ẢNH HƯỞNG CỦA JOHANNES KEPLER
Câu 226. Johannes Kepler và Tycho Brahe đã đóng góp như thế nào để hoàn thiện cuộc Cách mạng Copernic?
Johannes Kepler (1571–1630) đã đề ra một lý thuyết chính xác về mặt toán học cho hệ thống Copernicus, và Tycho Brahe (1546–1601) đã cung cấp các phép đo cấu thành dữ liệu thực tế cho lý thuyết Copernicus. Công trình lý thuyết của Kepler đã hoàn thiện hệ thống Copernicus. Kepler đưa ra lời giải thích mang tính tôn giáo về khoảng cách giữa các hành tinh và giả định một lực hướng về Mặt trời, xung lực này giảm dần theo khoảng cách, và là nguyên nhân khiến các hành tinh chuyển động.
227. Sự nghiệp của Johannes Kepler đã phát triển như thế nào?
Johannes Kepler (1571–1630) nghiên cứu thiên văn học, khi ông được bổ nhiệm làm nhà toán học tại Đại học Graz cũng là lúc ông đang chuẩn bị trở thành một mục sư Tin Lành. Bấy giờ, toán học bao gồm cả thiên văn học và chiêm tinh học. Năm 1596, ông xuất bản cuốn Mysterium Cosmographium, đây là công trình toàn diện đầu tiên về thiên văn dựa trên hệ thống Copernicus.
Trong thời gian này, tại đại học Graz người Công Giáo chiếm ưu thế, Kepler phải chạy trốn vì ông theo đạo Tin Lành. Ông đến Praha, nơi nhà thiên văn nổi tiếng Tycho Brahe (1546–1601) có một đài quan sát. Kepler đã bảo vệ các nghiên cứu của Brahe, thứ chống lại Nicolaus Ursus. Nicolaus Ursus trước đó phản bác các nghiên cứu này và xem chúng “chỉ đơn thuần là lý thuyết suông”. Kepler tuyên bố rằng, bên cạnh việc chọn hệ thống Ptolemaic hay Copernicus, các giải thích vật lý độc lập là cần thiết.
Nhờ sử dụng dữ liệu quan sát của Tycho Brahe, Kepler sau đó bắt đầu nghiên cứu quỹ đạo của sao Hỏa. Khi Tycho qua đời, Kepler được trao vị trí Nhà toán học Hoàng gia, đồng thời có toàn quyền tiếp cập tất cả dữ liệu của Tycho. Năm 1609, Kepler xuất bản cuốn sách Thiên văn học mới dựa trên các nguyên nhân hay ngành vật lý bầu trời.
Kepler sau đó phải rời Praha vì những lý do tương tự như ở đại học Graz. Sau khi đến Linz, hoạt động nghiên cứu của ông bao gồm âm nhạc, thần học, triết học và toán học (gồm cả thiên văn học). Trong tác phẩm Epitome Astronomiae Copericanae năm 1612, ông một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải thích nguyên nhân, cũng như những dự đoán nhờ vào quan sát trong nghiên cứu về chuyển động của các hành tinh. Tư tưởng này được diễn tả lần cuối trong tác phẩm Harmonia Mundi vào năm 1618. Trong tác phẩm này, ông nói: “Có thể chờ một thế kỷ cho một người đọc, như chính Thiên Chúa chờ đợi sáu ngàn năm cho một người làm chứng”.
Kepler không phải là nhà thiên văn vĩ đại cuối cùng được cho rằng ông có thông tin đặc biệt về Chúa. Tác phẩm của Isaac Newton (1643–1727) cũng sử dụng giọng điệu tương tự.
227. Kepler nổi tiếng vì điều gì?
Dựa trên nguyên tắc: cần truy tìm các nguyên nhân gây ra chuyển động khả kiến được của các hành tinh, cả về mặt thông thường hay ngoại thường. Johannes Kepler (1571–1630) thừa nhận rằng lực hút giữa các hành tinh và Mặt trời cũng là lực đẩy giữa các hành tinh. Về sau, Isaac Newton (1643–1727) đã chứng minh có thể sử dụng nguyên lý quán tính thay cho lực đẩy. Đóng góp nổi tiếng nhất của Kepler là khám phá ra rằng các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo hình Elip thay vì hình tròn.
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 99-101.