Dẫn nhập

Người họa sĩ có thể khám phá hết được những điều bí ẩn đang ẩn tàng trong thế giới hay không? Làm thế nào con người khai phá, hiểu và tri nhận được chúng? Liệu rằng con người với các giác quan, sau đó có thể phản tỉnh về những gì chúng ta tri giác? Phải chăng, trong hội họa, với lối nẻo tri giác về thế giới giàu tính nghệ thuật, họa sĩ phác họa nên thế giới đầy sinh động, phản ánh phần nào đời sống sinh hoạt và thực tại của con người trong thế giới này! Tương quan giữa hội họa, tri giác và triết học là như thế nào? Vai trò của hội họa, đặc biệt là hội họa ấn tượng, trong nền triết học hiện tượng luận về tri giác là như thế nào?

Hiện tượng luận về tri giác không chỉ là tiêu đề cuốn sách nổi tiếng của Merleau-Ponty, mà còn là hướng đi triết học của ông. Mặt khác, với Merleau-Ponty, lý thuyết về hội họa cách chung có tính siêu hình, trừu tượng, ngay cả trong lịch sử hội họa hiện đại vốn dĩ có ý nghĩa siêu hình, khó nắm bắt, khó cảm thụ, chẳng hạn: hội họa trừu tượng, siêu thực, lập thể… Với Merleau-Ponty, tri giác và nghệ thuật là sợi dây gắn liền với nhau: hội họa đóng góp cho sự phát triển nền triết học hiện tượng luận về tri giác. Trong giới Mỹ thuật, hội họa Ấn tượng đã tạo nên một cuộc đột phá, một cuộc phản kháng, bị khước từ và thậm chí bị nhục mạ. Merleau-Ponty nhận thấy một cơ hội, một gợi mở ngang qua chính sự đột phá ấy.

Như vậy, hội họa theo quan điểm của Merleau-Ponty được hiểu như thế nào? Vai trò và vị trí của hội họa ấn tượng trong hiện tượng luận về tri giác là gì? Hay nói cách khác hội họa ấn tượng – một lối nẻo tri giác thế giới được hiểu như thế nào? Bài luận văn là nỗ lực cố gắng đi tìm lời giải đáp vấn đề đặt ra ở trên.

Từ khóa

Maurice Merleau-Ponty, Hội Hoạ Ấn Tượng, Hiện Tượng Luận, Tri Giác, Hữu Thể Luận, Mỹ Thuật.

Hình ảnh: Internet

Download (PDF, 1003KB)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *