Các bí tích có thể bị từ chối hay trì hoãn vì những lý do khác nhau. Điều đáng buồn nhất gọi là tuyệt thông. Đó là một hình phạt khai trừ một tín hữu ra khỏi công đoàn đức tin. Tuyệt thông có hai cách: không tuyên bố (non-declared) (một cách tự động) hay tuyên bố (declared) (một tiến trình pháp lý hay một sắc lệnh). Tuyệt thông tiền kết là phổ biến nhất. Một vạ tuyệt thông hậu kết nổi tiếng nhất xảy ra vào năm 1953 khi Vatican trừng phạt một linh mục tại Boston, cha Leonard Feeney, vì từ chối rút lại lời dạy sai lầm về nguyên tắc extra ecclesia nulla salus (ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ). Vị linh mục này đã sai lỗi trầm trọng và kiên quyết cho rằng chỉ có người Công Giáo mới có thể vào nước trời và Tin Lành không thể vào nước trời nếu không chịu hoán cải trở về với Công giáo. (về giáo huấn chính thức và chân thực về tín điều này, xem câu hỏi 256.)
Giáo luật 1983 liệt kê bảy lý do dẫn đến vạ tuyệt thông tiền kết, đó là: bội giáo, lạc giáo, ly giáo, xúc phạm Mình Thánh Chúa, hành hung Đức Thánh Cha, giải tội cho đồng phạm lỗi điều răn thứ sáu, phong chức cho giám mục khác mà không có thư uỷ nhiệm của Đức Thánh Cha, vi phạm ấn tín toà giải tội, phá thai trực tiếp. Vạ tuyệt thông cấm việc lãnh nhận các bí tích và á bí tích, và do đó không thể lãnh nhận ân sủng của bí tích.
Một người ở trong tình trạng tội trọng cũng không nên lãnh nhận Mình Thánh Chúa đến khi người ấy lãnh nhận ơn xá giải nơi bí tích Hoà Giải. Cũng thế, nếu một người ở trong tình trạng tội dai dẳng như trường hợp hôn nhân vô hiệu, người ấy có trách nhiệm hợp thức hoá hôn nhân của mình trong Giáo hội và nếu không làm thế, người ấy không được phép rước lễ. Một người phạm tội ác công khai, như một sát nhân được biết đến, mà không hoán cải hay tội của người này đã được công khai và gây gương mù cho các tín hữu, người ấy cũng bị cấm. Thường thì các thành viên của tổ chứ Mafia không được phép chôn cất trong nghĩa trang Công Giáo.
Một người cũng có thể không được phép lãnh nhận các bí tích vì một lý do khác. Ví dụ một người đã được rửa tội nhưng không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo thì không được phép rước lễ. Một người phải hiệp thông với Giáo Hội mới có thể rước lễ; nói cách khác, họ phải liên kết và hoà hợp với tất cả giáo thuyết, kỷ luật và quyền bính của Giáo Hội hay tôn giáo đang Hiệp Lễ (Communion). Hiệp lễ ám chỉ sự hiệp nhất của tâm trí và niềm tin cũng như sự hiệp nhất của Giáo hội. Từ này, tự bản chất, có nguồn gốc từ hai từ ngữ trong tiếng Latinh, “cum” (với) + “unio” (liên kết, hợp nhất). Trong tiếng Latinh, Communio nghĩa là “liên kết với” hay hiệp nhất với. Cách hiểu của Giáo Hội Công Giáo về bí tích Thánh Thể và của Tin Lành khác nhau. Về điểm này, hiện nay, chưa có một sự hiệp thông giữa Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành. Thông thường, ở các đám cưới Công Giáo, vị chủ tế mời gọi dân chúng đọc hướng dẫn về việc lãnh nhận bí tích Thánh Thể trong phần sau của nghi thức thánh lễ hay trong phần sau của tờ chương trình lễ cưới, để dạy họ về những gì liên quan đến việc lãnh nhận Bí Tích Cực Thánh này. Bí tích Hoà Giải, bí tích Thánh Thể và bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân có thể được cử hành bởi các thành viên của Giáo Hội Chính Thống Đông Phương không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, nếu họ tự ý xin và sẵn sàng. Điều tương tự cũng áp dụng cho các thành viên của các Giáo Hội có bảy bí tích thành sự như Giáo Hội Công Giáo Quốc Gia Balan ở Mỹ và Canada. Cuối cùng, một người Công Giáo không sẵn sàng từ bỏ tội lỗi, không xưng tội và làm việc đền tội thì cũng không được lãnh nhận ơn tha tội cho đến khi hối nhân này sẵn sàng thực hiện một sự thay đổi chắc chắn.
Chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên
Nguồn: Rev. John Trigilio JR., Ph.D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph.D., The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question, (Naperville, Illinois: Sourcebooks, Inc., 2007), 93-94.