Chương 1
HIỂU BIẾT VỀ VIỆC TUYÊN THÁNH (SỰ THÁNH THIỆN)
MỤC LỤC
- CÁC THÁNH THƯỜNG NGÀY VERSUS CÁC THÁNH CHÍNH THỨC ĐƯỢC TUYÊN
- TIẾN TRÌNH TUYÊN THÁNH XƯA VÀ NAY
- TIẾN TRÌNH TRỌNG TÂM VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG ALEXANDER III
- TIẾN TRÌNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI VỚI ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAO-LÔ II
- TUY KHÔNG CÓ NGÀY KÍNH NHƯNG VẪN LÀ NHỮNG VỊ THÁNH
- SỰ CHUYỂN CẦU (CÁC THÁNH BỔN MẠNG)
- TÔN KÍNH CÁC THÁNH
- THEO MẪU GƯƠNG CÁC THÁNH
- THIẾT LẬP MỘT NỀN TẢNG ĐẠO LÝ VÀ LUÂN LÝ VỚI BỐN NHÂN ĐỨC CĂN BẢN
- CÁC NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN ĐƯỢC XÂY TRÊN NỀN TẢNG CÁC NHÂN ĐỨC CĂN BẢN.
Trong chương này
- Xác định thánh nhân có nghĩa là gì?
- Nhìn vào quá trình tuyên thánh và làm thế nào để thay đổi
- Tôn vinh và ca ngợi các thánh
- Theo mẫu gương của các thánh.
Trong chương một, chúng tôi bàn thảo về những khái niệm tổng quát của việc tuyên thánh, cách cụ thể là Giáo hội Công giáo đã hiểu thế nào về ý niệm của sự thánh thiện của con cái mình. Chúng tôi sẽ cho bạn thấy quá trình tuyên thánh và giải thích sự tiến triển qua nhiều thế kỷ. Chúng tôi giải thích các vị thánh được tôn kính như thế nào, và chúng tôi cũng thảo luận về vai trò cụ thể của các vị thánh bổn mạng trong đời sống thiêng liêng của bạn. Cuối cùng, chúng tôi kiểm tra các lý do để theo đuổi một cuộc sống thánh thiện và các phương tiện để đạt được điều đó.
Mục Lục
- CÁC THÁNH THƯỜNG NGÀY VERSUS CÁC THÁNH CHÍNH THỨC ĐƯỢC TUYÊN
- TIẾN TRÌNH TUYÊN THÁNH XƯA VÀ NAY
- TIẾN TRÌNH TRỌNG TÂM VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG ALEXANDER III
- TIẾN TRÌNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI VỚI ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAO-LÔ II
- TUY KHÔNG CÓ NGÀY KÍNH NHƯNG VẪN LÀ NHỮNG VỊ THÁNH
- SỰ CHUYỂN CẦU (CÁC THÁNH BỔN MẠNG)
- TÔN KÍNH CÁC THÁNH
- THEO MẪU GƯƠNG CÁC THÁNH
- THIẾT LẬP MỘT NỀN TẢNG ĐẠO LÝ VÀ LUÂN LÝ VỚI BỐN NHÂN ĐỨC CĂN BẢN
CÁC THÁNH THƯỜNG NGÀY VERSUS CÁC THÁNH CHÍNH THỨC ĐƯỢC TUYÊN
Trong Giáo hội Công giáo, bất cứ ai được lên thiên đàng đều được gọi là thánh. Những ai lên thiên đàng nhưng không bao giờ được tuyên thánh thì vẫn thánh thiện như những người được Đức Giáo Hoàng tuyên thánh. Trong thực tế, phần lớn các vị thánh ở trên trời không được nêu tên và chỉ một mình Thiên Chúa mới biết họ là ai và con số là bao nhiêu. Những vị thánh đời thường này đã sống một cuộc sống rất bình thường, nhưng họ đã tin tưởng và yêu mến Thiên Chúa hết lòng. Mặt khác, các thánh chính thức là những người nam, nữ đã sống xứng đáng để được công nhận, tôn vinh và để được noi theo.
Giáo hội Công giáo chưa bao giờ dạy rằng một người phải hoàn thiện hoặc vô tội mới được vào nước trời. Thực ra, Giáo hội dạy rằng từ thời Adam và Eva, khi mỗi người nam hoặc nữ được sinh ra đều phải chịu hậu quả của tội nguyên tổ (trừ Đức Trinh Nữ Maria, bởi mẹ đã nhận được đặc ân từ Thiên Chúa). Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta đều là tội nhân và cần được tha thứ. Các thánh đều là những con người với những yếu đuối riêng của họ, nhưng nhờ ân sủng của Thiên Chúa, họ có thể vượt qua những thói quen và yếu đuối đó. Điều ấy chứng tỏ rằng những người khác cũng có thể nên thánh. Để được gọi là thánh (được Đức Giáo Hoàng quyết định), ứng viên phải được tuyên thánh, hoặc chính thức được xác nhận qua việc nghiên cứu rõ ràng về đời sống của họ. Tất cả những gì được biết về ứng viên như: – lời nói, việc làm và các tài liệu ghi chép – đều phải được khảo cứu kỹ lưỡng. Nếu những chi tiết về cuộc sống của ứng viên được xác định là xứng đáng với vị một vị thánh chính thức, thì các dữ kiện và bằng chứng được đệ trình cho Đức Giáo Hoàng phê duyệt. Không ai trở thành một vị thánh cho tới khi Đức Giáo Hoàng phê chuẩn.
Việc tuyên thánh chính thức không đơn thuần là việc tôn vinh các vị thánh. Các ngài là những mẫu gương cho các tín hữu đang phải chiến đấu để hòa giải con người tự nhiên với những ước vọng thiêng liêng.
Các phần sau đây nghiên cứu về tiến trình tuyên thánh, từ tiến trình đề cử ban đầu và những nghiên cứu khởi sự đến tất cả những điều mà Giáo hội phải xem xét, và các biến cố xảy ra sau cái chết của ứng viên.
TIẾN TRÌNH TUYÊN THÁNH XƯA VÀ NAY
Như chúng ta đã đề cập ở phần trước, bất kỳ tuyên bố nào về việc tuyên thánh đều do Đức Giáo Hoàng. Điều đó thật hiển nhiên, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trước thế kỷ 12, Đức Giám Mục địa phương là người có thẩm quyền tuyên thánh– hoặc tự mình hoặc cùng với một hội đồng hay hội đồng Giám Mục. Trong thời kỳ rất sớm và cổ đại, các thánh được công bố bằng sự tán thành, hoặc sự đồng ý của dân chúng. Nếu một người sống rất thánh thiện mà chết, thì thường là một vị tử đạo, Giáo phận nơi họ sống và chết đều cổ võ cho việc tuyên thánh.
Nhưng chết cho đức tin không phải là lối duy nhất của sự thánh thiêng hay thánh thiện. Sống một cuộc sống tốt lành và thánh thiện – cho dù không chết vì tử đạo – thì đó cũng mang nhiều ý nghĩa.
Vậy một câu hỏi đặt ra: Ai sẽ được công bố là thánh? Trong phần này, chúng ta nhìn vào tiến triển của một hành trình tuyên thánh mà một người được công bố là thánh.
TIẾN TRÌNH TRỌNG TÂM VỚI ĐỨC GIÁO HOÀNG ALEXANDER III
Đức Giáo Hoàng Alexander III là người đầu tiên kiểm soát quá trình tuyên thánh. Vào cuối thế kỷ 12, ngài đã dành việc tuyên thánh là phạm vi riêng biệt của chức vị Giáo Hoàng. Chính ngài và những người kế nhiệm đã thiết lập các quy trình và quy luật cụ thể để đảm bảo rằng mọi ứng viên phải đạt được các tiêu chuẩn và điều kiện cần thiết. Kết quả là một điều gì đó rất gian truân. Mỗi cuộc điều tra đều liên quan đến một bên là ủng hộ cho ứng viên (luật sư biện hộ) và bên kia là phản kháng (tương đương với một luật sư khởi tố), còn gọi là người bênh vực sự giữ, mà công việc của họ là tiết lộ ra bất kỳ những quan điểm ngược lại với các tài liệu đã ghi chép hoặc giáo huấn của ứng viên hoặc/ bất kỳ hành vi vô đạo đức nào trong cuộc sống của ứng cử viên.
Trong 800 năm tiếp theo, những ai muốn ủng hộ cho một người sẽ được tuyên thánh phải trải qua một tiến trình dài. Trước tiên là tuyên chân phước, một quyết định chính thức mà họ được gọi là “Chân Phước”. Việc tuyên chân phước liên quan tới một phiên tòa theo giáo luật cùng với những người ủng hộ và thẩm phán. Những người biết về ứng viên hoặc chứng kiến các phép lạ sau khi họ chết đã làm chứng, các tài liệu và giáo huấn của ứng viên phải được kiểm chứng và phải có bằng chứng rõ ràng. Tất cả những bước này phải được thực hiện tại Roma, bởi vì một trong những quy định đến từ các chính sách trung tâm của Đức Giáo Hoàng Alexander, đó là mọi cuộc điều tra phải được tổ chức tại Vatican.
Thật đúng như vậy, cũng có khi phải chờ 50 năm sau khi ứng viên chết cho tới khi họ được xem xét để được tuyên thánh. Mục đích của giai đoạn chờ đợi này là để cho cảm xúc được ổn định, do đó giảm số lượng các đơn khiếu nại gây ra đau buồn cho việc tuyên thánh. Năm mươi năm được coi là khoảng thời gian của một thế hệ qua đi.
TIẾN TRÌNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI VỚI ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAO-LÔ II
Năm 1983, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có những thay đổi lớn về tiến trình tuyên thánh. Ngài đã giảm thời gian chờ đợi từ 50 năm xuống còn 5 năm. Nói chung, lý do là vì sau 50 năm sẽ khó khăn để tìm kiếm những nhân chứng rõ ràng về ứng viên.
Đức Giáo Hoàng có quyền giảm hay bỏ giai đoạn chờ đợi này. Trong thực tế, trường hợp của Mẹ Têrêsa, chính Đức Gioan Phaolô II đã bỏ giai đoạn chờ đợi này (xem chương 18).
Đức Gioan Phaolô II đã thay thế quá trình thử thách bằng một cách tiếp cận mang tính học thuật hơn. Các quan chức vẫn thu thập các tài liệu ghi chép và sự kiện liên quan đến đời sống của ứng cử viên, nhưng vai trò gây tranh cãi của phía bênh vực sự giữ và sự thử thách đã không còn nữa (xem phần tiếp theo “Kiểm chứng cuộc sống và cho phép con người tự nhiên “). Ngài đã trao lại phần lớn tiến trình cho quyền hạn của giáo hội địa phương. Các giám mục địa phương và giáo phận giờ đây có rất nhiều sự chuẩn bị và giai đoạn đầu của việc nghiên cứu, vì họ là những người sống trực tiếp tại nơi mà ứng viên đã sống và làm việc.
Khi một giám mục chấp thuận cho một trường hợp để được tuyên thánh, ứng viên được gọi là “Đầy Tớ Chúa”, cho đến khi có quyết định được đệ trình lên. Khi điều đó xảy ra, ứng viên được gọi là Bậc Đáng Kính. Từ đó, việc nghiên cứu tập trung vào bằng chứng phép lạ liên quan tới ứng viên (xem phần “Xác nhận phép lạ”, phần sau trong chương này). Sau khi một phép lạ thật xảy ra, Roma quyết định ứng viên được gọi là “Á Thánh” hay chính thức được tuyên chân phước.
Giai đoạn tiếp theo là việc chờ đợi cho một phép lạ khác và được chứng minh bằng tài liệu. Không phải tất cả những ai được tuyên chân phước sẽ tiến tới việc tuyên thánh, nhưng chừng nào phép lạ thứ hai có thể kiểm chứng được thì mới có hy vọng.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành riêng tất cả các nghi thức tuyên chân phước cho chính mình, nhưng Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã khôi phục lại những thực hành cổ xưa là cho phép các giám mục khác tuyên chân phước cho các ứng viên của địa phương mình. Đức Bênêđictô XVI vẫn có lời cuối cùng về việc nâng một vị “Á Thánh” lên bậc “Hiển Thánh”.
Nếu có đủ bằng chứng, và nếu Đức Giáo Hoàng quyết định tuyên thánh cho ai đó, thì ngày lễ mừng thường là ngày họ qua đời. Ngày này được coi là ngày “sinh nhật trên trời.” Nếu một số vị thánh qua đời trùng với ngày mà lịch phụng vụ đã sắp đặt, thì ngày mừng lễ của họ được sắp xếp vào một ngày gần nhất của ngày họ qua đời.
Examining lives and allowing for human nature (Kiểm chứng cuộc sống và cho phép bản chất tự nhiên con người)
Khi những người được đề nghị để được tuyên thánh, thì cuộc sống của họ – từ hành động tới lời nói – đều được kiểm chứng kỹ lưỡng. Không ai tìm kiếm sự hoàn hảo – nhưng chỉ để đảm bảo người đó không phải là người sống có tai tiếng hay scandan. Các Cơ Quan Công giáo xem xét kỹ lưỡng những lời nói, giảng dạy, sách viết, và các tài liệu khác của ứng viên để khẳng định rằng tất cả không có gì mâu thuẫn với học thuyết và tín lý của Giáo Hội.
Nếu lời nói và hành động của ứng viên được coi là xứng đáng, thì nhóm người xem xét sẽ tìm kiếm nhân đức trổi vượt – sự khao khát và nỗ lực để theo đuổi một cuộc sống thánh thiện cách nghiêm túc.
Các thánh là những con người, vì thế họ cũng có những thiếu xót. Họ đâu phải là thiên thần, nên họ đâu có cánh hoặc hào quang, và họ cũng không tỏa sáng trong bóng tối. Các thánh đơn giản là những tội nhân, là người luôn nỗ lực trở nên tốt hơn.
Những phép lạ được xác nhận
Định nghĩa về một phép lạ được chuẩn nhận khác với những ứng viên được đề cử tuyên thánh. Thông thường, phép lạ liên quan đến việc chữa lành bệnh tật cách trực tiếp và trọn vẹn mà khoa học hiện nay không thể giải thích được.
Những phép lạ khác có thể gọi là chứng cớ cụ thể, chẳng hạn như:
- Tính bất khả xâm phạm: Một hiện tượng mà thi thể của người chết không mục nát, cho dù bao nhiêu năm đã trôi qua kể từ khi chết. Chỉ những thi thể không ướp xác mới được công nhận rõ ràng là không bị mục nát.
- Hương thơm của sự thánh thiện: Một mùi hương ngọt ngào của hoa hồng tỏa ra từ thi thể người chết, cho dù thi thể ấy đã cứng đờ sau khi chết. Một lần nữa, thi thể không ướp xác mới được công nhận là phép lạ.
- Những dấu thánh: Những dấu vết giống hệt như một hoặc nhiều thương tích trong năm vết thương mà Đức Ki-tô phải chịu trên thập giá. Điều đó xảy ra khi người đó còn sống.
- Cùng hiện diện hai nơi. Hiện diện ở hai nơi cùng một lúc. Hiện tượng này chỉ xảy ra trước khi thánh nhân chết, trong khi thánh nhân còn sống, chỉ có bằng chứng đáng tin cậy nhất từ các nhân chứng. Sách Lê-vi cũng có thể được sử dụng làm bằng chứng.
SỰ CHUYỂN CẦU (CÁC THÁNH BỔN MẠNG)
Bạn có các trung gian và người chuyển cầu trong cuộc sống hàng ngày của bạn, nhưng bạn không gọi họ là “trung gian ” và “người chuyển cầu”. Đôi khi bạn gọi họ là “bác sĩ”, “y tá”, “giám đốc” hay “nhân viên “. Người bầu cử là người bạn tìm kiếm để xin sự giúp đỡ từ một ai đó cao hơn: Như y tá chuyển tiếp thông tin của bạn tới bác sĩ, thư ký chuyển tiếp yêu cầu hoặc mối quan tâm đến giám đốc.
Đó là cách mà Thiên Chúa và các thánh vẫn làm. Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian trong cuộc sống chúng ta, là người có thể nói thay cho cả nhân loại, và là người có thẩm quyền thương lượng, thoả thuận hoặc hiệp ước, và đại diện cho cả hai bên. Các thánh là những người thỉnh cầu cho một người và là trung gian duy nhất đại diện cho người khác. Vai trò của họ là tùy chọn – không phải ai cũng đến với đấng bầu cử, hay thánh nhân để thưa chuyện với Thiên Chúa.
Các vị thánh bảo trợ là người chuyển cầu cho những lãnh vực đặc biệt. Chẳng hạn như, St. Lucia là vị tử đạo trong Giáo hội cổ đại, đã chết cách khủng khiếp khi những người bách hại Roma đã móc mắt của chị (xem chương 6). Chị được gọi là thánh bổn mạng cho các bệnh nhân về mắt.
Đang khi sống ở dưới trần cũng có thể cầu nguyện cho người khác, các thánh ở trên trời cũng có thể cầu nguyện cho cuộc sống ở trần gian. Trong cả hai trường hợp, người bầu cử cầu nguyện với đấng trung gian đại diện cho người khác. Giáo hội công giáo nhìn thấy sự chuyển cầu của các thánh như là một chuỗi kinh nguyện dài trên không gian.
TÔN KÍNH CÁC THÁNH
Tuy các thánh có ngày kính riêng trong lịch phụng vụ của Giáo Hội, nhưng không có nghĩa các ngài được tôn thờ – điều đó chỉ dành cho một mình Thiên Chúa. Thay vào đó, các thánh xứng đáng được tôn vinh hay được tôn kính cách công khai, trong tiếng Latin gọi là “dulia”. Các thánh nam nữ xứng đáng được tôn vinh trên trời cũng giống như đất nước tôn vinh những anh hùng đã chết vì bảo vệ tổ quốc.
Các ảnh tượng, biểu tượng và hình ảnh của các thánh không được coi là thần tượng (một công bố mà một số người đã sử dụng để chỉ trích đạo Công giáo, trích dẫn một trong Mười Điều Răn cảnh báo chống lại việc tôn thờ thần tượng). Một lần nữa, sự so sánh đúng đắn không phải là thờ phượng mà là tôn kính. Các đài kỷ niệm như tượng George Washington, Thomas Jefferson, và Abraham Lincoln là công khai, là cách thức mà chính phủ ủng hộ để tôn vinh các anh hùng dũng cảm đã chết vì phục vụ tổ quốc hoặc đã trải qua một phần cuộc đời để phục vụ tổ quốc. Cũng tương tự như vậy trong Giáo Hội, ảnh tượng, biểu tượng và hình ảnh của các thánh là những đài kỷ niệm có ý nhắc nhở chúng ta về sự dũng cảm và lòng đạo đức của các ngài.
Bạn đã từng để tấm hình của một người thân đã qua đời trong bóp của bạn hoặc treo nó lên tường nhà bao giờ không? Những tấm hình đó không phải là thần tượng chứ?. Những hình ảnh của các thánh được chưng trong nhà thờ hoặc trong các gia đình đều giống nhau: đó như một lời nhắc nhở hữu hình về một người mà bạn tôn kính và trân trọng.
Các vị hiển thánh không chỉ có ngày kính mà còn được các nhà thờ dùng để đặt tên, chẳng hạn như nhà thờ thánh Bernadette hoặc nhà thờ thánh Anna. Các tòa nhà vẫn là nhà của Thiên Chúa và là nơi thờ phượng, nhưng nơi đó lại dành riêng cho sự cầu bầu của một vị thánh đặc biệt (xem phần tiếp theo). Các trường học (tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học) cũng có thể mang tên của một vị thánh để ca ngợi di sản đức tin của các ngài.
THEO MẪU GƯƠNG CÁC THÁNH
Bằng việc tuyên thánh cho nhiều người, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô cho thấy sự thánh thiêng và thánh thiện không chỉ dành riêng cho bậc giáo sĩ. Nước Trời rộng mở cho bất cứ ai ước muốn và sẵn sàng sống một cuộc đời tốt lành và thánh thiện.
Việc tuyên thánh là một tiến trình gồm nhiều bước, cả khi còn sống cũng như sau khi chết. Trong cuộc sống, đạt được sự thánh thiện là một quyết định chọn lựa Thiên Chúa. Thế nhưng quyết định đó phải được theo đuổi suốt cuộc đời. Tử đạo – chết vì đức tin – là một hành động duy nhất, nhưng để cam kết đòi hỏi cả cuộc đời tập luyện để trở thành người đầy tớ chân chính và trung thành của Thiên Chúa.
Việc tuyên thánh là lời nhắc nhở rằng sự kiên trì và dâng hiến cho đức tin của một người mang lại cho chúng ta những mục tiêu. Như Mẹ Têrêsa Calcutta thường nói, “Thiên Chúa không gọi chúng ta để thành công; nhưng Ngài gọi chúng tôi là để trung thành.” Chúng ta biết rằng chúng ta không hoàn hảo, điều đó chỉ dành cho Thiên Chúa; vì thế, chúng ta đừng quá cố gắng để vươn tới những gì vượt khỏi tầm với của mình. Thay vào đó, chúng ta được mời gọi trung thành trong những nỗ lực phải làm và làm nó tốt hơn mỗi ngày.
Việc tuyên thánh cũng nhắc nhở rằng ngay cả người tội lỗi nặng nề vẫn có sự trợ giúp hoặc niềm hy vọng. Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, ai cũng có thể thay đổi cuộc đời và trở về với đời sống Kitô hữu.
Trong phần này, chúng ta nhìn vào đời sống đạo đức hằng ngày của thánh nhân sẽ được tuyên thánh. Họ là những con người bình thường, cũng có những tổn thương như bao người nam nữ khác khi được sinh ra, do tội nguyên tổ. Và bởi vì họ cũng có những khuyết điểm như chúng ta, nhưng nhờ ân sủng của Thiên Chúa, tất cả đều có thể thắng vượt được nó.
THIẾT LẬP MỘT NỀN TẢNG ĐẠO LÝ VÀ LUÂN LÝ VỚI BỐN NHÂN ĐỨC CĂN BẢN
Thánh Thomas Aquinô, một nhà thần học sáng giá của thế kỷ 13, đã dạy rằng “Ân sủng được xây trên nền tảng tự nhiên” (grace builds upon nature). Điều đó có nghĩa là trước khi con người hy vọng sống một cuộc đời thánh thiện, xứng với việc tuyên thánh (ở trên trời), thì người đó phải có một nền đạo lý và luân lý vững chắc, nhờ đó mà ân sủng được xây lên. Để là một người đạo đức hay thánh thiện không phải là ngẫu nhiên. Bạn phải có ý hướng và ước muốn sống thánh. Trước tiên, bạn phải theo đuổi sự thiện trước khi theo đuổi sự thánh thiện. Cái trước làm nền cho cái sau.
Các nhân đức căn bản đã được biết đến và thảo luận từ thời cổ đại. Các nhà triết học như Socrates, Plato, Aristotle, Cicero, và Stoics đã sống hàng thế kỷ trước Chúa Kitô và họ là những người lạc giáo Hy Lạp hay La mã. Họ không có tôn giáo nào giống như người Do thái và Kitô hữu. Nhưng họ đã sử dụng lý luận của con người và thấy rằng có bốn nhân đức căn bản (từ Latinh cardo, có nghĩa là “bản lề” – bản lề giúp cho một đời sống luân lý tốt). Các nhà triết học cổ đại nhận ra rằng Khôn ngoan, Công bằng, Can đảm và Tiết độ là nền tảng của một cuộc sống đạo đức và sẽ đem lại hòa bình và hạnh phúc cho cá nhân, cộng đồng và xã hội nói chung. Đức tin bổ sung cho lý lẽ, vì vậy tôn giáo vẫn tiếp tục duy trì các nhân đức căn bản và thêm vào các nhấn đức đối thần như đức tin, đức cậy, đức mến.
Mọi người và bất cứ ai đều có thể thực hành bốn nhân đức căn bản này. Chúng rất có ích và giúp bạn sống tốt và làm tốt. Con người muốn đạt được thói quen tốt, bạn phải nỗ lực thực hành nó. Các nhân đức đối thần đến từ ân sủng thiêng liêng ngang qua các bí tích, đặc biệt là Bí tích Rửa Tội, là cửa ngõ vào các bí tích khác (Hòa Giải, Thánh Thể, Thêm sức, Hôn Phối, Truyền chức, và Sức dầu bệnh nhân)
Để được coi là thánh thiện, trước tiên, người đó phải tìm kiếm một đời sống nhân đức – một đời sống được hướng dẫn bởi bốn nhân đức trụ đó là: khôn ngoan, công bình, can đảm, tiết độ. Để thay đổi cuộc sống, mỗi nhân đức này phải được thực hành thường xuyên trước khi nó trở thành một thói quen tốt.
Các phần sau đây sẽ đưa ra một cái nhìn gần hơn về mỗi nhân đức căn bản.
Khôn ngoan
Khôn ngoan đứng đầu các nhân đức, là khả năng đưa ra những quyết định tốt và thực hành trọn vẹn – biết khi nào, ở đâu, và làm thế nào là thích hợp. Bạn sẽ không yêu cầu một người bạn trả nợ cho bạn vào đúng ngày đám tang của mẹ bạn ấy. Cũng trong cách thức ấy, khôn ngoan là biết làm thế nào để ứng sử một tình huống cách tinh tế với sự nhạy cảm và lòng bác ái.
Thánh Thomas More (thế kỷ 16) là một người khôn ngoan nhất. Là một Bộ Trưởng Tư Pháp Anh và là nhà quý tộc giàu có, Thomas luôn cân nhắc những lời và hành động của mình trước khi nói hoặc làm. Một số người có thể gọi ngài là người thận trọng, nhưng sự khôn ngoan là cách tóm tắt tốt nhất cuộc đời của ngài như một người công giáo. Trong cuộc xung đột với vua Henry VIII, Thomas đã khôn ngoan biết giữ thinh lặng khi cần, và dám nói cách mạnh mẽ và dũng cảm khi thấy đó là tốt. Thomas không bao giờ vội vã hay bốc đồng, nhưng ngài luôn cầu nguyện và cân nhắc kỹ lưỡng mọi lãnh vực về chính trị, xã hội, và cuộc sống riêng tư. Thông minh để biết đúng lúc, đúng nơi, đúng lời và đúng hành động thì đó mới là khôn ngoan thật.
Công bằng
Công bằng là làm điều đúng với lý do chính đáng; người Rô-ma thường nói một đổi một (điều này cho điều kia). Có ba loại công lý: hoán đổi, phân phối, và xã hội, được định nghĩa bởi những con người liên quan.
- Công bằng hoán đổi (hỗ tương) liên quan đến hai bên: người mua và người bán, giáo viên và học sinh, hàng xóm và láng giềng. Nó liên quan đến công bằng và liêm chính giữa hai bên.
- Công bằng phân phối là sự cân bằng giữa cá nhân và nhóm, chẳng hạn như giữa cư dân và chính phủ, hoặc giữa một thành viên công đoàn và liên hiệp. Người cư trú phải đóng thuế và có quyền bỏ phiếu trong ngày bầu cử. Ngược lại, chính phủ phải đảm bảo an toàn và hạnh phúc cho dân.
- Công bằng xã hội là tất cả mọi người phải có trách nhiệm để bảo vệ nguồn tài nguyện thiên nhiên cho các thế hệ tương lai và bảo vệ lẫn nhau. Ví dụ, khi chính phủ đàn áp người dân, thì sự công bằng xã hội phải thúc đẩy các chính phủ và công dân khác đứng lên để bảo vệ người bị áp bức.
Thánh Giuse (thế kỷ thứ nhất) được gọi là người “công chính” trong Tin Mừng, và Ngài là mẫu mực của đức công bằng. Ngài biết điều gì đúng để làm, và ngài luôn luôn tìm kiếm sự công bằng. Chắc chắn rằng Thánh Giu-se luôn được tình yêu thúc đẩy, nên ngài sẵng sàng bảo vệ mẹ Maria và Chúa Giê-su. Chính khi thực hành sự công bằng làm cho ngài trở thành người chồng và cha nuôi trong gia đình. Sống công bằng với mọi người và luôn làm điều đúng – chứ không phải vì phần thưởng hay công nhận thì đó là sự công bằng.
Can đảm
Mọi người luôn ở trong tình trạng muốn hoặc cần phải làm, hoặc nói điều gì đó cần thiết, mặc dù không dễ dàng. Can đảm là dám làm hoặc nói điều gì đó.
Chân phước Têrêxa Calcutta (thế kỷ 20) chắc chắn là một cô bé tiên phong về lòng can trường và dũng cảm. Mẹ không do dự trong quyết định những gì phải làm và những gì phải nói, do dù đối thủ của mẹ mạnh mẽ thế nào đi nữa. Hoặc là giúp những người nghèo nhất trong số người nghèo, hay bảo vệ cuộc sống của những thai nhi trong lòng mẹ, nữ tu nhỏ bé người Albania này đã trở nên rất quen thuộc với nhân đức dũng cảm, và vì vậy mà mẹ không bao giờ bỏ cuộc hoặc buông xuôi. Mẹ luôn nói chuyện với lòng bác ái và nhân từ, nhưng lại rất mạnh mẽ trong xác tín – với các nhà lãnh đạo của thế giới thứ nhất, thứ hai và thứ ba; Liên Hiệp Quốc; Quốc hội và Nhà Trắng. Có lòng dũng cảm để làm công việc (nghĩa là thánh ý Thiên Chúa) và không bị ảnh hưởng bởi tham vọng hoặc sợ hãi thì đó chính là lòng dũng cảm.
Tiết độ
Tiết độ là biết khi nào là đủ. Người tiết độ biết hạn chế những thú vui và hoạt động cách chính đáng. Ví dụ, bạn có thể cho phép mình uống một ly rượu, nhưng sự tiết độ không để bạn thõa mãn nhu cầu.
Thánh Josemaria Escriva (thế kỷ 20) là một người đàn ông ôn hòa. Ngài thực hành sự điều độ trong công việc và trong giờ chơi của mình (rảnh rỗi và giải trí). Không có bữa tiệc pooper, Josemaria sẽ vui thích tiệc tùng và ăn uống trong tinh thần trách nhiệm, chẳng hạn như uống rượu. Nhưng ngài biết đâu là giới hạn, và không quá thỏa mãn. Ngài biết dung hòa giữa làm việc và nghỉ ngơi. Sự tiết độ dạy cho ngài giá trị của chừng mực trong những thú vui và không để nó lạm dụng mình và người khác. Josemaria cũng thực hành những hy sinh tự nguyện, còn gọi là khổ chế, nhưng một cách vừa phải chứ không để gây ra những xúc phạm hoặc tổn thươnng. Sự hài hòa lành mạnh chính là sự tiết độ.
CÁC NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN ĐƯỢC XÂY TRÊN NỀN TẢNG CÁC NHÂN ĐỨC CĂN BẢN
Con đường dẫn tới sự thánh thiện không chỉ hệ tại ở các nhân đức luân lý mà còn cả những nhân đức đối thần. Những nhân đức đối thần được tặng ban khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, nhưng có thể được tăng trưởng trong suốt cuộc đời. Bí tích Rửa tội xóa bỏ tội nguyên tổ và làm cho con người trở thành “con Thiên Chúa”. Ơn thánh được ban tặng trong Bí tích Rửa Tội làm cho con người trở nên thánh thiện và do đó có thể tham dự vào sự thánh thiện nước trời. Cùng với ơn thánh hóa, Bí Tích Rửa Tội cũng làm cho linh hồn nên mềm dẻo và sẵn sàng cho ơn hiện sủng, đó là món quà siêu nhiên của Thiên Chúa, cho phép con người làm những điều thánh thiện khác (như cầu nguyện, tha thứ cho kẻ thù, chịu đựng gian khổ, hy sinh cho những người khác, can đảm giữa những khó nhọc…).
Sau đây là những nhân đức đối thần:
- Đức tin là tin vào những gì Thiên Chúa nói bởi vì nó đến từ chính Thiên Chúa.
- Đức cậy là xác tín vào lời hứa mà Thiên Chúa vẫn đang thực hiện, nhưng biết rằng những lời hứa đó một ngày kia sẽ được tròn đầy tại một thời điểm và một nơi mà Thiên Chúa muốn.
- Đức mến, theo thần học, là một tình yêu linh thiêng, muốn điều tốt nhất cho ai đó, đặt người khác lên trên chính mình. Nó không phải là tình yêu giới tính hay tình yêu sinh học; nhưng nó tìm kiếm để yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận.
Các nhân đức đối thần xây trên nền tảng các nhân đức luân lý và nhân bản. Đức tin, đức cậy và đức mến giúp bạn tin vào những gì Thiên Chúa mạc khải, tin tưởng vào lòng thương xót và sự quan phòng của Ngài, và để yêu mến Ngài hết lòng, hết linh hồn, và yêu tha nhân như chính mình. Nỗ lực mỗi ngày để sống cuộc đời thánh thiện được thực hiện bởi các nhân đức đối thần. Vì thế, mỗi ngày con người cần thêm đức tin, đức cậy, và đức mến nhiều hơn cho cuộc sống của mình cho đến khi họ đạt được thiên đàng, nơi mà có sự viên mãn của ân sủng và niềm vui tròn đầy vô tận.
Sự thánh thiện khởi đầu bằng các nhân đức và kết thúc bằng sự thánh thiện. Đó là một quá trình suốt đời -không bao giờ con người có thời gian để ngừng khôn ngoan, công bằng, tiết độ, hay can đảm. Cũng vậy, đức tin, đức cậy và đức mến không bao giờ được nhận biết cách tròn đầy cho tới khi chúng ta đạt được nước trời, tuy nhiên Thiên Chúa sẽ cho chúng ta lương thực để cảm nếm trên hành trình này.
Chuyển ngữ: Sơ Anna Phạm Thị Phúc, FMA
Nguồn: John Trigilio & Kenneth Brighenti, Saints for Dummies, (Indianapolis, Indiana: Wiley Publishing, Inc., 2010), 9-18.