(Hình ảnh từ internet)

Tóm tắt

Chữ“Chính” – 政ngoài nghĩa làm chính trị (lãnh đạo) còn mang hàm nghĩa “Trị” – 治. Chữ Trị vốn chỉ việc trị liệu một cơ thể bệnh tật nào đó, khiến cho nó tìm lại sự cân bằng đã mất. Nói cách khác, nghệ thuật cai trị không phải là kỹ xảo chính trị chuyên nghiệp hóa, nhưng là vấn đề sức hấp dẫn cá nhân, cần phải có sức hấp dẫn đó, đồng thời biết cách để vun đắp nó. Bậc quân vương lí tưởng trong tư tưởng chính trị của Nho gia là hóa thân tự nhiên của “Nhân”, lấy “Thiện” chứ không phải “Lực” để trị quốc và là người sở hữu “Đức”. Bài viết sẽ lần lượt thẩm tra để hiểu thế nào là “dĩ Đức vi Chính” mà Khổng Tử muốn đề cập tới. Từ việc hiểu được đường hướng “dĩ Đức vi Chính” sẽ đi sâu để luận bàn về con người- kẻ thực thi đường hướng ấy: những đức tính cần đạt ngưỡng về cả nội vi (tâm tính) và ngoại vi (cung cách ứng xử). Sau cùng sẽ đề cập đôi điều mở rộng và đối chiếu với tư tưởng Phương Tây về chính trị để tìm thêm những soi sáng, bởi lẽ là chân lý thì không phân biệt Đông-Tây với những giới hạn địa lý.

Từ khóa: Quân tử, Phong phạm,  Đức Nhân, Đức Lễ, Vi Chính, Mệnh lệnh.

Download (PDF, 1.12MB)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *