tháng 8.
Thánh Giáo Hoàng Sixtô (cũng được gọi là Xystus) là một triết gia Hy Lạp trước khi ngài trở thành Giáo hoàng tại Rôma. Vào thời đó, Hoàng đế Valerian đã mạnh mẽ chống lại Ki-tô giáo và cấm tôn thờ, thay vào đó ông yêu cầu các Kitô hữu phải tham dự các nghi lễ tôn giáo của nhà nước. Trong sự thách thức đó, Thánh Giáo Hoàng Sixtô II đã quy tụ các tín hữu trong hầm mộ để cử hành thánh lễ tưởng niệm. Vì lý do đó mà ngài đã bị bắt và bị trảm quyết.
Thánh Giáo Hoàng Sixtô được chôn trong khu vực của giáo hoàng tại hầm mộ thánh Callixtus. Tên của ngài được nhắc tới trong Quy điển Thánh lễ.
Thánh Giáo Hoàng Dionysius
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 259 đến năm 268.
Ngày kính nhớ: 26 tháng 12.
Thánh Giáo Hoàng Dionysius được bầu làm Giáo hoàng vào thời điểm mà nhiều linh mục trong Giáo hội đã chết tử vì đạo và tài sản của Giáo Hội đã bị tịch thu. Dionysius đã thực hiện thẩm quyền Giáo Hoàng bằng nhiều cách khác nhau. Trước tiên, ngài giải quyết các tranh chấp về thần học Chúa Ba Ngôi, và sau đó là tái khẳng định giáo huấn của Giáo Hội về việc chỉ được phép lãnh nhận bí tích Rửa Tội một lần.
Trong các lĩnh vực quản trị, Thánh Giáo Hoàng Dionysius đã tổ chức lại cơ cấu của Giáo Hội ở Roma, sau chiến dịch đàn áp của Hoàng đế Valerian. Sau khi con trai của hoàng đế lên ngôi, nhà thờ và tài sản đã được trả lại cho Giáo Hội. Thánh Giáo Hoàng Dionysius đã tổ chức lại tài sản và làm sống lại hàng giáo sĩ đã bị suy tàn. Ngài được chôn cất trong phần đất của giáo hoàng tại hầm mộ Thánh Callixtus.
Thánh Giáo Hoàng Caius
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 283 đến năm 296.
Ngày kính nhớ: 22 tháng 4.
Caius nhất quyết duy trì mệnh lệnh là các giám mục phải được truyền chức linh mục trước khi nhận chức vụ giám mục, điều mà trước đây được quyền tự chọn điều. Mặc dù Caius là họ hàng của Hoàng đế Diocletian, nhưng ngài đã phải trốn thoát đến các hang động và hầm mộ khi cuộc bách hại đạo tàn khốc của hoàng đế Diocletian đối với người Ki-tô hữu. Ngài được chôn cất trong phần đất mới của thánh địa giáo hoàng trong hầm mộ của Thánh Callixtus.
Thánh Giáo Hoàng Marcellino
Triều đại Giáo Hoàng: Năm 296 đến năm 304.
Ngày kính nhớ: 2 tháng 6.
Thánh Giáo Hoàng Marcellino được biết đến cùng với Thánh Phêrô như một người trừ tà của Roma. Cả hai đều bị trảm quyết dưới triều đại hoàng đế Diocletiano và được ghi nhớ trong Quy Điển Thánh lễ Roma. Marcellinus đã dẫn dắt Giáo Hội trong 8 năm, từ năm 296 đến năm 304.
Thánh Giáo Hoàng Marcellino ban đầu được chôn cất trong nghĩa trang riêng, nhưng Hoàng đế công giáo Constantine sau này di chuyển thánh tích và xây dựng một nhà thờ riêng cho ngài. Mẹ ngài là thánh Helena cũng được chôn cất ở đó. Vào thế kỷ thứ 9, một phần di tích của hai vị thánh này được Tòa Thánh trao gửi cho các tu viện ở Đức. Qua lời chuyển cầu của hai vị thánh mà nhiều phép lạ đã xảy ra vào lần chuyển thánh tích cuối cùng này.
Thánh Giáo HoàngMelchiades
Triều Giáo Hoàng: Năm 311 đến năm 314.
Ngày kính nhớ:10 tháng 12
Melchiades là vị giáo hoàng đầu tiên được chứng kiến sự chấm dứt cuộc bách hại người công giáo La Mã. Hoàng đế Constantine đánh bại Maxentius vào năm 312, và vị tân Hoàng đế đã ban hành sắc lệnh Milan vào năm sau đó, một sắc lệnh hợp pháp hóa Kitô giáo.
Với sự thúc giục của mẹ ngài là thánh Helena (một người Kitô hữu đạo đức), Constantine đã cho Melchiades và Giáo hội nhiều di sản của đế quốc, như cung điện Latera (sau này trở thành Vương Cung Thánh đường St. John Lateran, nhà thờ chính tòa của Đức giáo hoàng) và Đồi Vatican (nơi có Nhà thờ Thánh Phêrô và là nơi Đức Giáo Hoàng hiện tại đang sống và làm việc).
Melchiades được chôn cất trong nhà nguyện của giáo hoàng trong hang toại đạo của St. Callixtus.
Thánh Giáo Hoàng Sylvester I
Triều Giáo Hoàng: Năm 314 đến năm 355
Ngày kính nhớ: 31 tháng 12
Theo truyền thống đạo đức, hoàng đế Constantine đã được chữa lành bệnh phong cách kỳ diệu khi ông được Đức Giáo hoàng Sylvester rửa tội và sau khi ông ban hành chiếu chỉ Milan.
Hai cuộc họp quan trọng đã diễn ra trong triều đại của Thánh Giáo Hoàng Sylvester: Thượng Hội đồng Arles đã lên án lạc giáo Donatism và Công đồng Nicea đã lên án lạc giáo Ariô. Công đồng kế tiếp đã triển khai kinh Tin Kính mà Hội Thánh công giáo đang sử dụng, dựa trên Kinh Tin Kính của các Tông Đồ.
Tại Via Salaria, ngài đã xây một nhà thờ nghĩa trang nằm trên Hang Toại Đạo của thánh Priscilla. Chính ngài đã được chôn cất trong nhà thờ này.
Thánh Giáo Hoàng Julius I
Triều Giáo Hoàng: Năm 337 đến năm 352.
Ngày kính nhớ: 12 tháng 4
Thánh Giáo Hoàng Julius đã phải đối phó với vấn đề lạc giáo Ario (lạc giáo Arianism phủ nhận thần tính của Chúa Kitô). Có rất nhiều Kitô giáo trên thế giới chịu ảnh hưởng bởi lạc thuyết này tới mức họ đã trục xuất các giám mục Công giáo ra khỏi giáo phận của họ. Thánh Giáo Hoàng Julius đã triệu tập một Thượng hội đồng, kết quả là tái khẳng định quyền của Đức Giáo hoàng đối với các vấn đề về thần học hoặc quản trị trong Giáo Hội.
Thánh Giáo Hoàng Julius cũng đã xây dựng hai nhà thờ ở Rôma vẫn còn cho tới ngày hôm nay đó là nhà thờ thánh Maria Trastevere và nhà thờ các Thánh Tông đồ.
Thánh Giáo Hoàng Damasus
Triều Giáo Hoàng: Năm 366 đến năm 384
Ngày kính nhớ:11 tháng 12
Thời kỳ Giáo hoàng của Damasus đầy rẫy những chuyện lạc giáo và những cuộc xung đột chính trị. Ngài đã làm việc với Thánh Basiliô tại Giáo Hội Đông Phương để thực thi các tài liệu của Công Đồng Nicea được tổ chức ở Antiokia, nơi mà thời đó đã chia cắt hai giám mục. Ngài cũng là một người lao động rất năng suất, làm việc cùng với Thánh Jerome trong việc chuyển dịch bản Phúc Âm tiếng Latinh, xây dựng một số nhà thờ ở Rôma, khôi phục các hầm mộ, và tân trang những nơi thờ phượng cũ. Ngài đã viết một luận án về sự trinh khiết và những bài thơ về các vị tử đạo Roma và các vị giáo hoàng. Ngài được chôn cất tại một trong những nhà thờ mà chính ngài đã xây dựng ở Rome đó là nhà thờ thánh Lorenzo ở Damaso.
Thánh Giáo Hoàng Siricius
Triều Giáo Hoàng: Năm 384 đến năm 399
Ngày kính nhớ: 26 tháng 11
Siricius là vị giáo hoàng đầu tiên đưa ra luật độc thân trong Giáo hội Latinh. (Hàng giáo sĩ trong Giáo hội Công Giáo Đông Phương có quyền lựa chọn đời sống hôn nhân hoặc độc thân trước khi truyền chức). Cho dù ngay cả khi giáo sĩ đã kết hôn đều được phép, thì chỉ có những người độc thân mới có thể được thăng tiến. Thánh Giáo Hoàng Siricius cũng lên án một lạc giáo đã tấn công tính chân thực và sự cần thiết về sự đồng trinh trọn vẹn của Đức Maria. Ngài được chôn cất trong hầm mộ của Priscilla
Thánh Giáo Hoàng Innocent I
Triều Giáo Hoàng: Năm 401 đến năm 417
Ngày kính nhớ: 28 tháng 7
Thánh Giáo Hoàng Innocent đã khẳng định rằng tất cả các giáo phận nên quy mọi vấn đề chính cho Đức Giám Mục Rôma, vì Giáo Hoàng là vị Mục Tử Tối Cao của Giáo Hội hoàn vũ. Một diễn đạt chung được đề ra trong thời kỳ đó là: Roma locuta est, causa finita est (Roma đã quyết thì không thay đổi).
Thánh Giáo Hoàng Innocent được chôn bên cạnh cha của mình là Đức Giáo hoàng Anastasius I, người đã ban hành luật độc thân trước khi chấm dứt triều đại của mình.
Thánh Giáo Hoàng Boniface I
Triều Giáo Hoàng: Năm 418 đến năm 422
Ngày kính nhớ: 4 tháng 9
Thánh Giáo Hoàng Boniface đã giành được nhiều sự công nhận vì ngài nỗ lực tăng cường chức vụ giáo hoàng. Ngài được bầu làm giáo hoàng khi đã lớn tuổi. Một số người bất đồng của ngài đã chiếm cung điện Lateran và chọn một giáo hoàng giả là Eulalius. Hoàng đế Honorius khởi đầu đã cố gắng giải quyết tình hình này, và trong một thời gian, ông yêu cầu cả hai giáo hoàng phải ngừng việc quản trị của mình. Thánh Giáo Hoàng Boniface tuân thủ còn Eulalius thì không. Hoàng đế và những người trong chính phủ đã tức giận vì sự bất tuân của Eulalius và đồng thời công nhận Boniface I là vị giáo hoàng đích thực.
Boniface I cũng đã chiến đấu chống lạc giáo và cùng với Thánh Augustinô của Bắc Phi, trở thành người ủng hộ chính thống giáo. Ngài được chôn cất trong nghĩa trang của Maximus ở Via Salaria, Roma.
Thánh Giáo Hoàng Celestine I
Triều Giáo Hoàng: Năm 422 đến năm 432
Ngày kính nhớ: 6 tháng 4
Vào thời Giáo Hoàng Celestine trị vì, có rất nhiều cuộc tranh cãi đã xảy ra trong Giáo hội, đặc biệt là ở Bắc Phi. Hai lạc giáo là Pelagianism và Nestorianism đã hủy hoại thần học chính thống. Pelagius phủ nhận sự cần thiết của ân sủng và cho rằng tự con người có thể làm việc để đạt được thiên đàng; Nestorius đã chối bỏ thần tính của Chúa Kitô và tước hiệu Mẹ Thiên Chúa.
Cùng với Thánh Augustinô, Giám mục Hippo ở Bắc Phi, Thánh Giáo Hoàng Celestine đã giải quyết những vấn đề lạc giáo bằng cách triệu tập một Công đồng ở Rôma, đặt nền móng cho Công đồng Đại kết Ê-phê-sô, một công đồng phải đối mặt với những lạc giáo về nền tảng của quyền bính. Tại Công đồng ở Rôma, Celestine khẳng định quyền tối cao của thánh Phê-rô và những vị kế nhiệm ngài trong Giáo hội và trong các vấn đề đức tin và luân lý. Ngài được chôn trong hầm mộ của Priscilla.
Thánh Giáo Hoàng Sixtus III
Triều Giáo Hoàng: Năm 432 đến năm 440
Ngày kính nhớ: 28 tháng 3
Thánh Giáo Hoàng Sixtus tiếp tục lên án các lạc giáo của nhóm Pelagianism và Nestorianism trong suốt thời kỳ giáo hoàng của mình, mặc dù tinh thần mục vụ và sự kiên nhẫn của ngài khiến một số người kết luận sai lầm rằng ngài có sự đồng cảm với hai nhóm lạc giáo này. Trong thực tế, ngài là một vị giáo hoàng hiền lành, nhẹ nhàng hơn những người tiền nhiệm.
Ngài đã mở rộng Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả trên đồi Esquiline ở Roma, dâng kính cho Thánh Phêrô ở Chains, và xây dựng một giếng rửa tội rất đẹp tại Vương Cung Thánh Đường thánh Gio-an thành Lateran.
Thánh Giáo Hoàng Leo I
Triều Giáo Hoàng: Năm 440 đến năm 461
Ngày kính nhớ: 11 tháng 4
Thánh Giáo Hoàng Leo là một thầy phó tế dưới thời các giáo hoàng Celestine I và Sixtus III. Cùng với Đức Giáo hoàng Gregory và Nicholas, ngài là một trong ba vị giáo hoàng duy nhất được phong danh hiệu “Vĩ Đại.”
Là một học giả uyên bác, thông thái và thành công, Thánh Giáo Hoàng Leo cũng phải giải quyết những vấn đề lạc giáo. Chín mươi sáu bài giảng và 143 bức thư của ngài vẫn còn cho tới ngày nay liên quan đến những sai lầm thần học chính yếu trong thời đại ngài.
Mặc dù không thể tham dự Công đồng Chalcedon (451), nhưng ngài đã viết một lá thư được gọi là “Tome của Thánh Giáo Hoàng Leo” rất rõ ràng và được mọi người đón nhận cách nồng nhiệt tới độ các hội nghị viên của công đồng đã nói, “Thiên Chúa đã nói với chúng ta qua Phê-rô và qua người kế nhiệm của ngài là Leo.”
Thánh Giáo Hoàng Leo được chôn cất tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Thánh Giáo Hoàng Hilarius
Triều Giáo Hoàng: Năm 461 đến năm 468
Ngày kính nhớ: 28 tháng 2
Thánh Giáo Hoàng Hilarius suýt chết tại “Công đồng Robber” ở Ê-phê-sô (năm 449). Khi được bầu làm giáo hoàng, ngài đã tỏ lòng biết ơn bằng cách xây dựng một nhà nguyện Thánh Gioan Tông Đồ trong giếng rửa tội của Vương Cung Thánh Đường Thánh Gio-an Laterano . Một dấu hiệu đáng ghi nhận trong triều đại của ngài đó là ngài tập trung quyền lực của giáo hoàng ở Pháp và Tây Ban Nha. Ngài được chôn cất tại nhà nguyện thánh Lorenzo Fuori le Mura
Thánh Giáo Hoàng Gelasius I
Triều Giáo Hoàng: Năm 492 đến năm 496
Ngày kính nhớ: 21 tháng 11
Thánh Giáo Hoàng Gelasius là vị giáo hoàng đầu tiên sử dụng danh hiệu “Vị Đại diện của Chúa Ki-tô”. Ngài chia tặng phẩm và của dâng cúng cho Giáo hội làm bốn phần: một phần dành cho người nghèo, một phần dành để bảo trì các giáo xứ địa phương, một phần cho giám mục, và một phần cho các giáo sĩ.
Gelasius là một người có học và đã để lại một kho tàng lớn các bài viết, từ các bài viết về thần học và các luận thuyết đến việc bổ sung vào Sách Lễ Rôma. Ngài được chôn cất tại nhà thờ Thánh Phêrô.
Thánh Giáo Hoàng Gio-an Đệ Nhất
Triều Giáo Hoàng: Năm 523 đến năm 526
Ngày kính nhớ: 27 tháng 5
Theodoric, vua nước Ý, đã dùng Đức Giáo hoàng Gio-an như một cỗ quan tài để giảm nhẹ cuộc bách hại và cuộc lưu đày của những người lạc giáo Arian. Hoàng đế Justin I, một nhà vô địch của Chính Thống Giáo, đã tìm ra gốc rễ của Arianism, nhưng Theodoric, một người ủng hộ Arian, muốn Gio-an can thiệp. Một điều mà Đức giáo hoàng không đồng ý là sự nhượng bộ cho những người lạc giáo Arian đã hoán cải lại trở về đường xưa lối cũ.
Vì sự nhượng bộ đó, mà Đức giáo hoàng đã tới Constantinople để nung nấu lòng nhiệt thành của hoàng đế. Đây là chuyến đi đầu tiên mà bất kỳ vị giáo hoàng nào khi bắt đầu triều giáo hoàng của mình đều phải đến thủ đô của Byzantium. Kết quả vừa vui vừa buồn – một mặt, chuyến đi thành công vì hoàng đế đã tiếp đón Đức giáo hoàng rất niềm nở và nhiệt thành; Mặt khác, khi Đức giáo hoàng Gio-an trở về Ý, ngài bị nhà vua điên cuồng bỏ tù. Ngài đã chết trong tù năm 526.
Thánh Giáo Hoàng Felix III (IV)
Triều Giáo Hoàng: Năm 526 đến năm 530
Ngày kính nhớ: 22 tháng 9
Thánh Giáo Hoàng Felix cũng phản đối diện với những chuyện lạc giáo, đặc biệt ở Pháp, nơi mà nhiều người đang theo những giáo huấn phủ nhận hoạt động của ân sủng và ý chí tự do. Đức Giáo hoàng tái khẳng định lời dạy của Thánh Augustinô, người đã giải quyết vấn đề này ở Bắc Phi cách đây một thế kỷ.
Thánh Giáo Hoàng Felix là một người quản gia tốt của Giáo hội: Ngài đã làm tăng quỹ và tài sản của Giáo hội lên rất nhiều, chuyển các ngôi đền ngoại giáo thành các nhà thờ công giáo (bao gồm các đền thờ ngoại giáo tại Diễn đàn La Mã, hai trong số đó đã chuyển thành Vương cung thánh đường công giáo là SS. Cosmas và Damian), chủ trì nhiều thánh lễ truyền chức linh mục, và thực hiện nhiều việc bác ái. Được biết đến như một người giản dị, khiêm tốn và bác ái, ngài cũng là người bảo vệ đức tin vững mạnh.
Thánh Giáo Hoàng Felix đã công bố rằng các giáo sĩ thuộc thẩm quyền Giáo hội, chứ không phải dân sự, và vì vậy chỉ có Tòa án Giáo hội mới có thể xét xử các ngài và áp đặt hình phạt.
Thánh Giáo Hoàng Agapetus I
Triều Giáo Hoàng: Năm 535 đến năm 536
Ngày kính nhớ: 22 tháng 4
Thánh Giáo Hoàng Agapetus là một tổng giám mục và ngài được chọn làm giáo hoàng khi đã lớn tuổi. Ngài là một người có văn hoá và học giỏi, ngài quản lý một thư viện rộng lớn và mong muốn thành lập một trường đại học ở Rôma với những bộ sách ngài sưu tập.
Mặc dù không thành công, nhưng Đức giáo hoàng đã đi từ Rôma đến Constantinople để gặp Hoàng đế Justinian để nỗ lực ngăn cản ông khỏi xâm nhập nước Ý. Ngài qua đời ở Constantinople.
Thánh Giáo Hoàng Gregory I
Triều Giáo Hoàng: Năm 590 đến năm 604
Ngày kính nhớ: 3 tháng 9
Thánh Giáo Hoàng Gregory được sinh ra trong một dòng dõi thánh thiện. Ngài là cháu nội của Đức Giáo Hoàng Felix III và là con của Gordianus, một nhà quý tộc giàu có, và Silvia, là một vị thánh. Gregory bắt đầu đời sống đạo đức của mình như một đan sĩ và đã biến ngôi nhà mình ở Rome thành một đan viện. Đời sống đạo đức và kỷ luật đời tu của ngài đã đánh dấu cuộc sống thiêng liêng của vị Giáo hoàng.
Khi ngài đảm nhiệm chức vụ giáo hoàng, thì Roma đã rơi vào tình trạng hỗn loạn do chiến tranh, xâm lăng, động đất, hoả hoạn, và bị bỏ rơi bởi đế quốc. Roma đã bị giảm sút liên tục khi quyền lực chuyển sang Constantinople. Đức giáo hoàng Gregory đã phục vụ để trợ giúp những nhu cầu vật chất cho những người mà ngài hướng dẫn thiêng liêng trong Thành Phố Vĩnh Cửu.
Thánh Giáo Hoàng tái tổ chức tất cả các di sản cho Tòa Thánh tại các điền trang khắp nước Ý; thiết lập Sách Lễ Gregory, một sự tổng hợp những thay đổi trong phụng vụ truyền thống; và thiết lập nhạc thánh ca theo phong cách Gregorian. Ngài đã ủng hộ rất nhiều cho hoạt động truyền giáo tại Anh Quốc và ngài đã gửi Thánh Augustinô thành Canterbury và 49 nhà truyền giáo khác tới đó. Ngài được chôn cất tại nhà thờ Thánh Phêrô.
Thánh Giáo Hoàng Boniface IV
Triều Giáo Hoàng: Năm 608 đến năm 615
Ngày kính nhớ: 8 tháng 5
Các sử gia tin rằng Đức Giáo Hoàng Boniface đã làm việc chặt chẽ với Đức Giáo hoàng Gregory I, một nhà cải cách lớn và là một nhà vô địch của tu viện ở phương Tây. Thánh Giáo Hoàng Gregory I là thành viên của Dòng Biển Đức.
Ngài đã bổ nhiệm vị Giám mục đầu tiên ở Luân Đôn và triệu tập một hội nghị về tu viện và sự cải cách mà giám mục đã đưa về nước Anh. Vị giáo hoàng thánh thiện này được chôn tại thánh đường của Thánh Phêrô, và các thánh tích của ngài sau này đã được chuyển vào bên trong nhà thờ.
Thánh Giáo Hoàng Martin I
Triều Giáo Hoàng: Năm 649 đến năm 655
Ngày kính nhớ: 12 tháng 11
Thánh Giáo Hoàng Martin là sứ thần (sứ thần tòa thánh) tới Constantinople cho Đức Giáo hoàng Theodore I trước khi kế nhiệm ngài trong chức vụ giáo hoàng.
Trong suốt triều đại của mình, Martin phải đối phó với lạc thuyết về chủ nghĩa Đơn ý luận (Monothelitism)- đã phủ nhận Đức Kitô có hai bản tính đó là thiên tính và nhân tính. Trong khi làm như vậy, ngài gặp phải xung đột với Hoàng đế Constans II, người ủng hộ các nhà Monothelist và đã thinh lặng trước bất kỳ chống đối nào. Martin triệu tập công đồng tại Lateran, nơi trú ngụ chính thức của Đức giáo hoàng, chính nơi đây ngài đã kết án Thuyết Một Bản Tính (Monothelitism) và bổ nhiệm một vị đại diện ở phương Đông để thực hiện các mệnh lệnh của ngài, điều đó làm phẫn nộ hoàng đế.
Để trừng phạt, hoàng đế đã gởi một vị đặc nhiệm đặc biệt đến bắt giữ Giáo Hoàng vì tội phản bội, nhưng vị đặc nhiệm đó đã được hoán cải khi ông chứng kiến sự nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng và tính hợp lý của giáo lý. Hoàng đế đã phải gửi một người đại diện khác để bắt Martin và đưa ngài tới Constantinople. Cuộc hành trình đến đế quốc Byzantine rất khó khăn và gian khổ cho Martin khi sức khỏe của ngài đã yếu dần. Ngài bị kết án trong một phiên tòa và bị kết án tử hình, nhưng sau đó án của ngài được thay thế bằng hình phạt.
Không phải sự sỉ nhục hoặc những điều kiện sức khoẻ tồi tệ đã làm cho Đức Giáo hoàng Martin I đau khổ, nhưng là chính người Rôma đã quên ngài. Họ không bênh đỡ hoặc cứu thoát ngài, mà còn bầu chọn một vị giáo hoàng giả khác.
Thánh Giáo Hoàng Martin đã chết vì lưu đầy năm 655. Năm 680, tổng hội nghị thứ sáu đã phê chuẩn các giáo huấn của ngài, và Martin được tôn kính như vị giáo hoàng tử đạo cuối cùng. Ngài được chôn cất tại nhà thờ thánh Martin di Monti.
Thánh Giáo Hoàng Vitalian
Triều Giáo Hoàng: Năm 657 đến năm 672
Ngày kính nhớ: 27 tháng 1
Giống như những người tiền nhiệm của mình, Thánh Giáo Hoàng Vitalian phải đối đầu với chủ nghĩa Monothelism, sự chối bỏ hai ý muốn của Chúa Ki-tô. Cả hoàng đế và giáo phụ Constantinople đều ủng hộ cho sự từ chối này.
Đức giáo hoàng đã khẳng định vị trí của Roma, tuy nhiên ngài để cho cuộc tranh cãi lặng lẽ trong một thời gian. Hoàng đế đã trao tặng quà cho ngài, và giáo phụ đã ghi tên của ngài trong bức tranh xếp Constantinople. Khi hoàng đế viếng thăm Rome, Đức giáo hoàng Vitalian đã tiếp đón ngài một cách nồng nhiệt, và trong một quyết định ngoại giao khác, thì Hoàng đế đã đối xử tồi tệ với vị tiền nhiệm của ngài là thánh Giáo Hoàng Martin I.
Khi hoàng đế bị sát hại ở Sicily, Đức Giáo Hoàng Vitalian ủng hộ con trai của hoàng đế, người kế vị cai quản đế quốc. Con trai của hoàng đế đã không quan tâm tới giáo lý, tạo cơ hội cho Vitalian dạy những lời mạnh mẽ chống lại Monothelitism. Tổ phụ Constantinople không đồng tình với Đức Giáo hoàng Vitalian nên cố gắng loại bỏ tên của ngài ra khỏi bức tranh bộ đôi. Nhưng vị hoàng đế mới, nhớ đến sự ủng hộ của Đức Giáo Hoàng Vitalian, nên đã không cho phép làm điều ấy.
Vitalian được chôn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Thánh Giáo Hoàng Agatho
Triều Giáo Hoàng: Năm 678 đến năm 681
Ngày kính nhớ: 10 tháng 1
Là một tu sĩ người Sicilia từ Palermo, Thánh Giáo Hoàng Agatho đã kết hôn suốt 24 năm trước khi vào tu viện. Ngài là người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ thân thiện giữa Giáo hội Công giáo và Đế Quốc Byzantine. Ngài triệu tập một hội đồng ở Rôma với sự tham dự của hơn 150 giám mục, không chỉ lên án thuyết một bản tính của lạc giáo Monothelitism, mà còn tái khẳng định vai trò của Đức giáo hoàng trong vai trò người giám hộ của đức tin đích thực.
Thánh Giáo Hoàng Sergius I
Triều Giáo Hoàng: Năm 687 đến năm 701
Ngày kính nhớ: 8 tháng 9
Thánh Giáo Hoàng Sergius, con trai của một thương gia người Syria, đã trở thành Giáo hoàng sau một cuộc tranh cãi lớn khi giáo hoàng giả Paschal cố gắng tìm cách để trở thành giáo hoàng qua con đường hối lộ. Ảnh hưởng của Constantinople và đế quốc Byzantine đã giảm trong triều giáo hoàng của Sergius. Hoàng đế đã triệu tập một hội nghị nhưng không mời Đức giáo hoàng. Tuy nhiên hoàng đế yêu cầu Giáo hoàng phải ký các điều luật phát sinh từ hội nghị. Sergius đã từ chối, nên hoàng đế đã gửi quân đội đến buộc Đức giáo hoàng phải ký. Tuy nhiên, chính đội quân này đã ủng hộ cho Đức giáo hoàng. Hoàng đế cuối cùng bị tống xuất vào Constantinople và bị đưa đi lưu đày.
Thánh Giáo Hoàng Sergius đã chú ý hơn tới giáo hội mới ở Anh và cố gắng củng cố vị trí của Kitô giáo Roma. Ngài đã rửa tội cho vua Saxons, trao tặng cho vua một áo bào – dấu ấn của tổng giám mục – và thiết lập một thành phố Canterbury và một tổng giáo phận. Tại Roma, ngài phục hồi, xây lại, và cải thiện thánh đường Thánh Phêrô, Thánh Phaolô và Thánh Susana. Ngài cũng đã thành lập bốn ngày lễ kính Đức Trinh Nữ Maria đó là: lễ Truyền Tin, lễ Mẹ Lên trời, Lễ Giáng sinh, và lễ Mẹ Dâng mình. Ngài được chôn cất tại nhà thờ Thánh Phêrô.
Thánh Giáo Hoàng Gregory II
Triều Giáo Hoàng: Năm 715 đến năm 731
Ngày kính nhớ: 11 tháng 2
Thánh Giáo Hoàng Gregory sinh ra ở Rôma. Ngài là người quản lý thư viện cho bốn đời giáo hoàng và được biết đến như là một học giả xuất sắc, nhưng có lẽ ngài được biết đến nhiều nhất qua việc bảo vệ giáo thuyết. Hoàng đế Leo muốn các biểu tượng của nhà thờ bị phá hủy, để làm cho Giáo Hội dễ tiếp cận hơn với người Do Thái và người Hồi giáo là những người cấm các biểu tượng. Khi chiếu chỉ lan tới nước Ý, Gregory ngay lập tức bác bỏ nó và tái khẳng định giáo huấn của Giáo hội Công giáo đó là chỉ có những ngẫu tượng (đồ vật hay hình ảnh thờ cúng các vị thần giả) mới bị cấm. Nghệ thuật thánh phác họa Chúa Giêsu và các thánh là điều tốt lành. Hầu hết những người mù chữ đã học biết đức tin bằng cách chiêm ngắm các biểu tượng và cửa kính màu, thường được gọi là giáo lý của người nghèo.
Gregory cũng sửa sang các bức tường thành phố và nhà thờ và mở các cơ sở để chăm sóc người già. Ngài là người ủng hộ nhiệt thành cho đời sống tu viện: Ngài đã biến gia đình mình thành một tu viện, khôi phục tu viện nổi tiếng của Monte Casino, và khuyến khích các ơn gọi đan tu.
Thánh Giáo Hoàng Zacharias
Triều Giáo Hoàng: Năm 741 đến năm 752
Ngày kính nhớ: 15 tháng 3
Thánh Giáo Hoàng Zacharias là một người Ý. Ngài biết đọc và viết bằng tiếng Hy Lạp. Đó là những kỹ năng hữu ích khi đối phó với hoàng đế Byzantine. Vào thời ngài trị vì, cuộc tranh cãi về việc sử dụng nghệ thuật thánh và biểu tượng vẫn lan tỏa ở Giáo Hội phương Đông. Thánh Giáo Hoàng Zacharias, một nhà khôn ngoan và ngoại giao giỏi đã đưa vấn đề này sang một bên để tạo mối tương quan tốt đẹp hơn với Constantinople.
Hoàng đế Constantine V cũng đưa qua một bên những khác biệt tôn giáo của mình và không bách hại giáo hoàng và phương Tây, giữ lại những hình ảnh thánh thiêng cho sự thờ phượng. Hoàng đế cần sự ủng hộ của Đức Giáo Hoàng trong việc đối phó với những người Lombard, những người muốn xâm chiếm Ravenna, thành trì cuối của Byzantine ở Ý.
Thánh Giáo Hoàng Zacharias đã viếng thăm vua Lombard trong một thái độ ôn hòa, tạo nên một cuộc ngừng bắn, và các di sản của giáo hoàng và các tù nhân chính trị được trả về Rome. Ở phía bắc, trong khu vực của Đế Quốc La Mã, Đức Giáo Hoàng có mối quan hệ tuyệt vời với hoàng đế và ủng hộ Boniface trong triều đại của ngài.
Thánh Giáo Hoàng Phaolô I
Triều Giáo Hoàng: Năm 757 đến năm 767
Ngày kính nhớ: 28 tháng 6
Thánh Giáo Hoàng Phao-lô là anh của Đức Giáo Hoàng Stephen III và đã trở thành người kế nhiệm vào năm 757. Trong thời gian trị vì của mình, Phao-lô I đã gặp nhiều thách đố về ngoại giao, lòng dũng cảm, và đôi khi lòng khoan dung, và trong việc đồng ý với hoàng đế La mã về lễ nhận chức. Vua Pepin và Đức Giáo hoàng chia sẻ một mối tương quan thuận lợi, trong đó sự công nhận của các bang mới được hình thành thuộc Giáo hoàng được củng cố vững chắc. Thật không may, các mối quan hệ của ngài với nhà vua Lombard và hoàng đế Constantinople đã bị rắc rối do cuộc tranh cãi về hình ảnh thánh trong các nhà thờ và việc sử dụng chúng trong việc thờ phượng. Phao-lô I đã chết tại nhà thờ thánh Phao-lô Ngoại Thành.
Thánh Giáo Hoàng Leo III
Triều Giáo Hoàng: Năm 795 đến năm 816
Ngày kính nhớ: 12 tháng 6
Triều đại của Thánh Giáo Hoàng Leo là một trong những mưu đồ và vu khống, như một nhóm nhỏ đã thất bại trong cuộc bầu cử của ngài và tìm cách lật đổ nó. Trước tiên, họ đã bắt cóc và đánh Đức giáo hoàng đến gần chết. Khi ngài hồi phục, nhóm này đã đưa ra những lời buộc tội để vu khống ngài – nghiêm trọng đến mức Charlemagne, vua nước Pháp, phải đến Roma để bảo vệ ngài. Đức giáo hoàng đã được rửa sạch và vào ngày Giáng sinh, Đức Giáo Hoàng Leo III đã ban thưởng vua Charlemagne danh hiệu vị hoàng đế yêu chuộng hòa bình của người La Mã, khởi đầu Đế quốc La Mã ở phương Tây.
Thánh Giáo Hoàng Paschal I
Triều Giáo Hoàng: Năm 817 đến năm 824
Ngày kính nhớ: 12 tháng 2
Triều đại Giáo hoàng của Paschal bị cản trở bởi âm mưu, lời vu khống, và sự không tuân phục. Ngài được bầu chọn và hiến thánh ngay lập tức, không chờ đợi sự đồng ý của hoàng đế La Mã. Hoàng đế là một người bạn tốt của Paschal tới độ ông đã ban hành một loạt luật bảo vệ quyền của Đức giáo hoàng, thành phớ trực thuộc Giáo hoàng, và bầu chọn các vị giáo hoàng tương lai. Con trai của hoàng đế đã viếng thăm Roma sau khi được đồng cai trị đế quốc và được Đức giáo hoàng tôn lên làm hoàng đế. Từ đó trở đi, các vị hoàng đế La Mã đã đến Roma để Đức Giáo hoàng làm lễ đăng quang.
Lời vu khống đã dội vào Đức giáo hoàng khi gia đình của ngài tham gia vào vở kịch tội lỗi và Đức giáo hoàng bị buộc tội tham gia vào vở kịch đó. Ngài đã khẳng định trước các giám mục để chứng minh sự vô tội của mình. Tuy nhiên, khi ngài qua đời, những lời dối trá cũ lại nổi lên, và người Roma cấm không cho ngài được chôn cất ở nhà thờ Thánh Phêrô. Ngài được chôn tại một trong những nhà thờ do ngài xây cất, đó là nhà thờ Thánh Praxedis.
Thánh Giáo Hoàng Leo IV
Triều Giáo Hoàng: Năm 847 đến năm 855
Ngày kính nhớ: 17 tháng 7
Mối đe dọa lớn nhất trong triều đại của Leo đến từ Hồi giáo, được gọi là Saracens, người tấn công và phá hoại các thành phố thuộc vùng trên và dưới bờ biển của Ý. Đức Giáo Hoàng Leo IV xây dựng lại các bức tường của Rôma và thêm các bức tường mới xung quanh Vatican. Ngài đã trợ giúp để trùng tu lại nhiều nhà thờ bị phá hủy và chăm sóc những người di dời do cuộc xâm lăng của Saracen. Trong nội bộ, ngài đã làm việc để cải thiện tình trạng đạo đức của hàng giáo sĩ bằng cách bổ sung nhiều khoản giáo luật cho Giáo hội, cải cách giáo dục và kỷ luật.
Thánh Giáo Hoàng Nicholas I
Triều Giáo Hoàng: Năm 858 đến năm 867
Ngày kính nhớ: 13 tháng 11
Khi Nicholas đảm nhiệm chức vụ giáo hoàng, Giáo hội đã phải đối mặt với nhiều thách đố, nhất là sự sụp đổ của Charlemagne và sự chia rẽ của Đế Quốc La Mã. Không còn quyền lực chính trị trung tâm tồn tại – các giám mục được bổ nhiệm và bị truất phế theo ý muốn của tầng lớp quý tộc địa phương.
Thánh Giáo Hoàng Nicholas là một nhà vô địch của bí tích hôn nhân, Ngài đưa ra nhiều quyết định liên quan đến đám cưới của hoàng gia khi nó có nhiều vấn nạn. Ngài cũng ủng hộ quyền tự do kết hôn với quyền bác bỏ của các vị vua và cha chú.
Ngài đảm bảo rằng thực phẩm đã được chuẩn bị và trao cho người nghèo tàn tật mỗi ngày. Ngài dành một khoản tiền đáng kể cho việc chăm sóc và công ăn việc llàm của họ để họ có thể chấm dứt những đau khổ của mình. Tất cả những phẩm chất này đã làm cho Thánh Giáo Hoàng Nicholas trở thành một trong những vị giáo hoàng vĩ đại nhất trong thời đại của ngài và là nhà lãnh đạo thực sự về mặt tinh thần lẫn vật chất của Giáo hội – Giáo hội đã nhận ra những điều ngài làm và tặng ban cho ngài danh hiệu “Nicholas cả, một trong ba vị giáo hoàng duy nhất có được danh hiệu này.
Thánh Giáo Hoàng Gregory VII
Triều Giáo Hoàng: Năm 1073 đến năm 1085
Ngày kính nhớ: 25 tháng 5
Thánh Giáo Hoàng Gregory VII là một trong những vị Giáo hoàng quyền uy nhất trong lịch sử. Người ta nhớ đến ngài vì ngài đã mạnh mẽ bảo vệ nền độc lập và quyền tự trị của Giáo hội khỏi thẩm quyền thế tục của các vị vua và hoàng đế La Mã.
Giai đoạn này là thời gian thử thách thực sự cho Giáo Hội. Trong số các nhà cai trị thế tục – như William Conqueror của Anh, Philip I của Pháp, thì Henry IV của Đức là người phiền hà nhất. Gregory đã phạt vạ tuyệt thông ông hai lần vì sự ngoại tình của ông. Henry IV được cho là đã ủng hộ một ngụy giáo hoàng, hoặc một Giáo Hoàng đối nghịch bất hợp pháp.
Những vấn đề bên trong Giáo hội không tốt hơn nhiều. Thánh Giáo Hoàng Gregory VII đã phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề, bao gồm sự lỏng lẻo trong hàng giáo sỹ và sự suy giảm đạo đức. Ngài đã yêu cầu các tổng giám mục khắp đế quốc đến Rome để nhận dây Pallium như một dấu chỉ của chức vụ, áo bào của họ, trong nỗ lực củng cố quyền của Tòa Thánh. Ngài qua đời tại tu viện ở Monte Casino.
Thánh Giáo Hoàng Celestine V
Triều Giáo Hoàng: Năm 1294
Ngày kính nhớ: 19 tháng 5
Sinh ra ở Pietro di Murrone, Celestine là một ẩn sĩ, thuộc vùng Abruzzi của Ý. Ngài không được đào tạo tốt trong lãnh vựa thần học, tiếng Latinh, hoặc ngoại giao. Vì thế ngài không thể được bầu chọn làm người kế vị Thánh Phêrô. Thực tế, ngài được làm Giáo hoàng là do tình trạng khủng khiếp của Giáo hội vào thế kỷ 13. Ngai tòa Phêrô bị trống ngôi hơn hai năm khi Pietro di Morone kêu gọi các hồng y để những khác biệt của họ sang một bên và bầu chọn một vị giáo hoàng.
Năm tháng triều giáo hoàng của ngài đã chứng tỏ sự khó khăn cho một cụ già Celestine 85 tuổi. Vua của Two Sicily là Charles II đã chớp cơ hội và làm cho Celestine nghèo khổ trở thành một con rối theo ý muốn của ông. Để bảo đảm cho cuộc bầu cử tiếp theo của Đức giáo hoàng, vua Charles đã bắt Đức Giáo hoàng phải Celestine tấn phong 13 hồng y, nhiều người trong họ là người Pháp.
Bị đánh gục bởi những mưu đồ này, Đức Giáo Hoàng Celestine muốn thoái vị Phê-rô, vốn chưa từng thấy trước đây. Với sự trợ giúp của Đức Hồng Y Gaetani, người kế vị sau này là Boniface VIII, Đức Giáo Hoàng Celestine đã bỏ các bộ áo giáo hoàng của mình qua một bên, đã cầu xin sự tha thứ của các hồng y, và trở lại cuộc sống như một ẩn sĩ.
Boniface VIII đã lo lắng rằng Celestine có thể bị bắt cóc và sử dụng để tạo ra một sự phân ly, nên đã giữ Celestine như một tù nhân hiền lành cho đến khi ngài qua đời. Boniface đã phong thánh cho ngài năm 1313.
Thánh Giáo Hoàng Piô V
Triều Giáo Hoàng: Năm 1566 đến năm 1572
Ngày kính nhớ: 30 tháng 4
Michele Ghisleri đã trở thành Đức Giáo Hoàng Piô khi được bầu chọn. Ngài là một nhà cải cách vĩ đại. Ngài đã chấp nhận “đôi giày của ngư dân” vào thời điểm mà Giáo hội đang chịu sự nổi dậy của phái Tin lành ở hầu hết Bắc Âu. Công đồng Trento đã được triệu tập trước khi ngài làm Giáo hoàng, và được ngài thực hiện nhiều cuộc cải cách do công đồng đề ra. Ngài đã ban hành Sách Lễ Roma mới cho Thánh Lễ; Kinh Nhật Tụng Rôma – một sách kinh nguyện dành cho các linh mục; sách giáo lý – nền tảng cho việc dạy giáo lý khác dành cho trẻ em và người lớn; và bản dịch Kinh Thánh theo ngôn ngữ địa phương. Ngoài ra, ngài đã thi hành cải cách cho các giám mục và linh mục, yêu cầu họ sống trong giáo phận và giáo xứ mà họ được chỉ định; và ngài đã đấu tranh chống lại việc mua bán thánh chức (mua và bán các chức sắc trong Giáo hội) và gia đình trị vì. Những hoạt động này mở ra kỷ nguyên chống lại các cuộc cải cách. Nhiều cộng đoàn tu trì được hình thành, giúp tạo ra các đội quân cải cách và đưa về những linh hồn đã sa lạc cho Công giáo.
Tuy nhiên, với tư cách là một chính trị gia, Đức Piô V đã nhận được nhiều bài phê bình khác nhau. Khi các vua chúa, như Nữ hoàng Elizabeth I, rời khỏi Giáo hội và đi theo một tôn giáo mới, Đức giáo hoàng Piô đã phạt vạ tuyệt thông. Nhưng chính các vương quốc hầu như không bị ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, đối với những người Công Giáo còn ở Anh quốc đã phải chịu hậu quả của cuộc bách hại này. Những người còn giữ được niềm tin đã bị bách hại; nhiều người đã bị kết án tử hình vì “tội phản quốc”.
Tuy nhiên, khi đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ và Đế chế Ottoman Hồi giáo, thì Đức giáo hoàng đã thành công hơn. Phương Tây đã thống nhất trong trận chiến Lepanto nổi tiếng, trong đó Kitô giáo đã chiến thắng. Đức Piô V đã nhìn thấy chiến thắng vào ngày 7 tháng 10 năm 1571, như một món quà mà Thiên Chúa ban tặng qua sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria. Ngài công bố một ngày lễ kính Mẹ là ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi Rất Thánh. Ban đầu, ngày kính của Đức Piô V vào ngày 5 tháng 5. Trong lịch mới của Roma năm 1969, nó được chuyển vào ngày 30 tháng 4.
Thánh Giáo Hoàng Piô X
Triều Giáo Hoàng: Năm 1903 đến năm 1914
Ngày kính nhớ: 21 tháng 8
Giuseppe Melchiorre Sarto là một nhà cải cách lớn khác của Giáo hội. Ngài cũng lấy tên là Piô khi bắt đầu triều giáo hoàng.
Ngài đã tổ chức nhiều cuộc cải cách để giải quyết những vấn đề lạc thuyết của chủ nghĩa hiện đại. Trong thông điệp “Lamentabili” (Cuộc Thảm Hại) năm 1907, ngài lên án 65 đề xuất hiện đại. Ngài đã tìm cách để canh tân việc nghiên cứu Kinh Thánh và nhạc phụng vụ, cải cách Sách Lễ Rôma, và canh tân Bộ Giáo Luật – bộ luật pháp chi phối toàn bộ những thực hành của Giáo hội. Ngài đã đổi mới và sửa đổi nếp sống và việc huấn luyện chủng sinh, khuyến khích trẻ em được rước lễ vào đúng tuổi biết nhận thức và bảo vệ sự hiệp thông hàng ngày cho tất cả mọi người.
Thánh Piô X đã lên án hàng giáo sĩ triều tại Pháp vì đã vi phạm về vấn đề tài sản. Ngài bảo vệ quyền của những người bị áp bức ở Peru, Ailen, Ba Lan và Bồ Đào Nha. Ngài đã phái nhiều nhà truyền giáo đến Hoa Kỳ để giúp đỡ các cộng đoàn nhập cư mới thành lập. Một số người nhận được phép lạ từ Thiên Chúa qua cách thức cầu nguyện này, qua lòng sùng kính và qua lòng từ tâm của Đức giáo hoàng khi ngài còn sống.
Đức Giáo Hoàng Piô XII đã phong thánh cho ngài năm 1954.
Các vị Giáo Hoàng thánh thiện khác trong thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo.
Thông tin chi tiết về nhiều vị Giáo hoàng đã phục vụ trong thời đầu của Giáo hội Công giáo đã bị thất lạc theo thời gian, nhưng họ vẫn được coi là thánh. Sau đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về các vị Giáo hoàng thánh thiện mà chúng ta biết.
Thánh Giáo Hoàng Cleto (AD 76-AD 88): Sinh ra là người Roma, Cletô cũng được biết đến bằng tên gọi Hy Lạp, Anacletus. Ngài được nhắc tới trong Sách lễ Rôma. Ngày lễ nhớ của ngài là 26 tháng 4.
Thánh Giáo Hoàng Evaristô (AD 97- AD 105): Evaristô, gốc Hy Lạp, là giáo hoàng thứ năm. Ngài được chôn cất bên cạnh Thánh Phêrô trong nghĩa trang Kitô giáo ở Đồi Vatican, nơi xây dựng nhà nguyện trong thế kỷ 16. Ngày lễ nhớ của ngài là 26 tháng 10.
Thánh Giáo Hoàng Sixto I (AD 115 – AD 125): Thánh Sixtus trị vì mười năm trước khi chết tử vì đạo. Ngài được chôn cất gần khu nghĩa trang đầu tiên ở Đồi Vatican. Ngày lễ nhớ của ngài là 3 tháng 4.
Thánh Giáo Hoàng Piô I (AD 140-AD 155): Thánh Piô đã đấu tranh với lạc giáo đã đe dọa đức tin. Giáo huấn và giảng dậy của Đức Piô I đã đưa nhiều người trở lại đạo, trong đó có Thánh Justin Martyr. Ngày lễ nhớ của ngài vào ngày 11 tháng 7.
Thánh Giáo Hoàng Aniceto (AD155 – AD166): Thánh Aniceto đã viếng thăm một số nhà thần học nổi tiếng, như St. Polycarp của Smyrna và Thánh Justin Martyr. Ngài cũng giống như một vị tử đạo, mặc dù chúng ta không biết nhưng thông tin chính thức. Ngày lễ nhớ của ngài vào ngày 16 tháng 4.
Thánh Giáo Hoàng Soter (AD166 – ĐC175): Thánh Soter đã giới thiệu lễ trọng Phục Sinh như một lễ kỷ niệm hàng năm. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào được đưa ra, nhưng ngài vẫn được coi là một vị tử đạo và được nhớ đến vào ngày 22 tháng 4, cùng với một vị giáo hoàng khác, Thánh Caius.
Thánh Giáo Hoàng Eleutheriô (AD 175-AD 189): Thánh Eleutheriô là một phó tế ở Rôma trước khi trở thành một linh mục và sau đó là một giám mục. Ngài được nhớ đến vì ngài công bố rằng bất cứ thứ gì phù hợp cho đồ dùng của con người thì người Kitô hữu có thể ăn. Ngày lễ nhớ của ngài vào 26 tháng 5.
Thánh Giáo Hoàng Victor (AD 189-AD 199): Thánh Victor xác tín mạnh mẽ rằng Giáo hội nên thống nhất một ngày lễ trọng Phục Sinh và ngài đã phạt vạ tuyệt thông các giáo hội bên Đông phương vì đã sắp xếp theo lịch riêng của họ. Ngày lễ nhớ của ngài vào ngày 28 tháng 7.
Thánh Giáo Hoàng Urban I (AD 222-AD 230): Thánh Urban trị vì dưới sự cai trị của Hoàng đế Alexander Severus. Chúng ta không biết nhiều về ngài, ngoài việc ngài là một nhà lãnh đạo từ tâm và tốt lành. Ngài được chôn cất trong nhà nguyện của giáo hoàng ở hầm mộ thánh Callixtus. Ngày lễ nhớ của ngài vào ngày 25 tháng 5.
Thánh Giáo Hoàng Anterô (AD 235-AD 236): Thánh Anterô là người Hy Lạp, chịu trách nhiệm về việc thiết lập Các chứng từ của các vị tử đạo, một bộ sưu tập về tiểu sử của các vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội Ki-tô giáo. Cuốn sách đó cũng ghi lại về thời gian, nơi chốn và cách thức mà các ngài đã chết. Ngài làm giáo hoàng chỉ trong 43 ngày trước khi bị tử đạo do lệnh của Hoàng đế Maximinus Thrax. Ngài được chôn cất trong căn phòng của giáo hoàng mới được xây dựng tại Hầm mộ Thánh Callixtus. Ngày lễ nhớ của ngài vào ngày 3 tháng 1.
Thánh Giáo Hoàng Felix I (AD 268-AD 274): Thánh Felix đã ra lệnh cử hành Thánh lễ trên các ngôi mộ của các Kitô hữu tử đạo. Ngày lễ nhớ của ngài vào ngày 30 tháng 5.
Thánh Giáo Hoàng Eutychian (AD 275-AD 283): Thánh Eutychian không phải là người tử đạo nhưng được coi là một vị thánh từ thời cổ đại. Ngài cai trị trong một thời điểm rất yên bình giữa những cuộc bách hại. Ngài là vị giáo hoàng cuối cùng được chôn cất trong căn phòng của giáo hoàng tại hầm mộ của Thánh Callixtus. Ngày lễ nhớ của ngài vào ngày 7 tháng 12.
Thánh Giáo hoàng Marcellus I (AD 308-AD 309): Thánh Marcellus đã muốn hối nhân thực hiện việc đền tội tương xứng. Theo ngài, một quan điểm không phù hợp sẽ dẫn đến sự náo loạn. Vì để trấn an dân chúng nên Hoàng đế Maxentius đã lưu đày Thánh Marcellus. Ngài qua đời năm 309 và được chôn cất trong nhà thờ được đặt theo tên của ngài ở Rôma. Ngày lễ nhớ của ngài vào ngày 16 tháng 1.
Thánh Giáo hoàng Eusebius (AD 309): Thánh Eusebius đã yêu cầu hối nhân phải đền tội đáng kể. Hoàng đế Maxentius đã lưu đày ngài đến Sicily, nơi ngài đã qua đời. Thi hài của Đức Giáo hoàng Euzebius được đưa về Rome và chôn trong Hầm mộ của Thánh Callixtus. Ngày lễ nhớ của ngài được cử hành vào ngày 17 tháng 8.
Thánh Giáo Hoàng Mark (AD 336): Triều đại của Mark chỉ kéo dài tám tháng, nhưng ngài đã xây dựng được hai nhà thờ ở Rôma: một nhà thờ được mang tên tác giả sách Tin Mừng Mac-cô, hiện đang ở Palazzo di Venezia, một nhà thờ khác thì ở nghĩa trang của Thánh Balbina, đã bị phá hủy. Hai văn kiện quan trọng cũng được đưa ra trong triều đại giáo hoàng của ngài: Các kho tàng của Giám mục và các thánh tử đạo. Cả hai đều mang giá trị lịch sử cho Giáo Hội. Ngày lễ nhớ của ngài được cử hành vào ngày 7 tháng 10.
Thánh Giáo Hoàng Anastasius I (AD 399-AD 401): Anastasius đã giải quyết những tranh luận về thần học liên quan đến một giáo phụ đầu tiên của nền thần học đó là Origen. Origen có nhiều điểm thần học rất tốt nhưng cũng có những điều lẫn lộn. Anastasius đã phải làm sáng tỏ những vấn đề và lên án những phần lạc giáo. Thánh Jerome đã ca ngợi ngài về điểm này. Ngày lễ của ngài được cử hành vào ngày 19 tháng 12.
Thánh Giáo Hoàng Zosimus (AD 417-AD 418): Trong thời gian ngắn làm giáo hoàng, Zosimus phải đối diện với lạc giáo và chiến đấu chống lại các mưu đồ của hàng giám mục và sự tàn bạo xung quanh nền chính trị đế quốc. Mặc dù không phải là người khôn ngoan nhất trong lĩnh vực chính trị của Giáo hội, nhưng ngài là một người thánh thiện, tử tế và tốt lành. Ngày lễ nhớ của ngài là ngày 26 tháng 12.
Thánh Giáo Hoàng Simplicius (AD 468-AD 483): Simplicius chứng kiến Hoàng đế La Mã Tây phương, Romulus Augustus, bị đánh bại bởi những kẻ xâm lược man rợ, làm cho thành phố và đế quốc sụp đổ tàn bạo năm 476. Đức Giáo Hoàng Simplicius cũng đã phải đối phó với các lạc giáo thông thường của thời đại. Ngày lễ nhớ của Ngài là ngày 10 tháng 3.
Thánh Giáo hoàng Felix II (III) (AD 483-AD 492): Để phân biệt ngài với ngụy giáo hoàng Felix II, các nhà sử gia liệt kê ngài là Felix III. Ngài đã làm việc với hoàng đế để chống lại lạc giáo trong toàn đế quốc. Ngài được chôn tại nhà thờ thánh Phao-lô ngoại thành. Ngày lễ nhớ của Ngài là ngày 1 tháng 3.
Thánh Giáo Hoàng Symmachus (AD 498-AD 514): Symmachus là tổng giám mục của Thành Phố Vĩnh Cửu (một tên khác cho Rôma); tuy nhiên, cuộc bầu cử làm giáo hoàng của ngài đầy tranh cãi khi ngài phải đối mặt với cuộc đấu tranh chống lại giáo hoàng giả Laurence. Thánh Symmachus đã tô điểm cho nhiều nhà thờ trên khắp Rôma và giúp những người tị nạn lưu vong khỏi những kẻ độc tài lạc giáo. Ngài qua đời ngày 19 tháng 7 và được chôn cất tại nhà thờ Thánh Phêrô.
Thánh Giáo Hoàng Hormisdas (AD 514-AD 523): Chúng ta không biết nhiều về thánh Hormisdas, tuy nhiên, như Phê-rô, vị giáo hoàng đầu tiên, ngài cũng đã lập gia đình. Vợ ngài đã chết và để lại cho ngài một con trai, người mà sau này trở thành Đức Giáo hoàng Silverius. Thánh Hormisdas đã biên soạn một lời kinh tuyên xưng đức tin, Công thức Hormisdas, và cho phép những kẻ lạc giáo trở lại Giáo hội. Ngày lễ nhớ của ngài là ngày 6 tháng 8.
Thánh Giáo Hoàng Silverius (AD 536-AD 537): Silverius là trợ tế ở Rôma khi được bầu làm giáo hoàng. Ngài buộc phải thoái vị nhiệm kỳ giáo hoàng của mình vào năm 537. Ngài đã rơi vào tay nạn nhân trong âm mưu của Hoàng hậu Theodora. Bà muốn Đức giáo hoàng khôi phục các nhà lãnh đạo lạc giáo cho các giáo phận của họ. Khi thánh Silverius từ chối, hoàng hậu tức giận đã âm mưu làm cho ngài bị suy sụp. Ngài được hoàng đế, người không biết những mưu mẹo của vợ mình, phục hồi lên ngai tòa của Thánh Phêrô. Ngày lễ nhớ của Đức giáo hoàng Silverius là ngày 20 tháng 6.
Thánh Giáo Hoàng Adeodatus I (AD 615-AD 618): Sau hơn 40 năm làm linh mục, Thánh Adeodatus được bầu làm giáo hoàng ở tuổi đã lớn. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên sử dụng ấn niêm phong trong các sắc lệnh của Giáo hoàng (gọi là sắc lệnh của Giáo Hoàng ). Theo di chúc của mình, ngài đã để lại một năm tiền lương cho hàng giáo sĩ địa phương. Ngày lễ nhớ của ngài là ngày 8 tháng 11.
Thánh Giáo Hoàng Eugene I (654-AD 657): Thánh Eugene là một linh mục ở Rôma khi được chọn làm giáo hoàng. Ngài đã đấu tranh với hoàng đế về chủ nghĩa Monothelism. Không giống vị tiền nhiệm của mình là Đức giáo hoàng Martin I người công khai lên án Tổ phụ Constantinople về những quan điểm Monothelite của ông, Eugene đã chọn cách ngoại giao hơn là sự hùng biện mà không chối bỏ đức tin. Ngài đã từ chối ký một văn kiện mà Tổ phụ đã gửi cho ngài, và làm rối rắm thêm về vấn đề Chúa Kitô có mấy bản tính. Quân Hồi giáo chống đế quốc Phương Đông đang bận tâm lo lắng cho hoàng đế và tổ phụ, và Eugene đã tránh khỏi sự sỉ nhục và bị tù đày của người tiền nhiệm là Martin. Ngài qua đời năm 657 và lễ nhớ của ngài là ngày 2 tháng 6.
Thánh Giáo Hoàng Leo II (AD 682-AD 683): Thánh Leo II là một nhà giảng thuyết nổi tiếng, người yêu âm nhạc nhưng lại chăm lo cho người nghèo nhiều hơn. Hoàng đế thường can thiệp vào các chính sách của Giáo hội, và đây là điều đã xảy ra trong cuộc bầu cử của Leo. Phải mất 18 tháng trước khi hoàng đế đồng ý và Leo có thể nhậm chức Giáo Hoàng. Cuộc tranh cãi tập trung vào đại công đồng lần thứ sáu của Constantinople III (AD 680), đã lên án cả phái lạc giáo Monothelitism và Đức giáo hoàng Honorius I (cáo buộc ngài có những quan điểm lạc giáo). Thánh Leo đã xác nhận việc lên án lạc giáo và các ý kiến riêng của người tiền nhiệm (Honorius) trong khi khẳng định rằng những lý thuyết này không bao giờ được chính thức chấp thuận. Ngày lễ nhớ của ngài được cử hành vào ngày 3 tháng 7.
Thánh Giáo Hoàng Bênêđíctô II (AD 684-AD 685): Thánh Benedict là người thông thạo về nhạc thánh và Kinh thánh. Vào thời của ngài, Giáo Hội Rôma vẫn có quyền bầu chọn các giáo hoàng, nhưng họ phải chờ đợi sự chấp nhận của đế quốc trước khi họ nhậm chức. Đức giáo hoàng Bênêđíctô II đã nhượng lại cho Hoàng đế thẩm quyền phê chuẩn cho người cai trị địa phương ở nước Ý, do đó rút ngắn được thời gian giữa bầu cử và lễ đăng quang của Giáo hoàng. Ngày lễ nhớ của ngài là ngày 8 tháng 5.