Thần bí vốn là một cấp độ thiêng liêng Công Giáo không dễ gì đạt được. Theo truyền thống, trong đời sống thiêng liêng, một người khởi sự với cấp độ thanh luyện, chiến đấu với những thói quen xấu và những cám dỗ của mình, và tránh phạm tội. Người ta được khuyến khích hãm mình ép xác khi ở cấp độ cơ bản này. Tiếp theo là cấp độ soi sáng, nhận ra ánh sáng chân lý nhờ việc nuôi dưỡng các nhân đức luân lý và tìm cách làm điều lành thay vì tránh điều dữ. Cấp độ thứ ba là kết hiệp, ở đó người ta có một sự thông hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Đây chính là giai đoạn chủ nghĩa thần bí diễn ra.
Suy niệm được thực hành ở cấp độ thứ hai của giai đoạn soi sáng, nhưng nhà thần bí chỉ tìm thấy nơi chốn của mình trong chiêm niệm mà thôi. Suy niệm là sự định tâm có chủ ý của tâm trí đối với các mầu nhiệm đức tin Kitô giáo, ví dụ như Nhập thể, Ba Ngôi, và Sự Hiện Diện Thực Sự nơi Thánh Thể. Suy niệm có thể dùng đến các giác quan, trí tưởng tượng, trí nhớ và các cảm xúc.
Ngược lại, người ta tự nhiên không phải là người chiêm niệm, mà là một món quà từ Thiên Chúa, nơi Ngài truyền thông cor corquivir (trái tim đến trái tim) trong những khoảng lặng yên tĩnh của tâm hồn con người. Chỉ sự hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa mới có thể cho phép chiêm ngắm thực sự. Những người đạt được nó được xem là những nhà thần bí hay những người chiêm ngắm. Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh Teresa Avila, và Thánh Ignatius of Loyola là các nhà thần bí nổi tiếng Công Giáo.
Đối tượng trong chiêm ngắm không phải là chiêm niệm, như trường hợp trong thần học ngoại giáo và phi Kitô giáo. Mục tiêu chiêm ngắm là sự thánh khiết, để tìm kiếm sự thánh thiện bằng cách tiến gần hơn đến và tìm hiểu rõ hơn nguồn mạch thánh, Đấng Cực Thánh, chính Thiên Chúa.
Khi những chấp trước vào thế giới này, những thứ (tài sản, tiền bạc, quyền lực, niềm vui) bị bỏ rơi, thì cần có sự gắn bó với những thứ khác (công nhận, cảm ơn, xác nhận, an ủi, đánh giá). Cuối cùng, tự ngã phải bị tiêu diệt, trong những điều mà các nhà thần bí gọi là “chết cho tự ngã”. Một ý chí của người phải được hy sinh để nó có thể được thay thế bằng ý muốn của Thiên Chúa.
Thánh Catherine của Siena trải qua kinh nghiệm kỳ diệu huyền bí nơi ngài được nâng bổng lên từ sàn nhà và đồng thời cảm thấy đau đớn và niềm vui trong cơ thể và linh hồn của ngài. Thánh Phanxicô Assisi và Thánh Padre Pio Pietrelcina là những nhà thần bí cũng được ban phước với Stigmata (có năm vết thương của Đấng Christ trên cơ thể họ).
Chuyển ngữ: Nhóm Majorica, Học viện Dòng Tên
Nguồn: Rev. John Trigilio JR., Ph.D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph.D.,
The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question,
(Naperville, Illinois: Sourcebooks, Inc., 2007), 234.