- Chủ nghĩa hoài nghi Academic và Pyrrhonic là gì?
Vào thời Phục hưng và đầu thời hiện đại phục hồi những ý tưởng của Hy lạp cổ địa, trường phái hoài nghi Academic là quan điểm cho rằng không hiểu biết nào là khả dĩ, trái lại chủ nghĩa hoài nghi Pyrrhonic lại cho rằng chúng ta không đủ bằng chứng để biết liệu có bất kỳ hiểu biết nào khả dĩ hay không. Kết luận của Chủ nghĩa hoài nghi Pyrrhonic là mọi phán đoán về tất cả các câu hỏi liên quan tới hiểu biết nên được bỏ lửng.
- Chủ nghĩa hoài nghi Pyrrhonic đã đặt tên cho trường phái mình như thế nào?
Tên của trường phái này được đặt sau khi Pyrrho thành Elis (360-270 tCN) cho rằng hiểu biết là không khả dĩ.
- Những người theo phái hoài nghi Pyrrhonic lo lắng về tính bất khả của hiểu biết phải không?
Không. Những người theo phái hoài nghi Pyrrhonic đã miễn cưỡng tự đặt mình vào khía cạnh chống đối một vấn đề thay vì vun trồng ataraxia (bình tâm), một trạng thái an yên và bình lặng của tinh thần. Chủ nghĩa hoài nghi Pyrrhonic được coi như một phương dược cho căn bệnh của chủ nghĩa giáo điều nơi mà những quan điểm về các chân lý vốn không rõ ràng được bàn tới và được bảo vệ, gợi lên nỗi phiền muộn. Những nhà Pyrrhonic thế kỷ thứ Ba đã sắp xếp tiến trình này đi vào bộ hai, năm và mười phép chuyển nghĩa, mỗi loại trong đó được đề nghị cách nghi ngờ những phán đoán về các vấn đề vốn vượt xa khỏi hiện tượng.
- Các phép chuyển nghĩa Pyrrhonic là gì?
Chúng là những gì mà các nhà hoài nghi cho là những chủ đề đặc trưng của hiểu biết về những điều mà người ta bất đồng.
- Các nhà hoài nghi Pyrrhonic đã làm giảm bớt tính giáo điều như thế nào?
Ý tưởng của họ là một khi họ đã cho thấy bất kỳ tuyên bố chống đối có thể được cân nhắc nhờ những lý lẽ thuận và nghịch cũng những lập luận, không có lý nào để tin vào bên này hay bên kia. Điều này giúp làm tâm trí bình lặng và khiến chủ thuyết giáo điều trở nên bất khả.
- Chủ nghĩa hoài nghi Pyrrhonic đã ảnh hưởng tới triết học tự nhiên thời cận đại như thế nào?
Nếu không có hiểu biết chắc chắn về thế giới, thì điều này để lại sự bất định cho “hiểu biết giác quan” như hiểu biết duy nhất có giá trị về thế giới. Triết học tự nhiên hiện đại hay khoa học hiện đại dựa trên nguyên lý cho rằng hiểu biết giác quan là nền tảng của tất cả hiểu biết của chúng ta về thế giới.