Sau khi đã điểm qua những lí do cho thấy tầm quan trọng của trải nghiệm thấu cảm cho vấn đề liên chủ thể tính, chương I sẽ đi sâu hơn vào khái niệm thấu cảm, như là một trải nghiệm đặc biệt, theo cách phân tích và diễn giải của Stein. Trong đó, trải nghiệm thấu cảm sẽ được so sánh với các trải nghiệm khác nhằm làm rõ đặc tính uyên nguyên (primordiality) của trải nghiệm này, đồng thời nêu bật tính cách riêng biệt (sui generis) của hành vi thấu cảm so với các lý thuyết diễn giải khác. Điều quan trọng được nhận thấy từ phần này là, hành vi thấu cảm là hành vi mang lại một trải nghiệm, có cái đối ứng với trải nghiệm này là một đối tượng, trong đó, đối tượng này không chỉ xuất hiện ra như là một vật thể có quảng tính, nhưng còn xuất hiện ra như là một cơ thể sống và có một đời sống tinh thần. Hai câu hỏi được đặt ra, đối tượng này là gì? Và trải nghiệm thấu cảm đã giúp vén mở điều gì nơi đời sống bên trong (inner life) của đối tượng này? Câu trả lời sẽ được đưa ra trong những phân tích và diễn giải của chương II. Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất, trước hết cần phân tích cấu tạo của một cá thể tâm-thể lý khi xuất hiện bên trong ý thức thuần túy, và do đó, khía cạnh thể lý và khía cạnh tâm thần sẽ được bàn đến. Kế đến, qua hành vi thấu cảm, điều gì được mang lại? Điều được mang lại là một chủ thể ý thức có đời sống tinh thần và thế giới các giá trị của nhân vị. Cuối cùng, trải nghiệm thấu cảm có ý nghĩa gì? Có hai ý nghĩa quan trọng, đó là việc thấu hiểu người khác và tri thức về chính mình. Đây chính là chìa khóa khai mở bí ẩn của nhân vị, được biểu lộ ra qua sự tự do chọn lựa trở thành một con người như nó là, và chương III sẽ là câu trả lời. Cuối cùng, người viết sẽ tóm lược bài viết, và đưa ra vài lượng định cũng như đánh giá khi tìm hiểu về tư tưởng của Edith Stein.

(Hình ảnh từ internet)

Download (PDF, 764KB)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *