- Tại sao Motaigne lại quan trọng?
Michel Eyquem de Montaigne (1533-1592), nhà văn đã trở thành thị trưởng của quê nhà Bourdeaux, Pháp, đã gợi lại chủ nghĩa Hoài nghi Hy lạp cổ đại của Sextus Empiricus (160-210) với một số sự tin cậy nơi Cicero. Mặc dù Montaigne đã sống trong suốt thời cuối của giai đoạn Phục hưng, nhưng những tư tưởng của ông đã sắp đặt giai đoạn cho nhiều tư tưởng mà sẽ theo sau trong suốt thời kỳ cách mạng khoa học và triết học cận đại. Chính vì vậy, trong lịch sử của các tư tưởng và triết học, ông lại là một nhân vật điển hình cho thời kỳ Phục hưng.
(Ảnh sưu tầm từ Internet)
- Tín ngưỡng luận (fideism) là gì và nó phải làm gì với những điều mà Montaigne chứng mình về chủ nghĩa Hoài nghi?
Montaigne (1533-1592) đã chứng minh chủ nghĩa Hoài nghi đã có thể là một thanh gươm hai lưỡi như thế nào: nó có thể từng được sử dụng để loại bỏ những tuyên bố phi lý, và nó từng được sử dụng để tấn công tính chắc chắn của bất kỳ hệ thống về sự hiểu biết nào, bao gồm hiểu biết khoa học dựa trên các giác quan và những kết luận của lập luận hợp lý. Điều này đã tạo nên chủ nghĩa hoài nghi cực đoan hữu dụng cho các thần học gia Công Giáo trong việc tấn công lại những khẳng định của những người thệ phản và ngược lại. Ngày nay, chúng ta nghĩ về những nhà hoài nghi như là những người đòi hỏi bằng chứng khoa học tỉ mỉ cho những tuyên bố và phán đoán. Thường thì một nhà hoài nghi là một ai đó mà sẽ không đưa bất kỳ điều gì vào đức tin. Nhưng Montaigne chỉ cho thấy rằng ngay cả bằng chứng tốt nhất, bao gồm cả thông tin cảm giác cũng có thể bị nghi ngờ, cho nên với ông, nhà hoài nghi là người nào đó khá hơn việc cậy dựa vào đức tin. Những gì Montaigne đã có trong tâm trí không chỉ là đức tin về sự hiểu biết vốn đã không thể được chứng minh đối với một điều chắc chắn, nhưng còn một đời sống của đức tin mà nơi đó mọi nỗ lực hướng tới hiểu biết nghiêm ngặt đều bị ngăn cản. Điều này được biết tới như là tín ngưỡng luận.