Proclus (412 – 485) – ảnh: internet
- Plotinus liên hệ gì với quỷ học (demonology)?
Trong tiểu sử về Plotinus (205 – 270) của Porphyry (233 – 309) có viết như sau :
Lần kia, một vị tư tế người Ai Cập đã đến Rô-ma và làm quen được với Plotinus thông qua một người bạn, vị tư tế này muốn kiểm chứng những năng lực của Plotinus và đề nghị Plotinus hãy làm cho con quỷ đã được sinh ra cùng với vị tư tế hiện hình bằng phép phù thủy. Plotinus tán thành và việc phù phép đã diễn ra trong ngôi đền của Isis, vì tại Rôma, người Ai cập này chỉ thấy ngôi đền đó được cho là nơi thanh khiết duy nhất. Khi con quỷ được phù phép để hiện nguyên hình, thì một vị thần vốn không nằm trong số loài quỷ lại xuất hiện. Và người Ai Cập đã hô lớn tiếng: “ngài thật có phúc, vì một vị thần hiện hình bên cạnh ngài cũng như con quỷ của ngài chứ không phải những con quỷ tầng lớp thấp kém hơn!”. Nhưng không còn cơ hội để xin bất cứ điều gì từ sự hiện hình hoặc để nhìn ngắm nữa, vì một người bạn đang chứng kiến và cầm những con chim trong tay để giữ sự tinh khiết của ngôi đền, lại bóp nghẹt chúng đến chết, do sự đố kỵ và sợ hãi mông lung.
Các học giả đã tìm thấy nơi đoạn văn có sự thú vị bởi vì nó mở ra hai yếu tố mới về những ý tưởng liên quan tới các quỷ thần trong thế giới cổ xưa: trước hết, những con quỷ đó có thể biến thành những vị thần hay những thiên thần nhân từ; và thứ hai, những con chim đó có thể được sử dụng để bảo vệ sự thanh khiết của linh hồn. Socrates có một “con quỷ ” vốn có thể khuyên bảo ông trong những khi căng thẳng hay mách cho ông biết điều gì là quan trọng. Tuy nhiên, sự tương tác của Plotinus với những con quỷ giống nhiều với những ý tưởng về ma thuật sau này và yêu thuật hơn là việc đơn giản lắng nghe một tiếng nói so với Socrates.
- Trường Athenian của trường phái Tân-Plato là gì ?
Trường Athenian được Plutarch thành Anthens (350 – 433) thành lập và được Syrians (c.370 – 437) kế tục, học trò quan trọng nhất của ông là Proclus (412 – 485). Trường này có thể chế giống với trường của Plato. Những người Athen đã thêm những cấp độ mới vào hệ thống của Iamblichus trong hình thái về các vị thần, những vị vốn được quan tâm trong các vấn đề triết học và những tư tưởng của các vị có thể được hiểu bởi con người, mặc dù họ không chấp nhận quan điểm của Iamblichus về Nhất Thể.
- Proclus đã đóng góp gì đối với trường phái Tân-Plato ?
Proclus (412 – 485) đã viết tác phẩm Những cơ sở của Thần Học (Elements of Theology) và Thần Học Plato (Plato’s Theology), những tác phẩm này có ảnh hưởng lâu dài lên triết học sau này, đặc biệt là triết học của Hegel (1770 – 1831) sau đó 13 thế kỷ. Ông đã thêm vào ý tưởng về những sự phát toả (emanations) bằng cách thêm vào những chuyển động đi xuống của sự phát toả, những chuyển động nằm ngang tại những giai đoạn khác nhau về nguồn gốc của sự đi xuống của nó. Điều đó đưa đến sự nhân rộng nhiều của những thực thể thần linh, hay “henads”, với những gì mà Proclus đã liên tưởng tới những vị thần Hy Lạp. Ông cũng phát triển nguyên lý cai trị mang tính ba ngôi của việc “còn lại-đi lên-trở về”. Tức là, thần tính (deity) giữ lại những gì là nó trong khi sự phát sinh của nó tiếp tục đi xuống tới sự hiện hữu thông thường, sự hiểu biết của con người về tiến trình này và sự thông truyền với thần tính đã tạo thành sự trở về. Bên cạnh những tác phẩm thuộc tinh thần, Proclus đã viết về toán học, thiên văn, vật lý và phê bình văn chương.
chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 53-54.