CHƯƠNG I

TÔN GIÁO VÀ NGHỆ THUẬT SỐNG TRÒN ĐẦY PHẬN LÀM NGƯỜI

Ảnh từ Internet

 

  1. “MỘT GIÁO HỘI NHÀM CHÁN”

Trọn cuốn sách này đề cập về Đức tin Công Giáo. Nhưng trước hết, cho phép tôi hỏi lý do bạn cảm thấy chán ngán với Giáo Hội. Tại sao có nhiều người trẻ ngày nay cảm thấy nhàm chán với tôn giáo? Sau đây là ba phản hồi của các bạn trẻ sinh viên:

  1. “Nhàm chán vì khi bạn đến nhà thờ hàng tuần chỉ để nghe những điều cũ rích!”
  2. “Nhàm chán vì, thực ra Giáo Hội chẳng ăn nhập gì với cuộc sống của tôi.”
  3. “Nhàm chán vì Giáo Hội không dành cho giới trẻ. Có thể khi về già sẽ thú vị hơn, còn bây giờ tôi cần quan tâm tới những điều khác thì tốt hơn.”

Giờ đây, tôi không đảm bảo những điều tôi đề cập đến trong cuốn sách này ích lợi hơn những điều bạn đã được nghe nơi giáo xứ của bạn, nhưng tôi xác tín rằng, tôn giáo thuộc về những người trẻ. Tuy nhiên, ý niệm về tôn giáo tôi muốn trình bày ở đây rất khác với những gì bạn đã biết. Dẫu vậy, trước hết, chúng ta nhìn nhận rằng, tôn giáo rất có thể nhàm chán và thiếu sức sống. Thực ra, đây là một trong những vấn nạn mà Chúa Giêsu đã từng phải đối diện khi Người sống trên dương gian. Hồi đó, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã trở về với đức tin của người Do Thái, đặt nền trên hệ thống Luật Lệ Qui Tắc và đã đánh mất trọng tâm và linh hồn của tôn giáo. Đây chính là loại tôn giáo thiếu sức ống, đã được một nhóm nhỏ nào đó sống theo. Thế nhưng, một cách chung và với mỗi người ngày nay, tôn giáo chính là một hệ thống đòi buộc hơn là nhận thức về ý nghĩa hay bản chất của nó. Chúa Giêsu đã được sinh ra và lớn lên là một người Do Thái. Ngài đọc Kinh Thánh của Đạo Do Thái và nhận ra Thiên Chúa kêu gọi dân sống đời mình với, sự hân hoan, lòng can đảm và tình yêu. Vì, đối với Chúa Giêsu, tôn giáo là toàn bộ đời sống và là cách thế sống với con tim rộng mở và linh hồn trao ban.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Lẽ dĩ nhiên, không phải tất cả mọi người trẻ đều cảm thấy chán ngán đối với tôn giáo, nhưng nhiều người cảm thấy vậy. Vậy bạn là ai trông số đó? Liệu đức tin của bạn có nhàm chán không? Tại sao lại chán và tại sao không? Bạn có thể làm gì để đức tin của bạn đỡ chán hơn? Để giúp cha xứ cách thức làm cho đức tin trở nên cuốn hút với những người trẻ, bạn sẽ làm gì?

 

  1. TÔN GIÁO LÀ MỘT “HỆ THỐNG”

Nhiều khi, các nhà lãnh đạo tôn giáo đánh mất trọng tâm của tôn giáo và quay lại với một tôn giáo có tính “hệ thống” luật lệ và trách nhiệm. Quả vậy, luật lệ chẳng có gì sai trái cả. Chúng có thể rất quan trọng, nhưng chúng không phải là trọng tâm của đức tin tôn giáo. Rất nhiều tín hữu Công Giáo được dạy rằng, tôn giáo thực ra là một hệ thống và nếu họ tuân giữ chúng thì sẽ được lên thiên đàng. Nhiệm vụ của họ là làm thế nào để tuân giữ chúng (như chơi một trò chơi vậy). Đây là các bước phải thực hiện:

  1. Lãnh nhận phép Rửa
  2. Xưng tội (xưng tội để được rước lễ lần đầu)
  3. Rước lễ lần đầu
  4. Đi lễ ngày Chúa Nhật và xưng tội lần này đến lần khác
  5. Lãnh nhận bí tích Thêm Sức
  6. Cử hành hôn nhân trong Giáo Hội trước sự chứng nhận của linh mục.
  7. Trung thành với Giáo Hội
  8. Tuân giữ 10 điều răn
  9. Xức dầu khi đau bệnh
  10. (Cuối cùng) chết và lên Thiên Đàng.

Trong hệ thống này, cơ bản, tôn giáo không gì khác là một tấm vé để vào Thiên Đàng; cũng giống như một trò chơi, nếu bạn chơi giỏi bạn, cuối cùng bạn sẽ là người chiến thắng.

Chúa Giêsu đưa ra một cách (fomula) khác để vào Thiên Đàng. Khi người thanh niên đến hỏi Ngài làm thế nào để được sự sống đời đời làm gia nghiệp, Ngài đã kể câu chuyện về người Samari tốt bụng. Khi gặp người bị nạn, ông tiến lại gần, đưa anh ta về quán trọ và hoàn trả chi phí săn sóc cho người này. Một lần khác, Chúa Giêsu lại kể câu chuyện về ngày tận cùng của thế giới và cuộc phán xét cuối cùng. Ngài nói rằng, vào ngày sau hết, chúng ta được mời gọi sống với Thiên Chúa mãi mãi, vì “xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc”. Trong cả hai trường hợp này, điểm mấu chốt không phải là người ta đã “đi nhà thờ”, nhưng là họ có yêu mến và chăm sóc đồng loại hay không.

Điều đáng để ý ở đây là: việc đến nhà thờ hay lãnh nhận các bí tích chẳng có gì sai trái. Thực ra, đấy là những yếu tố hết sức quan trọng giúp chúng ta lớn lên trong tương quan với Thiên Chúa. Tuy vậy, nếu chúng chỉ là những bổn phận và chẳng bao giờ làm lay động con tim và thay đổi lối sống của chúng ta với tha nhân, thì chúng chỉ làm lãng phí thời gian mà thôi! Vì, vào ngày sau hết, Chúa sẽ không nói với chúng ta, “Hãy vào nước trời, vì những lần con đã tham dự thánh lễ.” Vào ngày ấy, Thiên Chúa sẽ phán xét cách chúng ta sống và, có lẽ, điều quan trọng hơn, vào ngày ấy Thiên Chúa tỏ cho thấy tình yêu và lòng thương xót vô biên của Ngài. Như là một tôn giáo có tổ chức, Đạo Công Giáo có mục đích tạo nên một dân biết yêu thương và động lòng trắc ẩn, những người sẽ biến đổi thế giới bằng chính tình yêu của họ.

Tôn giáo mà chúng ta đang theo chắc chắn sẽ không phù hợp và rất tẻ nhạt nếu nó không có gì liên hệ đến bản thân của chúng ta, và cách chúng ta sống, hành động, cũng như cách chúng ta tương tác với chính mình và tha nhân.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Đâu là điều tốt hơn giúp chúng ta thấu hiểu đức tin của bạn: Công Giáo – một hệ thống giúp bạn lên thiên đàng – hay theo giáo huấn của Chúa Giêsu là việc chăm sóc tha nhân? Đức tin của bạn có liên hệ tới đời sống hàng ngày và cách bạn sống không? Và liên hệ như thế nào?

 

  1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN: THỂ LÝ, TÍNH DỤC, TÌNH CẢM, TRÍ NĂNG, TÂM LÝ VÀ TINH THẦN

Nhiều người cho rằng, sự nối kết giữa tuổi niên thiếu và tôn giáo giống như sự nối kết giữa một con cá và chiếc xe đạp. Hoàn toàn không ăn nhập gì với nhau. Tuy nhiên, đây là sự thật nếu chúng ta coi tôn giáo như là một cơ chế thiếu sức sống. Còn khi bạn hiểu tôn giáo như Đức Kitô hiểu, thì bạn sẽ kinh ngạc về sự nối kết giữa tuổi thiếu niên với đức tin.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn qua, tôn giáo có ý nghĩa gì đối với một người trẻ trưởng thành. Nên nhớ, một cách chung, đối tượng của cuốn sách này là các bạn trẻ tuổi từ 16 đến 20. Đâu là điều giúp bạn nhận ra bạn thuộc nhóm nào?

Sự Phát Triển Thể Lý. Sự rối loạn của giai đoạn tuổi dậy thì đã qua và bây giờ bạn đang đi vào giai đoạn thứ hai của tuổi vị thành niên. Những thay đổi mạnh mẽ và gây bối rối ở thời kỳ đầu của giai đoạn này có lẽ không còn khiến bạn sống như một kẻ lăng xăng nữa. Tiến trình phát triển vẫn còn tiếp tục đối với tất cả các bạn (đặc biệt là nam giới), ngoại trừ nó đạt đến một giai đoạn cân bằng nào đó. Những năm đầu của lứa tuổi niên thiếu thường diễn ra những phản ứng đối với những thay đổi mạnh mẽ này. Đây không còn là sự họa hiếm nữa. Giờ đây, những thách đố sẽ có tính tình cảm hơn, tâm lý hơn và xã hội hơn. Làm thế nào để hiểu bản thân mình khi mà giờ đây bạn có một cơ thể của một người người nam (chứ không phải là một cậu nhóc) hay là cơ thể của một người nữ (chứ không phải là một cô bé)?

Có thể bạn nghĩ rằng, cơ thể chúng ta chẳng liên quan gì tới tôn giáo hay đức tin. Nhưng, quả thật chúng có đấy. Đức tin là mối liên hệ của trọn bản thân chúng ta với Thiên Chúa, chứ không chỉ là linh hồn vô hình mà thôi. Người kitô hữu tin rằng, Con Thiên Chúa đã trở nên người phàm (Ga 1, 14). Chúa Giêsu không giống chúng ta ở những điều xấu, nhưng đã cùng chia sẻ trọn và hoàn toàn với nhân tính của chúng ta. Cơ thể chúng ta là một trong những món quà lớn lao Thiên Chúa ban, và chúng ta có bổn phận chăm sóc và làm triển nở nó như chúng ta vẫn làm với tâm trí và tinh thần của chúng ta.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Dường như có cám dỗ là vừa quá đề cao tầm quan trọng của cơ thể chúng ta (bận tâm tới vẻ bên ngoài, lo lắng giảm ký, chán nản vì chúng ta chúng ta không đẹp hơn) vừa thiếu quan tâm đủ tới tầm quan trọng của cơ thể (ăn quá nhiều, không vận động, lạm dụng chất gây nghiện như rượu, thuốc,…). Đâu là khuynh hướng của bạn? Làm thế nào để bạn có thể thay đổi?

 

Sự Phát Triển Tính Dục. Một trong những thay đổi sâu sắc nhất diễn ra trong những năm đầu của thời niên thiếu liên quan đến phái tính (sexuality). Những thay đổi này có cơ bản về mặt thể lý, nhưng còn hơn thế nữa. điều quan trọng là bạn có khả năng giải quyết những vấn nạn trong đời sống của chính bạn: Trở thành một người nam hay người nữ trẻ có ý nghĩa gì với tôi? Làm thế nào tôi có thể tương quan với những người khác cách trưởng thành và thân thiết? Làm thế nào tôi có thể phát triển các tương quan với những người khác phái và có những tương quan ý nghĩa? Phát triển khả năng thân mật và trách nhiệm có ý nghĩa gì với tôi? Nếu tính dục (sex) chỉ là những khuynh hướng thể lý (physical drives) của phái tính (sexuality), thì có thể nó ít phức tạp hơn. Tuy nhiên, đối với con người, phái tính bao hàm trọn bản thân (selves) của chúng ta như là người nam hay người nữ. Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của riêng từng người vị thành niên là phát triển về một ý nghĩa trưởng thành về phái tính của mình – học chia sẻ bản thân với người khác và kết thân với nhau.

Phái tính liên quan gì tới đức tin của bạn? Bạn có thể hình dung nhiều câu hỏi hơn nữa. Với con người, phái tính không chỉ để sinh sản. Phái tính của chúng ta là cốt lõi của bản thân (cái tôi) và là sự biết mình (self-understanding). Chính ngang qua phái tính mà Thiên Chúa mời gọi chúng ta đi vào mầu nhiệm yêu thương và tiến trình tự tạo chính nó. (Điều này sẽ được thảo luận sâu hơn trong chương Bí Tích Hôn Phối).

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Đây là một câu hỏi khó nhưng rất quan trọng. Trong hai năm qua, bạn đã lớn lên và phát triển khả năng tương quan với người khác phái thế nào? Điều gì đã giúp bạn trưởng thành trong tương quan đó?

 

Sự Phát Triển Tình Cảm. Chúng ta thường đạt đến một mức độ tự tin nào đó vào khoảng 11 hay 12 tuổi, theo tiến trình phát triển bình thường. Khi đến tuổi dậy thì, sự tự tin đó phần nhiều bị dao động nhưng chỉ mang tính tạm thời. Vào thời kỳ đầu của tuổi vị thành niên, chúng ta thường phải đối diện với việc mất tự tin và bối rối. Từ giữa cho đến cuối giai đoạn tuổi vị thành niên, sự tự tin và sự tự trọng (esteem) sẽ được tái lập lần nữa. Đây là thời gian mà trẻ vị thành niên dần cảm thấy thoải mái với chính chính mình, về những điểm mạnh cũng như những giới hạn. Bí quyết để có được sự tự trọng về chính mình như thế hệ ở việc biết mình và chấp nhận chính mình. Cách chúng ta cảm nhận về chính mình vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, lòng tự trọng không phải là một điều gì đó mà chúng ta có thể muốn là có. Một mặt, chúng ta có được lòng tự trọng nhờ việc phát triển những khả năng và tài năng mà chúng ta có. Mặt khác, đó chính là một ân huệ mà những người yêu thương chúng ta cách vô điều kiện dành cho chúng ta. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu không có được một mức độ tự trọng lành mạnh, thì người ấy có khuynh hướng phát triển một mức độ nghi ngờ về bản thân cách không lành mạnh, là điều cản trở họ thực hiện những chọn lựa. Không có được một mức độ tự trọng lành mạnh cũng có thể làm cho người ấy phát triển một sự tự tin giả tạo hầu che đậy sự bất an của họ.

Đức tin Kitô Giáo dựa vào sự trưởng thành tình cảm. Đức tin Kitô giáo đòi hỏi một người có khả năng yêu thương người khác. Bạn không thể cho cái bạn không có.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Trong mức độ từ 1 đến 10, bạn đánh giá mức độ tự tin của chính bạn thế nào? Bạn đánh giá thế nào trong hai năm qua? Đâu là những bối cảnh bạn cảm thấy tự tin nhất? Khi nào thì bạn ít tự tin nhất?

 

Sự Phát Triển Trí Năng. Những thay đổi về trí năng trong giai đoạn này có thể ít được chú ý vì những thay đổi tận căn khác đang diễn ra. Tuy nhiên, những thay đổi này cũng sâu xa như những thay đổi khác. Sự thay đổi lớn nhất là khả năng suy tư trừu tượng. Khi áp dụng lối suy tư này vào lãnh vực tôn giáo, nó có thể giúp bạn hiểu rằng bạn không còn nói chân lý trong quá khứ. Có một khả năng mang tính tân – phát kiến (new-found) để chiêm ngắm một bức tranh rộng hơn và nêu lên những câu hỏi mới. Những câu hỏi này đôi khi có thể quấy rầy bạn và những người khác trong cả cuộc đời. Một số người trưởng thành xem những câu hỏi này như là một thách đố với khả năng (authority) của họ. Còn đối với những người trẻ, họ nhìn nhận rằng thế giới là nơi phức tạp hơn so với hình dung của họ thời thơ ấu.

Trong bầu khí tôn giáo, khả năng suy tư một cách trừu tượng thường dẫn đến những câu hỏi liên quan đến đức tin. Một lần nữa, câu hỏi “sống đức tin (take on faith) giờ đây được gợi lên. Điều này không phải là kết cục của niềm tin (belief). Quả thực, nó có thể là kết cục của những niềm tin hay tri thức của thời thơ ấu. Những thay đổi này có thể làm phiền lòng/gây hoang mang, nhưng chúng cũng cần thiết. Đức tin phải lớn lên cùng với khả năng suy tư của một người. Đức tin không loại trừ khả năng đặt vấn đề của chúng ta, nhưng, trái lại, được dựa trên khả năng đặt vấn đề của chúng ta và tìm kiếm những đáp án cho những câu hỏi của cuộc đời.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Căn tính của chúng ta được hình thành bởi những người mà chúng ta tôn trọng. Tên của hai người ảnh hưởng mạnh mẽ trên bạn và cung cách của họ tác động trên con người bạn hôm nay. Bạn muôn trở nên giống những người này như thế nào?

 

Sự Phát Triển Tinh Thần. Trái với nhiều người trưởng thành, giới trẻ thường là những người rất thiêng liêng (spiritual). Nhiều người họ đói khát tìm kiếm những câu trả lời cho những câu hỏi về cuộc đời; nhiều người khác khao khát tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn; đại đa số nói rằng, họ cầu nguyện hàng ngày. Tuy nhiên, một số trong những người trẻ thiêng liêng nhất không cho rằng họ là những người thiêng liêng. Khi họ nghĩ về sự thiêng liêng, họ thường nghĩ ngay đến vị linh mục, giáo hoàng hay một nữ tu. Họ không nhận ra rằng những câu hỏi họ đặt ra và việc tìm kiếm câu trả lời là một nền tảng thiêng liêng; tình bạn của họ là thiêng liêng; thậm chí những đau đớn và nỗi thống khổ họ gánh chịu liên quan đến đời sống thiêng liêng. Đây là một thay đổi quan trọng khác có thể xảy ra ở thời thành niên. Đã đến lúc bắt đầu nhìn nhận rằng, đời sống thiêng liêng không phải là đời sống “trên mây”; nó không xa rời thế giới này. Một đời sống kitô hữu thiêng liêng thực sự chính là tương quan với Thiên Chúa ở đây và bây giờ. Thời thành niên là lúc đời sống thiêng liêng của bạn phải mở ra hoặc không nó sẽ chết ngạt hoặc ít là sẽ bị đóng băng. Sự biến chuyển quan trọng là việc Thiên Chúa từ trời xuống và đi vào thế giới thật. sự nhận thức về Thiên Chúa như thời phổ thông của bạn đã không còn phù hợp nữa. Điều quan trọng đối với bạn là biết Thiên Chúa với cả suy tư, cảm nhận, hy vọng, ước mơ và sự thất vọng.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Sự hiểu biết của bạn về Thiên Chúa đã thay đổi thế nào qua cuộc sống?

 

  1. SỐNG TRÒN ĐẦY PHẬN LÀM NGƯỜI

Tuổi thanh niên (adolescence) có thể là thời gian rất khó khăn vì có nhiều biến đổi xảy đến cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế thì chúng ta không ngừng lớn lên và biến đổi (thay đổi). Đấy là sự kỳ diệu trong tiến trình thành người (being of human being). Nhưng đối với toàn bộ, sự biến đối này, chúng ta phải hỏi: tại sao? Tại sao có sự biến đổi? Tại sao có sự lớn lên? Phải chăng đó là để ta thông minh hơn, để một ngày nào đó ta sẽ giàu có hơn, mạnh mẽ hơn? Thật buồn để nói rằng, đây là câu trả lời của một số người. Tuy vậy, sự lớn lên này có một ý nghĩa/một hướng khác. Đó là chúng ta không chỉ lớn hơn (thể xác) nhưng cũng tốt hơn nữa (tinh thần). Có lẽ, đây chính là cốt lõi của đời sống chúng ta, là trưởng thành hơn mỗi ngày (become more than we were): sáng suốt hơn, rộng lượng hơn, đáng yêu hơn, thông minh hơn, thành thật hơn, chu đáo hơn, rộng rãi hơn, hợp lý hơn, và thành người hơn.

Vậy, làm thế nào để một người trở thành người hơn? Phải chăng một người không phải là người? Vừa đúng mà cũng vừa sai. Xét trên khía cạnh sinh học, thì điều này là đúng. Một người đúng là con người. Nhưng trên mức độ khác, một số người là người hơn so với những người khác. Những người có tính hay hạ thấp người khác, lạm dụng người khác về thể lý và lời nói, lợi dụng người khác, không thể tin tưởng và ghét những người không cùng chủng tộc, thì người đó không là người lắm. điều này không có nghĩa là họ vượt qua hy vọng. nhưng vì bất kỳ lý do nào, họ không tiến triển nhiều trong nghệ thuật làm người. Là người cũng có nghĩa là đang trở nên người. và đây là một nghệ thuật thực sự. Giống như bất kỳ nghệ thuật khác, nó không thể thành thạo trong một sớm một chiều. Đó là một tiến trình. Cũng vậy, một người nào đó dường như phải có năng khiếu tự nhiên hơn về vấn đề đó. (không nghi ngờ rằng trong khi mọi người giữ phẩm tính ngang nhau, họ không khởi đầu cuộc sống với những cơ hội bằng nhau. Một số người mở ra với người khác và  với những tình huống mà giúp họ mở ra hơn để trở nên người tròn đầy hơn. Còn một số người khác thì không. Đây là một lý do tại sao hông bao giờ có theẻ phán xét người khác. Họ có thể không hành động cách rất người, và chúng ta có thể từ chối giá trị của họ, nhưng chúng ta không bao giờ biết chắc chắn điều dẫn đến những chọn lựa của họ).

Xét như là một giáo viên trường phổ thông, tôi đã có đặc ân tuyệt vời về việc quan sát hàng trăm sinh viên lớn lên trước mắt mình. Nhiều người, trong khóa học bốn năm, trở thành người mà tôi tự hào để gọi họ là những người bạn. Tuy nhiên, một số người dường như chỉ to lớn hơn thôi. Họ có thể đã học được một vài điều về toán, khoa học, lịch sử và tiếng anh, nhưng không có gì thay đổi đáng chú ý nơi họ cả. những thái độ và giá trị của họ không lớn lên với phần còn lại của họ. Vì bất kỳ lý do gì, họ không có tiến triển nhiều trong nghệ thuật trở nên người tròn đầy. (nhiều người “đã bắt kịp” sau này trong cuộc đời của họ, một số khác thì không bao giờ).

  1. ĐỨC GIÊSU: KHUÔN MẪU CHO NHÂN LOẠI

Như các phần sau của sách này sẽ trình bày, Giáo Hội dạy chúng ta rằng, Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật. Quả vây, nhiều khi người ta khó chấp nhận nhân tính của Người. Họ lý luận rằng, nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa, thì Người không thể là một con người. Hai điều này mâu thuẫn với nhau. Tốt hơn, chúng ta nhìn từ hướng ngược lại: Chúa Giêsu là người thật. Nghĩa là, Chúa Giêsu phải lớn lên và phát triển giống như bao người khác. Khi còn nhỏ, Ngài hoàn toàn phụ thuộc vào ba mẹ. Lớn hơn một chút, ngài cũng tập làm việc như ba mình (nghề thợ mộc). Còn khi là một thiếu niên, Ngài phải lớn lên và trưởng thành hơn như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chỉ là người thật: Ngài là người hoàn toàn; nghĩa là, Ngài không chỉ mặc khải về Thiên Chúa, nhưng còn giúp chúng ta nhận biết con người của chúng ta. Nơi Chúa Giêsu chúng ta nhận thấy những phẩm tính (qualities) làm cho chúng ta sung mãm: tình yêu, lòng thương người, hiền lành, yêu chuộng công lý và sự thật, thông minh, tốt lành, sự tận tâm và hoàn toàn tín thác vào Cha trên trời. Đọc Tân Ước, Chúa Giêsu được xem như một sự sáng tạo mới, một Adam mới. Nếu như Adam xưa quay lưng với tình yêu của Thiên Chúa và phản bội nhân loại của mình, thì nay Chúa Giêsu đưa nhân loại chúng ta đến một ý nghĩa thật. Ngài là khuôn mẫu cho nhân loại chúng ta.

(Quả vậy), mỗi khía cạnh của đức tin Công Giáo đều nhằm dẫn đời sống chúng ta ngày một chìm sâu vào tương quan với Thiên Chúa là Cha và Chúa Giêsu. Chính khi sống trong Thần Khí, chúng ta không chỉ biết Chúa Giêsu hơn, nhưng còn biết mình hơn.

Phản Tỉnh Cá Nhân và Thảo Luận

Phẩm tính nào trong nhân cách của Chúa Giêsu mà bạn muốn triển nở cho đời sống của bạn? Tại sao bạn chọn phẩm tính đó?

 

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

  1. Đâu là sự khác nhau giữa tôn giáo như một “hệ thống để được lên thiên đàng” và tôn giáo theo quan điểm của Chúa Giêsu?
  2. Đối với Chúa Giêsu, tiêu chuẩn để có được sự sống đời đời là gì?
  3. Một trong những nhu cầu (needs) tâm cảm quan trọng nhật của trẻ vị thành niên là gì?
  4. Công việc nào xét ở khía cạnh tâm lý liên hệ đến giai đoạn vị thành niên?
  5. Thay đổi về tính dục nhiều hơn những thay đổi về thể lý xảy ra trong giai đoạn nào?
  6. Những thay đổi về trí năng nào xảy ra trong giai đoạn vị thành niên và chúng ảnh hưởng thế nào đến đời sống đức tin của một người?
  7. Sự phát triển thiêng liêng nào thường xảy ra vào giai đoạn vị thành niên?
  8. Sống tròn đầy phận làm người có nghĩa là gì? Và điều đó liên hệ đến đời sống đức tin thế nào?
  9. Theo nghĩa nào Đức Giêsu là khuôn mẫu cho con người?

Chuyển dịch: Nhóm Học viên Dòng Tên

Nguồn: Anthony Marinelli, The Word Made Flesh: An Overview of the Catholic Faith, (Manila, Philippines: Saint Paulus, 1999), 3-15.