Vài Kitô hữu cầu nguyện với Kinh Lạy Cha với từ “lỗi phạm” (trespasses), trong khi những người khác lại dùng từ “khoản nợ” (debts) hay “tội lỗi” (sins). Từ Hy Lạp paraoptomata có nghĩa “lỗi phạm”, trong khi opheilemata có nghĩa “khoản nợ” và hamartias mang nghĩa “tội lỗi”. Cả Matthêu và Luca đã sử dụng cả ba từ trên trong các bản gốc khác nhau. Từ quan trọng hơn trong lời kinh này là aphiemi mang nghĩa “tha thứ”. Ý tưởng Chúa Kitô muốn thông truyền là chúng ta phải “tha thứ”, dù đó là khoản nợ, tội lỗi, hay lỗi phạm.

Một trong những lý do “lỗi phạm” từ rất lâu đã được đa số người dùng là vì, tha một món nợ vốn là một hành động bác ái sẽ khác với việc tha thứ cho một hành vi lầm lỗi (lỗi phạm). Về mặt thần học, tốt hơn nên hạn chế dùng từ “tội lỗi” đối với việc lỗi phạm chống lại Thiên Chúa vì liên quan đến việc đặt ý mình nghịch lại Ý Chúa. Nếu tôi đặt ý tôi nghịch lại ý bạn, điều đó không nhất thiết là tội lỗi. Nếu bạn mượn tiền tôi và tôi hủy bỏ món nợ, đó không hẳn là sự tha thứ đúng nghĩa theo như Tin Mừng đòi hỏi.

Sự tha thứ là tha cho ai đã xúc phạm, làm tổn thương hay tấn công chúng ta. Sự tha thứ ngụ ý có lỗi lầm nơi người lỗi phạm, dù có hay không có sự sám hối, buồn phiền, hay ăn năn. Chúng ta có thể tha thứ cho những người thậm chí không xin chúng ta tha thứ. Chúng ta được đòi hỏi phải tha thứ cho kẻ thù, yêu mến họ và cầu nguyện cho họ.

Việc dùng từ “lỗi phạm” trong Kinh Lạy Cha nơi bối cảnh này dường như có ý nghĩa hơn việc dùng từ “khoản nợ” hay “người mắc nợ”, nhưng cả ba từ (tội lỗi, khoản nợ, và lỗi phạm) đều được tìm thấy trong Tin Mừng.

Chuyển ngữ: Nhóm Majorica, Học viện Dòng Tên

Nguồn: Rev. John Trigilio JR., Ph.D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph.D.,
The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question,
(Naperville, Illinois: Sourcebooks, Inc., 2007), 237-238.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *