Trong chương này

  • Sự kiên trì vượt thắng những khuyết điểm cá nhân
  • Giải quyết những ảnh hưởng xấu

Các thánh mà chúng ta sơ lược trong cuốn sách này không phải là những con người hoàn hảo hay hoàn toàn vô tội cho dù chúng ta mở rộng tưởng tượng đến đâu; các ngài là những con người bình thường cũng gặp cùng những cám dỗ và có những yếu đuối như bất cứ ai khác. Một số vị còn yếu đuối và thiếu sót hơn những người khác, nhưng các ngài đã vượt qua những bất lợi của mình nhờ ân sủng của Thiên Chúa.

Trong chương này, chúng ta tập trung vào một số trong những vị thánh này – những người đã phải vượt thắng những yếu đuối khác nhau để có một mối tương quan thân thiết hơn với Thiên Chúa.

Thánh Augustinô
(354-430)

  • Thánh Augustine (Kẻ ăn chơi trở thành người sống nghiêm ngặt/nhiệm nhặt)
  • Vùng Bắc Phi Châu (năm 354-430 sau Công nguyên)
  • Bổn mạng: các nhà thần học, những người trẻ táo bạo
  • Ngày Lễ mừng: ngày 28.8

Augustine là người con lớn nhất trong ba người con được sinh ra bởi một người quý tộc, ngoại đạo và vợ ông một người Kitô hữu nhiệt thành, là Monica (chúng ta sẽ thấy phần dẫn vào Thánh Monica sau đó trong chương). Augustine đã dùng tuổi trẻ của mình để sống một cuộc sống ngông cuồng và trác táng với đầy những đam mê và tội lỗi. Trong cuốn tự truyện của mình (Những lời tự thuật), Augustine đã nói về việc phạm tội với sự thích thú và vi phạm mọi điều trong Mười Điều Răn, ngoại trừ tội giết người. Để làm rõ điều đó, ngài nói, ngài đã vi phạm những tội khác thậm chí vi phạm thường xuyên hơn.

Tình trạng đó kéo dài cho đến khi ngài đến tuổi trung niên và có đứa con trai bất hợp pháp (con hoang), là Adeodatus, lúc đó Augustine mới bắt đầu nhận ra sự sai lầm trong cách sống của mình. Ngài từ bỏ văn hóa của những kẻ ăn chơi và hướng theo chiều hướng đối nghịch của Thuyết dị giáo Manichaens. Học thuyết của họ là triết học nhị nguyên chủ trương rằng thế giới thể lý, vật chất là xấu xa. Chỉ có thế giới tinh thần, phi vật chất mới quan trọng và có giá trị đối với Augustine thời điểm này, vì thế ngài đã chấp nhận một cuộc sống hiến tế và từ bỏ.

Những người theo thuyết nhị nguyên thì coi khinh việc kết hôn và con cái, vì con cái là kết quả của sự giao cấu, và bất cứ cái gì quá vật chất phải bị coi là xấu xa. Kitô giáo đã lấp đi cái hố ngăn cách giữa hai lối sống của Augustine và Đức Giám mục Ambrose (Ambrosio) thành Milan (Milano) đã thuyết phục được Augustine và con trai ngài chấp nhận đạo Công giáo. Augustine đã trở thành một linh mục và cuối cùng trở hành Giám mục của thành Hippo. Ngài cũng tổng hợp triết học của Platon với thần học Kitô giáo và là cột trụ trong việc thiết lập đời sống đan tu trong Giáo Hội Tây Phương.

  • Thánh Camillus de Lellis (Người nghiện cờ bạc thâm căn cố đế) (Compulsive Gambler)
  • Nước Ý (1550 – 1614)
  • Được phong Chân phước: 1742
  • Được Tuyên thánh: 1746
  • Bổn mạng: Các y tá, những người nghiện bạc (nurses, addicted gamblers)
  • Lễ mừng: 14 tháng 7

Camillus là con trai của một sĩ quan quân đội thành đạt và người mẹ đã chết khi Camillus còn rất nhỏ. Camillus đã theo bước chân cha mình và tham gia quân đội khi đến tuổi. Cha ông lúc nào cũng bận rộn, sẵn sàng phục vụ bất cứ khi nào có ai đó cần đến một người lính.

Camillus đã không có được một nền giáo dục lành mạnh hoặc ổn định và vì thế anh đã sống một thời thanh niên nổi loạn. Một lần nữa anh đi theo những bước chân của cha mình, với một sở thích mê cờ bạc và cá độ nặng, thường dẫn đến những cuộc ẩu đả ở các quán rượu.

Một lần kia, khi anh và cha anh đang đi bộ để gia nhập quân đội ở Venice, nơi đang nổi lên cao trào chống Thổ Nhĩ Kỳ, cả hai cha con đều ngã bệnh nặng. Bệnh của cha Camillus là một trong hai thứ bệnh tồi tệ nhất, và cuối cùng ông không thể chịu nổi cơn bệnh. Cận kề cái chết, nhìn thấy cuộc sống hư hỏng của mình trở lại trước mắt, ông đã xin mời một linh mục và xưng thú cẩn thận mọi tội lỗi của mình, ông được xức dầu và nhận các nghi thức sau hết. Ông đã chết như một người đã ăn năn hối cải.

Tuy nhiên, Camillus phải sau đó mới thấy sự sai lầm trong cách sống của mình. Anh gia nhập vào tu viện dòng Franciscan (Phanxico) chỉ sau khi đã trở nên nghèo túng do những món nợ cờ bạc. Tại tu viện, anh khám phá ra rằng những thói quen cũ đúng là làm cho anh chết cách nặng nề (khó mà bỏ được). Anh thường trốn ra khỏi tu viện để gặp những người bạn cũ và tiếp tục những thói quen cũ, như uống rượu quá độ và đánh bài. Các bề trên của anh tại tu viện đã sa thải anh, họ cho rằng anh không sẵn sàng để cam kết với cuộc sống đan viện.

Trở về với nghề làm công, Camillus chẳng mấy hạnh phúc. Nhớ lại niềm bình an mà cha anh đã tìm thấy, Camillus cố gắng trở lại Đan viện Franciscan, thế nhưng những thành tích quá khứ đã đủ bôi đen thanh danh của anh đến nỗi anh đã sớm phải ra đi.

Cuối cùng, Camillus đã thành lập một cộng đoàn tu trì của riêng mình, những người Cha của Cái Chết Êm Dịu (Good Death), vào năm 1584. Camillus đã ràng buộc chính mình và các thành viên bằng một lời khấn tận hiến chính mình cho những người nhiễm dịch bệnh, nhưng công việc của họ không bị giới hạn ở bệnh viện – họ cũng chăm sóc cho cả những người bệnh tại nhà của họ. Năm 1586 Đức Giáo Hoàng Sixtus V đã công nhận Hội dòng này.

  • Thánh Dismas (Tên trộm)
  • Thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên
  • Bổn mạng: Những kẻ trộm/những tội phạm hoàn lương
  • Ngày lễ mừng: 25/3

Dismas được kể là một trong hai tên trộm mà Đức Giêsu chịu đóng đinh ở giữa. Anh là người trộm “lành” hay “hoàn lương”, người đã tỏ ra hối hận về tội lỗi của mình và đã xin Đức Giêsu “Xin hãy nhớ đến tôi khi ông vào nước của ông”. Đức Giêsu đã đáp lại anh “Ngay ngày hôm nay anh sẽ được ở trên thiên đàng với ta”.

Truyền thống dân gian xung quanh thánh Dismas thời Trung Cổ cho rằng cả Dismas và Gestas, người trộm không ăn năn hối cải bên trái Đức Giêsu, trước hết đã gặp Gia đình Thánh Gia (Đức Giêsu, Đức Maria và chồng bà là ông Giuse) trong lúc họ đang chạy trốn vua Herod về Ai Cập) trong suốt thời thơ ấu của Đức Kitô. Có một điều gì đó nơi ba vị đã thúc đẩy Dismas để Dismas khiến cho Gestas không cướp họ, và người ta truyền rằng các tên trộm đã để yên cho ba người. Câu truyện này dựa trên nguỵ thư (các sách Cựu ước không có trong Thánh Kinh), hoặc không được linh hứng, không có bản văn, và không tồn tại hiển nhiên để chứng thực thông tin.

Tuy nhiên, sự hiển nhiên về việc tôn sùng thánh Dismas thì vẫn tồn tại: Nhiều trại cải tạo đã được đặt tên để tôn vinh ngài như một sự tôn kính đối với niềm tin tưởng rằng người ta có thể biến đổi và sống một cuộc sống tốt hơn. 

Related image

Thánh Jerome (347-420)

  • Thánh Jerome (Nóng tính)
  • Dalmatia (năm 340-420 sau Công nguyên)
  • Bổn mạng: Khoa kiểm soát cơn giận, các học giả Kinh thánh và các thông dịch viên
  • Ngày lễ mừng: 30 tháng 9

Jerome là một nhà ngôn ngữ và một học giả xuất chúng được Đức Giáo Hoàng Damacus I ủy quyền để dịch Thánh Kinh sang một ngôn ngữ (xem chương 13). Cựu ước được viết hầu hết bằng tiếng Hipri, với nhiều sách bằng tiếng Hy Lạp và Tân ước được viết bằng tiếng Aram và tiếng Hy Lạp. Ngoài các kinh viện, hầu hết người bình dân của Đế quốc Rôma Tây phương chỉ biết viết/đọc bằng tiếng La tinh.

Jerome đã hoàn thành việc dịch thuật Thánh Kinh sang tiếng Latinh, được biết đến như bản Kinh Thánh bằng tiếng Latinh vào năm 400 sau Công nguyên; nó mất gần 30 năm để hoàn thành.

Ưu tiên cho nhiệm vụ cao cả được trao với dự án vĩ đại, Jerome đã dành một phần tốt nhất của cuộc đời để chiến đấu với những tính xấu của mình. Điểm yếu của ngài là tính bốc đồng (nóng vội); nếu những cuộc tranh cãi bằng khẩu ngữ không làm cho Jerome gặp rắc rối thì các bài viết của ngài sẽ gặp. Một đặc tính trong quyền riêng của ngài, là Jerome quá đồng hóa tư tưởng trong việc nghiên cứu và trong công việc đến nỗi Jerome đã tách mình ra khỏi thế giới mang tính xã hội. Đó là nơi mà hầu hết các sự trắc trở nảy sinh: Ngài ghét những điều gây chia trí trong khi ngài đang làm việc cho một dự án quan trọng như dịch Thánh Kinh sang tiếng Latinh.

Vốn bản chất hay gắt gỏng, Jerome đã không làm tốt việc phê bình hoặc sự đối lập và không phải ai cũng hòa hợp với ngài được. Ngài đã đáp lại những lời nhận xét rằng ngài đã đánh giá cách thiên vị đối với những bài viết dài đã làm mất thể diện bất cứ đối phương danh tiếng nào.

Ngay cả Thánh Augustine, người đã thán phục trí thông minh cao độ của Jerome thì cũng sợ hãi tính châm chọc chua cay của ngài.

Nhận biết sự yếu đuối của mình và muốn tẩy trừ tính khí đó khỏi mình, Jerome đã tìm nơi trú ẩn sống như một nhà ẩn dật cách xa mọi người và tránh những người làm phiền ngài. Ngài không xin lỗi vì tính khí bốc đồng của mình, nhưng đã cố gắng thích nghi chính mình để những người khác không trở thành nạn nhân của cơn giận dữ của ngài. Như một người nghiện rượu phải tránh những quán rượu, Jerome nhìn thấy ích lợi của việc tĩnh tâm ở ốc đảo của ngài, nơi mà ngài sẽ không bị cám dỗ đánh mất đi lòng kiên nhẫn hay tính khí của mình.

  • Thánh nữ Maria Madalena (Nguyên gái điếm)
  • (Thế kỷ I sau Công nguyên)
  • Bổn mạng: Những người phụ nữ ương ngạnh
  • Ngày Lễ mừng: 22/7

Thánh Kinh xác nhận đích danh tên Maria Madalena ba lần, đó là: người nữ được Đức Giêsu trừ khỏi bảy quỷ, một trong những người nữ đứng dưới chân thập giá Đức Giêsu, và người đầu tiên khám phá ra Đức Giêsu sống lại tại mồ vào ngày Phục Sinh.

Truyền thống đạo đức (niềm tin phổ thông về vấn đề không phải học thuyết) đã mở rộng Kinh Thánh và đã đồng hóa Maria Madalena như người phụ nữ ngoại tình đã được Đức Giêsu cứu khỏi hình phạt bị ném đá cho đến chết khi Ngài nói với những người buộc tội chị rằng: “Ai không có tội thì cứ việc ném đá trước đi”. Một số người tin rằng người nữ này chính là người nữ đã rửa chân cho Đức Giêsu bằng nước mắt của mình, đã lau chân Ngài bằng tóc của mình và đã xức chân Ngài bằng loại dầu thơm quý giá.

Một số người khẳng định rằng người nam, vị giáo trưởng Giáo Hội chịu trách nhiệm về việc ấn định hình ảnh của một người đã từng là gái điếm để giữ chị “ở dưới sự chi phối”. Tuy nhiên, nhiều tác giả tu đức và các nhà thần học thì cho rằng có một động cơ Kitô giáo đàng sau sự đồng nhất. Cuộc sống và những nỗ lực của Đức Giêsu đã tóm tắt lòng thương xót và tình yêu, và chẳng phải một ví dụ trổi vượt hơn hẳn trong tất cả là việc bày tỏ sự tha thứ cho người phụ nữ mà cuộc đời chị đã bị hư hỏng vì tội lỗi sao?

Đức Giêsu đã vượt quá việc bày tỏ lòng thương xót và đã đi vào cuộc đời của Maria Madalena, Ngài đã cứu chị khỏi bị giết vì lối sống tội lỗi của chị. Hơn cả một lời lăng nhục, cái nhãn “nguyên gái điếm” cho thấy rằng một người đàn bà ở địa vị tinh thần và xã hội thấp kém nhất – một người đàn bà đã phạm tội dâm dục rất công khai – lại có thể đạt tới mức độ cao nhất – phục vụ như là “tông đồ của các tông đồ” bằng cách loan báo sự phục sinh của Đức Kitô.

Các học giả Thánh Kinh vẫn tranh luận đề tài này – một số vị cho rằng Maria không phải là một gái điếm hay người đàn bà ngoại tình, còn những vị khác thì chắc rằng chứng cứ gián tiếp cho chị là người như thế. Giáo Hội chưa bao giờ chính thức công bố nghề nghiệp của chị, nhưng Đức cố Tổng Giám mục Fulton Sheen, người đã có chương trình truyền hình nổi tiếng vào những năm 1950 đã nghĩ rằng quá khứ không rõ ràng của Maria là một thí dụ lãng mạn về tình yêu vô biên của Thiên Chúa có thể tha thứ: cho bất cứ ai và bất cứ tội lỗi nào.

Maria cũng có một niềm vinh dự và đặc ân đứng dưới chân thập giá khi Đức Kitô chết vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Cho dẫu bị loại trừ bởi các Thượng phụ của Giáo Hội, Maria Madalena đã trở nên mẫu gương đầu tiên về một người tội lỗi được cứu chuộc và được nâng lên mức độ thánh thiện cao cả, nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa.

Qua các thế kỷ, nhiều những ngôi nhà “Madalena (Magdalene)” đã được thiết lập để giúp đỡ những người nữ bị lạm dụng và bị khai thác tính dục. Người ta luôn tin rằng nếu ai đó bị tai tiếng như Maria Madalena đều có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình và trở nên một môn đệ nhiệt thành của Chúa, thế thì, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, bất cứ ai cũng có thể theo bước chân chị.  

  • Thánh Monica (Mẹ của một người con Trai hư hỏng)
  • Miền Bắc Phi Châu (năm 331 – 387 sau Công nguyên)
  • Bổn mạng: những người vợ bị lạm dụng và bị bỏ quên; những người mẹ của những đứa con bướng bỉnh.
  • Ngày lễ mừng: 27/8

Thánh Monica là tinh hoa của sự kiên nhẫn. Bà là người vợ của một người chồng lừa dối, phỉnh gạt, ông Patricius, người có tính khí bốc đồng và bạo lực, với một con mắt quanh co. Khi nào không cãi nhau với Monica, thì ông lại lừa phỉnh bà.

Monica cũng phải chịu đựng người mẹ chồng khủng khiếp, bà sống chung với gia đình Monica – bà là một mẫu người hay xen vào chuyện của người khác nên dễ dàng chỉ trích con dâu. Bà làm cho vấn đề thêm tệ hại vì rằng nào là Monica lười biếng, thiếu trách nhiệm, không biết lo toan và đứa con vô luân, là Augustine. Người con trưởng trong ba người con, Augustine rốt cục đã sống với bạn gái của mình mà không kết hôn gì.

Mặc dù có nhiều vấn đề như thế, Monica rất yêu thương gia đình của mình và bà không muốn gì hơn là sự hoán cải của họ trở về với Kitô giáo và cuộc sống thánh thiện cũng như đời sống luân lý.

Sau gần như 30 năm kiên nhẫn và cầu nguyện, Monica đã nhìn thấy những giấc mơ của mình thành hiện thực: Augustine và đứa con bất hợp pháp của anh đã được rửa tội. Monica đã đi theo Augustine khi ông rời miền Bắc Châu Phi để đến Rome, bà đã ngăn cản nỗ lực của Augustine để ông phải chịu thua bà bằng việc thay đổi lộ trình của ông và thay vào đó là đi tới Milano. Ở Milano, Augustine đã gặp thánh Ambrose, là người mà đến phút chót đã rửa tội cho Augustine và con trai ông (Xem đoạn đầu trong chương nói nhiều về Augustine).

  • Thánh Padre Pio (Những sự kết tội gian)
  • Thành phố Pietrelcina, nước Ý (1887-1968)
  • Được phong Chân phước: 1999
  • Được phong Thánh: 2002
  • Bổn mạng: Những người bị kết tội oan

Cho dẫu Thánh Pio (xem Hình 4-1) đã trở nên nổi tiếng vì có dấu thánh – sự xuất hiện kỳ lạ của năm thương tích của Chúa Kitô – trên hai bàn tay và chân, ngài cũng là người nổi tiếng bởi đã sống sót sau vết nhơ của những sự kết tội gian chống lại ngài. Mặc dù được tôn kính ngày nay như một con người thánh thiện của Thiên Chúa, Thánh Pio đã có những kẻ thù mà ở một thời điểm nhất định họ quá quanh co và bóp méo các sự kiện đến nỗi ngài đã bị xem như một người giả dối không ngay thẳng.

Cha thánh Pio cuối cùng đã chiến thắng những cáo gian và sự hận thù của những người nghi ngờ sự thánh thiện của cha.

Được sinh ra ở Francesco Forgione, Thánh Pio muốn trở thành một tu sĩ Dòng Phanxico (Capuchin monk) – một nhánh của Dòng các anh em Hèn mọn Phanxicô – điều này đã thuyết phục cha của Pio di cư đến Hoa Kỳ để tăng thêm số tiền cho việc giáo dục của chủng viện của con trai ông.

Được phong chức vào năm 1910, cha Pio bắt đầu bị hôn mê trong khi đang cử hành Thánh Lễ, và ngài thường bị hôn mê khoảng gần một tiếng. Mặc dù nhiều lần, như thánh Catarina thành Siena, được xem đây như một dấu hiệu của tính thánh thiêng cao cả, những người khác phàn nàn rằng những Thánh lễ của cha Pio thì quá dài dòng, và cha thường chỉ dẫn để duy trì việc cử hành hằng ngày tới 30 phút.

Dấu hiệu bệnh đã xuất hiện tám năm sau đó, và hai tay của cha Pio thường chảy máu trong khi Ngài cử hành Thánh Lễ. Các giáo dân của ngài đã làm chứng hiện tượng và loan truyền nhanh chóng; những đám đông dân chúng từ khắp các nơi của nước Ý đến tham dự Thánh Lễ được cử hành bởi con người thánh thiện này.

Cha Pio thường giải tội 18 tiếng đồng hồ và ngài có được ơn phân định sáng suốt cho phép ngài đọc được các tâm hồn và nói với các hối nhân khi họ quên sót (hoặc vô tình bỏ sót) một tội nào đó trong suốt lúc xưng tội. Con số những người hành hương đến thăm ngài tại San Giovanni Rotondo tăng lên cách đột ngột.

Các chế tài đã được giải gỡ vào năm 1933, nhưng sự nghi ngờ vẫn còn, và nhiều người không tin rằng cha Pio là một người thực sự được in năm dấu thánh. Những người khác, phần lớn là các tín hữu, thì không bao giờ nghi ngờ tính chân thật của cha. Những người Cộng sản ở khu vực đó đã cố gắng làm cho cha dính líu vào hành động phi pháp về tài chánh, nhưng trái lại, chẳng có gì chứng minh được điều đó. Một cuộc điều tra khác được thực hiện bởi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII vào những năm 1960 cũng không đi đến kết luận nào, nhưng một số vị quan liêu có ảnh hưởng ở Vatican đã tiếp tục duy trì việc điều tra cẩn thận. Ngày càng có nhiều sự kết tội được đưa ra để chống lại cha Pio, lần này cha Pio bị cho là có hành vi tình dục với những người phụ nữ đi theo cha. Không chỉ là bằng chứng không đáng tin được khám phá ra, nhưng còn là một cuộc điều tra hoàn hảo đã giải gỡ cho cha Pio khỏi tất cả những sự cáo tội không có cơ sở. Việc đó đã đòi hỏi một thời gian để cho tên tuổi của cha được trả lại sự trong sáng; cha Pio vẫn chấp nhận tất cả những điều đó và cha im lặng vâng lời các giám sát của mình, thậm chí cả khi cha bị phạt cách bất công.

Khi Đức Giáo Hoàng Phaolo VI lên ngôi vào năm 1963, một vị Giám mục người Balan, Karol Wojtyla, đã viếng thăm cha Pio. Đức Giám mục này sau đó đã trở thành Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, ngài đã phong chân phước cho cha Pio vào năm 1999 và phong thánh cho cha vào năm 2002.

Cha Pio là thánh bổn mạng của những người bị cáo gian và/hoặc những người mà danh tiếng của họ đã bị hủy hoại vì sự phỉ báng và sự vu khống. Thay vì trả đũa hay tìm cách trả thù, cha Pio đã cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi cha và đã tha thứ cho những kẻ thù địch cha.

Chuyển ngữ: Nt. Maria Trần Thị Ngọc Hương
                       Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp