1. Montaigne đã truyền đạt những tư tưởng của ông như thế nào?

Montaigne (1533-1592) đã sử dụng một lối tiếp cận gián tiếp để giải thích những tư tưởng của mình, vốn không ngạc nhiên đối với những người như những người hoài nghi tri thức về văn chương, triết học và lịch sử như ông. Montaigne đã dịch cuốn Natural Theology; or, The Book of Creature, (được viết từ năm 1420 đến 1430) của Raimond Sebond, thần học gia người Tây ban nha vào thế kỷ 15, người đã giảng dạy ở Đại học Toulouse, nơi mà Montaigne đã học tập. Đại học Toulouse đã đưa ra nhiều tư tưởng tiến bộ và nhân văn lúc bấy giờ trong một chương trình học vốn thúc đẩy sáng tạo tri thức. Bản dịch của Montaigne The Apology of Raimond Sebond là kết quả của những đoạn thêm vào bản gốc của Montaigne. Luận điểm chính của ông là hiểu biết giác quan và tri thức thì không chắc chắn. Ông kết luận rằng, phán đoán nên bị trì hoãn liên hệ tới những vấn đề mà đi xa hơn kinh nghiệm. Cùng với cách thức kết luận ấy, Montaigne đã bàn tới nhiều những mâu thuẫn về quan điểm phổ biến vốn đáng để tranh luận vào thời của ông.

Một số điển hình về trí thông minh nổi tiếng của Montaigne là gì?

Montaigne đã có những câu châm ngôn từ Sextus Empiricus (160-210 tCN) được khắc vào những khung sườn của ngôi nhà trong góc học tập của ông. Điều ưa thích của ông trở thành phương châm của riêng ông và khẩu hiệu của tác phẩm Essays là “Que sais-je?” hay “Tôi biết gì?”

(Ảnh vui từ Internet về tác phẩm ”Que sais-je?”)

Những đoạn cách ngôn dưới đây là các đoạn trích từ Essays của ông:

“Người khôn ngoan học biết từ những điều khờ dại hơn là học những điều khờ dại từ người khôn ngoan.”

“Trong cùng một tờ giấy mà nơi đó vị thẩm phán viết bản án của ông chống lại một người đàn ông ngoại tình, ông ta giật phăng lấy một mảnh để viết vội một bức thư tình ngắn gửi cho vợ của người đồng nghiệp”.

“Đừng nói về chính mình, vì bạn bị buộc phải mất đi; nếu bạn làm mình nhỏ lại, bạn được tin tưởng; nhưng nếu bạn ca tụng chính mình, bạn không được tin tưởng đâu.

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 85-86.