Tử đạo là những người có niềm tin mạnh mẽ đến nỗi dám liều mạng sống mình vì niềm tin ấy. Nguồn gốc của từ các thánh tử đạo theo ngôn ngữ Hi lạp là “chứng nhân”. Những người này làm chứng về tình yêu của họ đối với Chúa Kitô và hội thánh. Qua đó, họ sẵn sàngliều mạng sống mình vì tình yêu Chúa hơn là chối bỏ nó. Các thánh tử đạo không phải là những kẻ sát nhân- những kẻ đánh bom tự sát không phải là các vị tử đạo, họ là những kẻ những kẻ đánh bom sát nhân. Các ngài không sát hại ai và cũng không tự tử hoặc ném bom tự sát. Các ngài không gây ra cái chết cho các nạn nhân vô tội. Nhưng các ngài lại là nạn nhận của những điều này. Các thánh tử đạo được đề cập trong chương này là những người đã sống và chết vì tình yêu đối với Thiên Chúa và nước trời hơn bất cứ điều gì ở trần gian này.
THÁNH AGATA
Sinh tại Sicily vào khoảng năm 251 TCN
Bổn mạng: của Sivily và Manta, bổn mạng của các phụ nữ bi lạm dụng tình dục, những người làm chuông và phong trào chống ung thư vú.
Thánh nữ Agata sống dưới thời bách đạo của hoàng đế Decius. Từ thuở ấu thơ thánh nữ đã khao khát tận hiến cuộc sống cho Chúa Giêsu bằng đời sống trong sạch và khiết tịnh. Thánh nữ khước từ tất cả lời tán tỉnh từ người nam và thậm chí những nhà chức sắc của chính quyền Rôma.
Agatha đã từ chối Quintian, một chức sắc có thế giá ở Rôma. Bực tức vì sự chối từ của Agata và khi biết ngài là người Kitô giáo, Quintian đã tố cáo Agate lên hoàng đế. Thánh nữ đã bị bắt giữ và điệu đến trước tòa án, mặc dù bị đe dọa bởi các cuộc tra tấn và cái chết, Agata vẫn một lòng trung tín với Thiên Chúa.
Quintian bắt Agata phải chịu nhiều hình phạt và bị lạm dụng. Ông hạ lệnh nướng thánh nhân trên giường sắt nung đỏ và sau đó lại hạ lệnh tống ngục thánh nữ vì thế cơ thể của thánh nữ đã bị làm biến dạng và nhiều phần phải bị cắt bỏ, sau đó thánh nữ được cho trở lại nhà tù mà không có một thứ thuốc nào trợ giúp để làm lành vết thương. Vượt qua tất cả, Agata đã trở nên vui mừng hơn nữa vì tình yêu dành cho Đức Kitô.
Thánh Phêrô được sai đến ngục thất chữa lành cho thánh nữ Agata. Chứng kiến phép lạ này thay vì hoán cải sống đời sống đức tin, Quintian gia tang việc tra tấn, ông ra lệnh để Agata phải lăn trên than hồng trong tình trạng không mảng vải che thân. Thánh nữ Agata luôn kiên trung, cậy trông, phó thác vào Thiên Chúa nhân từ, vì chỉ có Chúa mới cứu được linh hồn của Ngài. Thánh nữ đã chết trong ngục.
Các Ki tô hữu tiên khởi rất sùng kính thánh Agata đến nỗi tên của thánh nữ được nhắc nhớ trong các thánh lễ theo nghi lễ Rôma đặc biệt trong trong kinh nguyện thánh thế I. Việc sùng kính thánh nữ được lan rộng khắp nơi cách riêng là tại Rôma. Vào thế ký thứ V, tại đại lộ Aurelian, Đức Giáo hoàng Symmachus đã cho xây một ngôi thánh đường để tôn kính ngài.
THÁNH ANÊ
Sinh tại Rôma, nước Ý (291-304)
Bổn mạng của các trinh nữ, thiếu nữ và những nạn nhân tình dục.
Ngày kính: 21 tháng 1
Anê đã dâng hiến cuộc sống của mình cho Thiên Chúa khi còn rất nhỏ. Giống như thánh nữ Agata, Anê cũng sinh trưởng trong một gia đình quý tộc giàu có. Một người quý tộc giàu có đã theo đuổi ngài. Thánh nhân đã khước từ lời cầu hôn của người đàn ông này và cương quyết giữ mình trong sạch như đã cam kết với Thiên Chúa từ ban đầu. Trước sự khước từ của thánh nhân với người cầu hôn, người ta đã kết án thánh nhân là vì là người Kitô giáo như đạo luật đã cấm dưới thời hoàng đế Diocletian.
Tổng trấn Rôma đã cố gắng thuyết phục Anê bằng những việc đơn giản và muốn thánh nhân từ bỏ việc thánh hiến dành cho Thiên Chúa. Nhận thấy việc làm của mình không thể thay đổi ý định của Anê, tổng trấn đã đe dọa giết chết ngài. Anê vẫn can đảm trung kiên trước sự lôi kéo thờ phượng các thần dân ngoại của người Rôma. Thánh nhân đã từ khước tất cả để chỉ thờ phượng một mình Thiên Chúa duy nhất. Vì thế, ngài đã bị đưa đến nhà chứa và tổng trấn cho phép bất cứ ai cũng có thể xâm phạm sự trinh khiết của ngài.
Một chuỗi những phép lạ đã xảy ra để bảo vệ sự trinh khiết của thánh nữ. Khi ngài bị lột hết y phục và họ kiệu ngài đi trên khắp các đường phố. Nhưng có một nguồn sáng xuất hiện và tóc ngài mọc dài phủ kín người ngài. Rồi tổng trấn lại cho phép tất cả những người nam đều có thể đụng chạm đến thân thể ngài. Nhưng tất cả những ai chạm đến thánh nữ đều bị mù. Một người trong số những người này đã được đưa đến phòng thánh nhân. Anê đã cầu nguyện trên anh ta và mắt anh ta được phục hồi. Việc làm này đã làm tổng trấn tức điên lên, ông ra lệnh chém đầu thánh nhân. Trên đường ra pháp trường để bị chém đầu thánh nhân vẫn vui vẻ và bình an.
Thánh nhân được chôn cất tại nghĩa trang Via Nomentana, hoàng đế Constantine đã cho xây dựng một vương cung thánh đường trên ngôi mộ ngài để tỏ lòng tôn kính. Đức Giáo Hoàng Innocen đã cho xây dựng một ngôi thánh đường thứ hai tại Rôma tại nơi mà thánh nhân bị đe dọa lấy đi sự trinh khiết của ngài.
Trong ngày lễ kính thánh Anê, người ta thường mang những con lừa đến vương cung thánh đường thánh Anê để làm phép và sau đó nó được nuôi dưỡng trong một đan viện cho đến khi nó được xén lông. Lông cừu này sẽ được dùng làm thành các dây “pallium” và Đức Giáo Hoàng sẽ làm phép và trao cho các tân đức tổng giám mục vào ngày lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.
Thánh nhân được kính nhớ trong các thánh lễ theo nghi lễ Rôma. Ngài được mô tả với hình ảnh tay cầm nhành thiên tuế và bên trái là con chiên tinh tuyền. John Keats đã viết bài thơ với tựa đề “ đêm vọng của thánh nữ Ages” vào năm 1891, dựa trên truyền thuyết về rất lãng mạn về một thiếu nữ với giấc mơ tuyệt hảo vào hôm trước khi mừng kính lễ thánh nhân.
THÁNH BLASÉ
- Sinh tại Armentia khoảng năm 316
- Bổn mạng của thành phố Dubrovnik, thợ thủ công nghiệp và những người ưng thư vòm họng.
- Lễ kính: 3 tháng 2
Thánh nhân ra đời tại Armenia vào cuối thế kỷ thứ 3. Ngài sinh trưởng trong một gia đình quý tộc và có truyền thống Công giáo tốt đẹp. Ngài là nhà thầy thuốc và được tấn phong giám mục giáo phận Sebasste, Armenian. Ngài đã sống vào thời bách hại người Công giáo dưới thời hoàng đế Diocletian. Thánh nhân được Thiên Chúa báo cho biết trước nên đã trốn vào núi để tránh cuộc bách hại và trú ẩn trong hoang động, tại đây có rất nhiều dã thú sống hòa hợp chung quanh ngài.
Trong khi Blasé sống trong hang động, hoàng đế Agricola thành Capapdocia đến Sebaste để tiếp tục ngược đãi các Kitô hữu. Ông sai lính đi vào các khu rừng lân cận để bắt các con vật làm thú tiêu khiển trong quãng trường của họ. Những người này đã thấy Blasé đang chìm sâu trong cầu nguyện và có các con thú đang vây quanh người. Agricola đã ép buộc thánh nhân chối bỏ niềm tin của mình, nhưng Blasé đã không làm điều này và hoàng đế đã bỏ tù ngài.
Trên đường đi đến trại giam, ngài đã gặp lại người phụ nữ, mẹ của đứa bé bị mắc xương cá trong cổ và ngài đã cứu sống nó. Ðứa bé không thở được sắp chết mẹ nó mang đến cho thánh Blaise và ngài đã chữa lành cho nó.
Theo truyền thống vào ngày lễ kính thánh nhân có nghi thức Ban Phép Lành Cổ Họng. Hai cây đèn sáp đã được làm phép, được đặt vào hai bên cổ của những người muốn xin ơn chữa lành khi đọc kinh chúc lành. Vị ban phép lành cầu xin thánh Blaise che chở và chữa lành các bệnh cổ họng cho giáo dân. Tại thành Dubrovnik có một đền thánh rất đẹp tôn kính ngài. Vào thế kỉ thứ 11, ngài đã trở thành bổn mạng của thành Dubrovnik. Nhờ trợ giúp của thánh nhân khi ngài đã tiên báo cho dân trong thành phố biết một cuộc tấn công sắp xảy ra tại Venetian dưới sự lãnh đạo cảu Adriatic.
THÁNH BÔ-NI-PHÁT
- Sinh tại: Devon, nước Anh khoảng năm 673 – 754
- Mạng bổn: nước Đức, thợ may và những người làm rượu
- Ngày kính: 5 tháng 6
Thánh nhân được giáo dục trong Đan viện Biển đức tại Exeter nước Anh, ngài đã góp công trong to lớn trong việc cải tổ giáo hội tại Pháp. Vua Charles vị vua cuối cùng của triều đại Carolingian, ông là một bạo chúa và rời bỏ giáo hội trong lúc triều đại của ông sắp suy tàn. Theo truyền thống thì nhà vua sẽ chỉ định giám mục, nhưng Charles thường bán vị trí này cho những ai trả giá cao nhất. Vì thế có rất nhiều giám mục trong gian đoạn này đã dùng tiền của để mua chức vị mà không được giáo dục tốt và thậm chí họ còn có lối sống phóng túng và sa đọa.
Sau khi vua Charles qua đời, con trai ông là Pepin và Calorman lên kế vị, và Bô-ni- phát đã gây được nhiều ảnh hưởng trên các vị này. Ngài được phép đã triệu tập thượng hội đồng hay công đồng, qua đó phê chuẩn các sắc lệnh kêu gọi củng cố việc giáo dục và kỉ luật trong hàng giáo sĩ.
Mối tương quan giữa nhà vua và giáo triều đã có những bước tiến đáng kể. Triều đại Carolingian đã hỗ trợ rất nhiều cho tòa thánh và hạt giống mà Bô-ni phát đã gieo vãi giúp cho giáo hội tại Pháp trở nên phát triển rất nhanh chóng, Pháp đã trở thành ái nữ đầu lòng của Hội Thánh. Thiên Chúa đã ban cho thánh Bê-ni-phát khả năng thuyết giảng lẫy lững và ngài có ơn về ngôn ngữ, ngài đã thông thạo rất nhiều ngôn ngữ bản địa.
Thánh nhân được ví như một chiếc rìu, truyền thuyết kể lại rằng thánh nhân chặt bỏ một cây sồi to lớn mà những người Đức tin rằng đó là một phần không thể thiếu trong các nghi lễ của dân ngoại. Sau khi chặt bỏ cây sồi này ngài đã cho xây dựng ngôi đền thờ tôn kính thánh Phê-rô trên tại vùng đất này.
Ngôi đền thờ này đánh dấu sự trở lại Kitô giáo của nước Đức. Sau đó thánh nhân đã thiết lập trường dòng các nữ tu Anglo- Saxon. Tu viện đã bắt đầu phục vụ các công việc truyền giáo, và các trường học thì giúp đỡ các các Kitô hữu rất nhiều.
Trở lại Đức sau khi thăm Đức Thánh Cha tại Rôma. Bô-ni – phát đã gặp phải nhiều rắc rối: các Kitô hữu mới trở lại đạo đã rời bỏ đức tin và theo các tà giáo khác. Việc này xảy ra khi thánh nhân vừa mới thiết lập giáo hội tại Đức. Vào năm 754 ngài đã trở lại để ban phép thêm sức các Kitô hữu tại đây. Ngài đã bị bắt và tử đạo tại đây.
THÁNH CECILIA
- Sinh tại Ý khoảng thế kỉ thứ 2
- Bổn mạng của các nhạc sĩ
- Ngày kính: 22 tháng 11
Rất nhiều thông tin có giá trị về thánh nhân mà phần lớn là truyền khẩu, những tài liệu về cuộc sống của ngài thì ít được ghi chép. Ngay cả ngày sinh và ngày qua đời của thánh nhân cũng không chính xác. Người ta tiên đoán rằng ngài qua đời vào khoảng thế kỷ thứ 3, các học giả sau này lại cho rằng thánh nhân qua đời vào khoảng thế kỉ thứ 2.
Theo sử liệu để lại, thánh nhân cam kết sống đời sống thánh thiện, bảo vệ sự khiết tịnh để dâng hiến toàn thân cho Chúa. Với ước nguyện sống trinh tiết để dấn thân trọn vẹn cho Chúa. Khi thánh thánh nhân bị ép kết hôn với Valérien, trong đêm tân hôn thánh nhân đã cố gắng thuyết phục chồng để ngài giữ trọn sự trinh khiết và đồng thời hoán cải Valenrine trở lại đạo. Thậm chí thánh nhân còn thuyết phục được em trai của Valérien là Tiburtius và hai người khác trở về với Chúa và chính ngài đã rửa tội cho họ.
Valerian và Tiburian đã trở thành những người trung tín để báo vệ đức tin, họ đã đi tìm xác các thánh tử đạo và đem chôn cất. Đây là một công việc không được phép làm trong thời gian này. Bởi thế họ đã bị tống ngục và vì cương quyết không chối bỏ niềm tin của mình vào Thiên Chúa, cả hai đã bị giết chết.
Cecilia đã tìm thấy thi thể của chồng và Tiburian, ngài đã chôn cất cả hai. Và thánh nhân cũng đã bị bắt giữ. Khi từ chối không thờ lạy các thần ngoại giáo, sau đó thánh nữ bị bắt, và bị xử tử bằng cách nhấn chìm ngài xuống nước cho đến chết. Mặc dù bị dìm trong bồn nước nhưng thánh nữ vẫn sống sót thêm ba ngày. Khi tổng trấn Almachius nghe biết điều này, ông sai người đến chặt đầu thánh nữ ngay trong bồn nước.
Khi chết, đôi bàn tay của thánh nữ hướng về bức ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, ba ngón tay mở rộng như dấu chỉ của Ba Ngôi Thiên Chúa, và hai ngón còn lại nắm chặt vào nhau và hướng xuống phía dưới như biểu tượng của Ngôi Hai Nhập Thể.
Người ta cho rằng thánh Cecilia được chôn tại Catacomb ở Callistus sau khi ngài tử vì đạo vào năm 177. Vào thế kỷ thứ 9, Giáo hoàng Pascal I (817-824) đã cho xây dựng nhà thờ thánh Cecilia trên quảng trường Trastevere ở Rome, và muốn chuyển di thể ngài về đó.
Trải qua nhiều thế kỷ, người ta đã khai quật mộ của thánh nữ và tìm thấy thi hài của Cecilia vẫn còn nguyên vẹn. Lần cuối cùng ngôi mộ của ngài được khai quật là vào thế kỷ 17, người ta vẫn thấy thi thể ngài còn nguyên vẹn như ban đầu.
THÁNH DENIS
- Sinh tại Ý khoảng thế kỉ thứ 3
- Bổn mạng của Paris, những người đau đầu
- Ngày kính: 9 tháng 10
Thánh Denis được sai đi truyền giáo tại miền Gaul (bây giờ là nước Pháp), cùng với bảy vị giám mục khác. Ngài là giám mục tiên khởi của Paris và là thánh bổn mạng của thành phố này. Thánh nhân và các vị giám mục đã rất thành công trong việc hoán cải rất nhiều người ngoại đạo trong hành trình truyền giáo của các ngài.
Thánh nhân đã bị chém đầu tại núi Montmarte và thân thể bị ném xuống sông Seine. Xác và đầu của Thánh Denis được những môn đệ ngài vớt lên và chôn cất.
Theo các chứng nhân, khi bị chặt đầu thánh nhân đã cầm trên tay đầu của mình và đi bộ suốt hai dặm, vừa đi ngài vừa giảng dạy cho dân chúng cho đến khi chết. Một vương cung thánh đường được xây dựng để tôn kính ngài, ngày nay người ta thấy các bức chân dung và các bức ảnh của ngài đều minh họa trên tay ngài tay ngài cầm chính đầu của ngài. Một tu viện thánh Denis được xây dựng tại địa điểm ngài tử đạo và ngày này là nơi chứa đựng xương cốt ngài.
THÁNH PERPETUA VÀ THÁNH FELICITY
- Sinh vào khoảng những năm 181-203
- Bổn mạng của Carthage, các bà mẹ, những người chăn nuôi
- Ngày kính: 7 tháng 3
Thánh Felicity and thánh Perpetua bị giết hại trong thời kì bách đạo của hoàng đế Septimius Severus. Felicity là chị dâu và là bạn của thánh Perpetua. Perpetua là một phụ nữ đã kết hôn thuộc dòng dõi quý tộc khi thánh nữ vừa hạ sinh. Mẹ của Perpetua và hai anh trai của thánh nhân là những người Kitô giáo trong khi cha của thánh nhân lại là người dân ngoại. Mẹ và các anh trai của thánh nhân đã bị giết hại cùng thời với Perpetua và Felicity.
Felicity rất đáng thương vì bị bắt giam khi ngài đang mang thai tám tháng, Perpetua đã giúp Fecility sinh hạ sau đó các ngài đã bị tống giam và lãnh phúc tử đạo. Bấy giờ rất nhiều Kitô hữu và các tân tòng bị tống ngục và ném vào cho thú dữ ăn thịt. Những người Rôma đã làm điều này để hăm dọa đám đông và ngăn cản họ trở lại Kitô giáo. Hoàng đế Septimius Severus ra lệnh cho tất cả mọi công dân phải thờ lạy ông và các chúa của Rôma. Nếu những người Kitô hữu từ chối thờ ngẫu tượng như Perpetua và Fecility họ sẽ phải chết. Thay vì nản lòng trước cái chết đau đớn của Perpetua và Fecility, họ thêm mạnh mẽ và can đảm để hi sinh mạng sống mình vì triều thiên nước trời.
Thánh Perpetua đã viết một cuốn chuyện trong thời gian thánh nhận bị giam hãm trong tù và những khổ hình mà ngài và các Kitô hữu khác phải trải qua. Cuốn sách này đã trở nên rất phổ biến sau cái chết của thánh nhân và các bạn hữu.
THÁNH FIDELIS THÀNH SIGMARINGEN
- Sinh tại Sigmaringen, Prussia (1577-1611)
- Phong thánh: 1742
- Ngày kính: 24 tháng 4
Fidelis rất yêu mến và sẵn sàng phục vụ người nghèo và những người bệnh tật, thậm chí ngài sẵn sàng chia sẻ bữa ăn của mình cho những người đau ốm. Ngài đã cử hành các Bí Tích và đặt tay cầu nguyện cho rất nhiều bệnh nhân. Thánh nhân có một cuộc sống đạo hạnh và ăn chay hãm mình bằng việc mặc những bộ đồ rách rưới trên mình.
Thánh nhân đã rất thành công trong việc đưa các người Tin Lành trở về Giáo Hội. Với sự thông thạo về triết học và thần học cùng với khả năng thuyết giảng lẫy lừng, thánh nhân được sai đến với một nhóm người ở Swizerland với hi vọng sẽ hoán cải những ai đã rời bỏ Giáo hội Công giáo để theo Zwingili trở về. Ðiều đó làm cho một số kẻ cuồng tín trong các bè rối tức giận. Họ âm mưu sát hại ngài. Vào ngày 24.4.1622 một tín đồ Tin Lành đã tìm cách bảo vệ Fidenis nhưng thánh nhân từ chối. Trên đường trở về nhà, ngài đã bị đánh đập tàn nhẫn và bị giết chết bởi hai mươi tên lính của Calvinists.
Ngày nay bức tượng thánh nhân cầm thanh gươm và nhành thiên tuế tử đạo trên tay diễn tả ngài là người lính trung tín của Chúa Kitô.
THÁNH GEORGE
- Sinh tại Nicomedia, Mesopotamia (275-303)
- Bổn mạng của nước Anh, Catalonia, những người làm nông nghiệp, các binh lính
- Ngày kính: 23 tháng 4
Theo truyền thuyết, thánh nhân là một người lính trong thời kì bách đạo Hoàng đế Diocletianus.
Vào năm 302 hoàng đế Diocletianus ra sắc lệnh yêu cầu tất cả các binh lính Kitô giáo sẽ bị tống ngục nếu không dâng lễ tế các thần ngoại giáo. George đã từ chối làm việc này. Hoàng đế nhớ lại người cha của George cũng đã từng binh lính can đảm, ông không muốn mất George nên đã tìm cách mua chuộc thánh nhân bằng tiền của và chức bị nếu ngài tuyên bố chối bỏ đức tin, nhưng thánh nhân đã một lòng trung tín với niềm tin của mình. Vì thế hoàng đế Diocletianus đã ra lệnh chém đầu ngài vào ngày 23 tháng tư năm 303.
Danh tiếng của thánh nhân lan rộng khắp miền Đông Phương vào thời kì trung cổ, các câu chuyện của thánh nhân được mang tên “huyền thoại vàng” cũng trải rộng đến các vùng phương Tây. Truyện kể rằng: có con rồng sống gần bờ hồ Silena Libya. Cả một đạo quân được gởi đến để giết con vật này nhưng đành thất thủ. Nó ăn mỗi ngày hai con cừu. Khi cừu trở nên khan hiếm, thì phải nạp cho nó các thiếu nữ. Nó chỉ rút lui trong yên lặng sau khi giao nộp cho nó một thiếu nữ. Dân chúng bắt thăm ai trúng thi phải dâng con gái của mình làm của lễ tế thần Rồng. Bấy giờ thăm rơi vào đúng con gái nhà vua lúc George dẫn binh đội đi ngang qua.
Thánh George ngồi trên lưng ngựa làm dấu thánh giá, rồi phóng đến dùng lưỡi đâm chết con rồng đang hung hãn phun lửa. Sau đó thánh George đã khuyến khích dân chúng bỏ tập tục thờ cúng thần tượng và giải thích cho nhà vua và dân chúng đạo chân thật là thờ phượng một Thiên Chúa. Nhà vua và thần dân cảm kích thánh nhân nên đã xin chịu phép rửa tội. Nhà vua hiến tặng một số tiền lớn cho việc cứu con gái của mình nhưng thánh George đã đem tất cả phân phát cho người nghèo và tiếp tục hành trình.
THÁNH HIPPÔLYTÔ THÀNH RÔMA
- Sinh tại Rôma, nước Ý (170-235)
- Bổn mạng của thị trấn Bibbeina nước Ý, những người cai ngục và các kị sỹ.
- Ngày kính: 13 tháng 8
Có chút gì đó thật nực cười khi thấy một ai đó tìm cách chống đối vị chủ chăn trong giáo hội lại có thể tái hiệp nhất các Kitô hữu và trở thành vị thánh lừng danh, đó chính là cuộc sống của thánh Hippôlytô. Thánh nhân sinh vào nửa sau của thế kỷ 2 và được thụ phong linh mục tại Rôma. Hippôlytô thực sự là một người rất nhiều tài năng, ngài có khả năng thuyết giảng và tài hùng biện xuất sắc. Thánh nhân được ví như ngôi sao mai của Giáo Hội.
Thánh nhân đã không chấp nhận sự dạy bảo của Giáo hoàng Zephyrinus, người kế nhiệm của Giáo hoàng Callixtus và cuối cùng ngài tự bầu mình làm Giáo hoàng chống đối của Rôma. Dưới sự đàn áp của Hoàng đế Maximinus Thrax, thánh Hippôlytô và thánh Pontian đã cùng bị lưu đày đến Sardinia. Cuộc sống khổ hạnh nơi lưu đày đã cho thánh nhân có cơ hội suy nghĩ về cuộc sống của mình. Cuối cùng thánh nhân đã trở về với Giáo Hội. Ngài đã tuyên xưng sự tuân phục vào quyền cai trị của những người kế vị thánh Phêrô và là giám mục Rôma. Thánh nhân đã tử đạo trong một hoàn cảnh rất khủng khiếp: thánh nhân hai con ngựa hoang cấu xé cho đến chết.
THÁNH INHAXIÔ THÀNH ANTIOKIA
- Sinh tại Antiokia (50-107)
- Bổn mạng: miền Bắc Phi và những người bị viêm họng
- Ngày kính: 17 tháng 10
Truyền thuyết cho rằng thánh Inhaxiô trở lại đạo dưới thời Thánh sử Gioan, ngài là vị giám mục thứ 3 của Antiokia, đây cũng là giáo phận của thánh Phêrô tông đồ. Thánh nhân là giám mục của Antiokia cho đến khi qua đời.
Một làn sóng bắt đạo nổi lên, Hoàng đế Trajanô ra chiếu chỉ bắt toàn dân phải thờ các thần ngoại lai. Mặc dù là một vị hoàng đế nhân hậu, nhưng để tỏ lòng biết ơn các thần dân ngoại về những chiến thắng của mình Trajanô ra chiếu chỉ bắt hại tất cả những ai không tôn thờ thần ngoại.
Thánh Inhaxiô bị bắt vì đức tin và bị giải về Rôma dưới triều hoàng đế Trajanô. Trên đường về Rôma, trong cuộc hành trình gian nan này, ngài viết 4 lá thư quan trọng cho các giáo hội ở: Êphêsô, magnesia, Tralles and Rôma. Tại Troas ngài viết thêm 3 lá thư khác gửi đến các giáo đoàn Philadelphia, Thổ Nhĩ kỳ ngày nay; Tiểu Á và Syria và ngài cũng viết một lá thư gửi cho thánh Polycap. Tại Rôma thánh nhân đã tử đạo bởi các con sư tử cắn xé mua vui cho dân chúng. Hài cốt của thánh nhân được lưu giữ tại vương cung thánh đường thánh Phêrô tại Rôma, ngày nay người ta thấy hình ảnh của ngài được là qua biểu tượng một vị mục tử nhân đức hiền hòa chung quanh ngài là những con hổ đang bủa vây.
THÁNH IRÊNÊ
- Sinh tại Smyrna, Tiểu Á (125-202)
- Bổn mạng của tổng giáo phận Mobile, Alabama
- Ngày kính: 28 tháng 6
Thánh nhân viết rất nhiều sách chống lại phái lạc giáo, minh chứng Giáo Hội Rôma, quyền tối thượng và việc kế vị của các Giám Mục là tông truyền và bền vững mãi mãi. Theo ngài chỉ những ai hiệp thông với Đức Giáo Hoàng mới có thể giải thích Kinh Thánh một cách chính xác. Thánh nhân đã nỗ lực để chỉ ra những giới ha của phe lạc giáo và nhấn mạnh tầm quan trọng của Kitô giáo.
Các tác phẩm của ngài bao gồm bộ năm cuốn “chống lại các lạc thuyết”. Trong đó ngài phơi bày các sai lầm của phe Gnostic và đồng thời chỉ ra những giới hạn của nó trong tìm hiểu về giáo hội. Các lạc thuyết này cho rằng bốn sách Tin Mừng không có tính chất phổ quát. Để chống lại lạc thuyết này thánh nhân đã cho thấy tính xác thực của cả bốn sách Tin Mừng.
Thánh nhân tử đạo tại Lyon nước Pháp vào khoảng năm 202. Tiếc thay hài cốt của ngài đã bị thiêu rụi bởi cuộc nổi dậy của phái Tin Lành vào thế kỷ thứ 16.
THÁNH JANUARIUS
- Sinh tại Benevento, nước Ý (275-304)
- Bổn mạng: thành phố Naples, ngân hang đông máu và chống núi lửa
- Ngày kính: 19 tháng 9
Januarius là giám mục của Benevento, nước Ý dưới thời hoàng đế Diocletian. Ngài nằm trong nhóm những Kitô hữu bị bách hại và lưu đày đến Pozzuoli thuộc Nêpan ngày nay. Họ bị quăng vào đấu trường để các con hổ đói cắn xé ăn thịt nhưng kì diệu thay các con hổ lại không làm hại các ngài. Nhưng sau đó họ lại bị chém đầu.
Thú vị hơn là những gì xảy ra sau cái chết của thánh nhân. Khi chết thi hài của ngài bị phân đôi. Đầu của thánh nhân được đặt tại Nêpan trong khi phần còn lại của thân thể lại đưa đến Benevento nơi ngài từng làm giám mục. Mười một năm sau tức là vào thể kỷ thứ 15 người ta lại đem ráp đầu và thân thể ngài lại với nhau và đem về đặt tại nhà thờ chính tòa Nêpan và thánh nhân trở thành bổn mạng của thành phố này.
Một hiện tượng về máu thánh nhân: Một hiện tượng kỳ lạ không giải thích được xảy ra vào thế kỉ thứ 14 là máu khô của ngài hóa lỏng vào dịp kỷ niệm di tích của ngài được rước kiệu.
Thánh nhân được mừng kính vào nhiều ngày trong các dịp đặc biệt của Giáo Hội. Ngày 19 tháng 9 là mừng kính ngày ngài lãnh nhận triều thiên tử đạo, và ngày thứ bảy đầu tháng 5 là kỉ niệm biến cố thi hài phân tán của ngài được đem về tôn kính tại một nơi duy nhất, ngày 16 tháng 12 tưởng nhớ về sự can thiệp của thánh nhân trong biến cố phun trào núi lửa ở Vesuvius.
THÁNH GIOAN TẨY GIẢ
- Sinh tại Palestine (5BC- AD 30)
- Bổn mạng: những người tân tòng, thợ may, giáo phận Charleston, thành phố Dodge,….
- Ngày kính: sinh nhật 24 tháng 6 và ngày bị trảm quyết 29 tháng 8
Thánh Gio-an Tẩy Giả là anh em họ hàng với Đức Giêsu, Ngài là con của tư tế Da-ca-ri-a và bà Elizabeth cũng là chị họ của Đức Maria. Dacaria là một tư tế luôn kính sợ Thiên Chúa. Ông được thiên thần báo mộng vợ ông bà là Elizabeth sẽ mang thai. Vì sự nghi ngờ trước tin vui này, ông đã bị câm cho đến khi con trẻ trào đời và ông đặt tên cho hài nhi là Gioan.
Khi người chị họ là bà Elizabeth mang thai được sáu tháng, Đức Maria Maria đã đến thăm người chị họ. Trong cuộc thăm viếng này hài nhi trong lòng bà Elizabeth nhảy lên vui sướng khi gặp hài nhi Giêsu. Những người bảo vệ sự sống trong Giáo Hội Công Giáo đã nhìn thấy sự nhảy mừng vui sướng của hài nhi Gioan khi gặp hài nhi Giêsu trong lòng mẹ qua cuộc thăm viếng của Đức Maria như là nguồn gợi hứng thánh thiêng của sự sống ngay từ khi mới thụ thai trong.
Thánh Gioan bắt đầu sứ vụ của ngài vào năm 27 tuổi, ngài đã ăn chay nhiệm nhặt và sống trong sa mạc trong suốt cuộc đời ngài. Thánh nhân rao giảng và làm phép rửa bên bờ sống Giodan kêu gọi sám hối. Ngài làm phép rửa trong nước, và tuyên bố có Đấng mạnh thế hơn ngài đang đến, Người sẽ làm phép rửa cho trong Thánh Thần và lửa.
Gio-an đã lớn lên để làm chứng cho sự thật, chống lại hành động loạn luân và dâm dật của đôi dâm phụ Hêrôđê và Hêrodias. Gio-an Tẩy Giả đã phải chấp nhận kết cục bi đát nhất của cuộc đời ngôn sứ của mình là cái chết. Hêrôdias vì không chấp nhận sự thật, không chịu nổi lời quở trách của vị tiên tri, nên đã căm thù tìm cơ hội khử trừ vị ngôn sứ đầy uy tín. Với sự nhảy múa cuồng nhiệt nhân ngày sinh nhật của Salome con gái Hêrodiađê đã làm ngây ngất vua Cha, nhà vua hứa sẽ cho cô bất cứ điều gi cô xin dù là nửa vương quốc. Nghe lời mẹ, Salome đã xin cái đầu của Gioan. Và như thế đầu của vị ngôn sứ Gio-an Tẩy Giả đã nằm gọn trong chiếc đĩa trước mặt Hêrôđê.
Ngày nay thánh tích của ngài được đặt tại đền thánh Gioan tẩy Giả tại Rôma, Pháp và Amien.
THÁNH GIOAN FISHER
- Sinh tại: Yorkshire, nước Anh (1469-1535)
- Phong thánh năm 1935
- Bổn mạng: giáo phận Rochester, New York
- Ngày kính: 22 tháng 6
Thánh nhân là được vua Henry VIII, nước Anh xem xét thủ tục ly hôn của ngài. Nhà vua muốn li dị hoàng hậu hiện thời là bà Catherine Aragon. Fisher đã làm vua Henry tức giận khi tuyên bố hôn nhân cũ của nhà vua vẫn còn giá trị. Điều này đã đưa ngài đến cái chết. Vì không có con trai để nối dõi, ông tìm cách phá hủy hôn nhân này vịn cớ là phép chuẩn của Đức Giáo hoàng không thành. Henry đã rời bỏ hội thánh và tự xưng mình là lãnh đạo của tôn giáo mới. Những giám mục được nhà vua tôn phong thề trung tín với giáo phái mới ngoại trừ Gioan Fisher. Ngài tuân phục vua Henry là vua trị vì nước Anh nhưng không phải là đấng bản quyền của giáo hội.
Giám mục Gioan Fisher bị bắt giữ và đày đến cây cầu ở Luôn Đôn, mặc dù khi đó ngài đang là cố vấn cho mẫu hậu nhà vua. Thánh nhân bị giãm 18 tháng tù cho đến khi ngài được tôn phong làm hồng y do Đức Giáo Hoàng Phaolô III. Vua Henry đã giáng đòn cuối cùng xuống trên thánh nhân bằng cách ra lệnh chém đầu thánh nhân để tỏ ý phản đối việc ngài làm hồng y. Thân thể của thánh nhân được chôn cất sơ sài tại khu nghĩa trang của nhà thờ cách nơi ngài bị trảm quyết không xa, tuy nhiên đầu của thánh nhân thì lại được đặt trên một trụ cột của tháp cao nơi mọi người đi qua đều có thể xem thấy được. Sau đó vị trí được được thay thế bằng đầu của thánh Tôma More.
THÁNH LUCIA
- Sinh tại Silicy thuộc Siracusa (283-304)
- Bổn mạng của Silicy và Syracuse, những người đau khổ, những người bị thương và những người ung thư mắt.
- Ngày kính: 13 tháng 12
Ngay từ nhỏ, Lucia đã được giáo dục đức tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa, ngài dâng hiến trọn đời của mình để thờ phụng Thiên Chúa. Tuy nhiên, sau khi cha cô qua đời, mẹ cô hứa gả Lucia cho một chàng trai giàu có. Nhưng Lucia muốn sống đời trinh khiết. Trải qua ba năm ròng rã, cuối cùng thánh nhân đã thuyết phục được mẹ mình cho cô sống đời trinh khiết nhờ lời chuyển cầu của thánh Sicilian và thánh Agate tử đạo.
Vì bị từ chối kết hôn, chàng trai đáng lẽ là chồng của Lucia đã tố cáo cô với Hoàng đế Rôma rằng Lucia hiện đang theo Kitô giáo. Hoàng đế bắt Lucia tống vào trong nhà chứa gái mại dâm, Chúa đã đến để bảo vệ thánh nhân khỏi những cạm bẫy ở nơi nhà chứa. Sau đó thánh nhân đã bị tra tấn và bị móc mắt. Cuối cùng hoàng đế Rôma vẫn ra lệnh tra tấn Lucia cho đến chết trước khi đôi mắt của thánh nhân được phục hồi. Lịch phụng vụ Rôma đã ghi danh thánh nhân vào trong các thánh lễ.
THÁNH MAXIMILIAN KOLBE
- Sinh tại: Balan
- Phong chân phước: 1971
- Phong thánh: 1982
- Bổn mạng của các tù nhân, những người nghiện hút và các nhà báo.
- Ngày kính: 14 tháng 8
Cuộc đời thánh Maximilian Kolbe gắn liền với những cuộc chiến. Ngài sinh ra tại Balan trong thời kì đất nước này đang sống dưới ách thống trị của nước Nga và thánh nhân qua đời dưới triều đại Đức quốc xã. Cha mẹ ngài là những người thợ thủ công vất cả lao động, họ đấu tranh không ngừng cho quyền lợi của công nhân. Nhiều anh chị em và cha của thánh nhân qua đời trong khi chiến đấu cho độc lập. Sau đó mẹ thánh nhân đã gia nhập dòng thánh Biển Đức, và người anh trai sống sót của ngài trở thành vị linh mục.
Năm 1907 thánh nhân cũng gia nhập tu viện thuộc nhánh cải tổ của thánh Phanxicô. Sau đó thánh nhân theo học tại Học Viện Giáo Hoàng Gregoriô tại Rôma. Tại Rôma thánh nhân thành lập hội đạo binh Đức Mẹ thuộc giáo hội công giáo.
Thánh nhân tiếp tục nhận thêm một bằng tiến sỹ khác tại trường đại học thánh Bônaventura, sau đó ngài trở lại Balan và giảng dạy trong chủng viện.
Thời gian sau ngài đã đi truyền giáo tại Nhật Bản cùng với bốn anh em khác. Tại Nhật Bản các ngài đã thành lập một đan viện và cho xuất bản tờ báo Công giáo. Trở lại Balan khi những Đức quốc xã đang bành chướng khắp nơi, nhiều dòng tu bị đóng cửa, hơn nửa số dân công giáo bị bỏ tù. Vào tháng 5 năm 1941 ngài đã vào trại tập trung Auschwitz trong âm thầm lặng lẽ ngài đã cử hành chức thánh cho những bạn tù khác. Cuối cùng thánh nhân đã tự nguyện chết thay cho một người khác tại trại tập trung Auschwitz. Thánh nhân đã bị bỏ đói trong hầm ngầm và quân lính kết liễu cuộc đời thánh nhân bằng cách tiêm một liều thuốc độc.
THÁNH POLYCAP
- Sinh vào khoảng năm 69 – 155, nhưng không rõ nơi sinh
- Bổn mạng của những người đau tai và và mắc bệnh lỵ
- Ngày kính: 23 tháng 2
Là môn đệ của Thánh Gioan Tông Ðồ, thánh nhân là một vị lãnh đạo đáng kính thời kì đầu của các tông đồ. Một thời gian ngắn sau khi trở lại đạo, thánh nhân trở thành giam mục Smyrna (bây giờ là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ).
Polycap đã lên đường đi Rôma để gặp Đức Giáo Hoàng, tại đó ngài cũng đối diện với phái lạc giáo. Marcion, người hoàn toàn phản đối với Polycap. Một làn song bách đạo mới xảy ra ở Smyrna khi thánh Polycap trở lại đây. Ngài đã từ chối tôn thờ các thần Rôma mà hoàng đế tôn kính, ngài cũng từ chối dâng hương lên thần dân ngoại. Thánh nhân bị bắt giữ và thiêu sống ở tuổi 86.
THÁNH SEBASTIAN
- Sinh tại: Milan nước Ý (257-288)
- Bổn mạng của những người làm sách, các nhà vận động viên, binh lính, nạn nhân của tai bệnh dịch….
- Ngày kính: 20 tháng 1
Sebastian được nhiều người biết đến bởi cái chết của ngài. Theo truyền thuyết thánh nhân gia nhập quân đội La Mã và được Hoàng Ðế Diocletian giao cho việc chỉ huy đội vệ binh. Không một hoàng đế nào biết thánh Sebastian là một Kitô hữu và ngài đã bí mật giúp đỡ các vị tử đạo. Người ta kể lại rằng thánh nhân thường an ủi, khuyến khích các tù nhân khị họ gặp khó khăn. Khi có người chết, thánh nhân đem chôn cất một cách tử tế. Rồi những việc làm của ngài bị phát hiện, thánh nhân cũng phải nhận hình phạt là cái chết dưới thời hoàng đế Diocletian. Điệu ngài đến nơi hành hình, quân lính ghim đầy những mũi tên vào thân thể ngài và ngài bị bỏ mặc cho chết dần mòn. Irênê một phụ nữ đạo hạnh đã đến nhận xác ngài và phát hiện ngài vẫn sống, bà đã săn sóc, giúp ngài bình phục. Sau khi khoẻ lại, thay vì hèn nhát trốn tránh, ngài đã đứng chờ ở chỗ hoàng đế hay đi qua và lớn tiếng lăng mạ ông vì sự tàn nhẫn của ông đối với Kitô hữu. Lần này thánh nhân bị kết án tử hình, và bị đánh đập bằng gậy cho đến chết. Sebastian được chôn cất trong hoang toại đạo, sau này trở có một vương cung thánh đường tại để tỏ lòng tôn kính ngài.
THÁNH TÔMA BECKET
- Sinh tại Luôn Đôn, nước Anh (1118-1170)
- Phong chân phước 1173
- Phong thánh 1174
- Bổn mạng các linh mục triều,
Thánh Tôma Becket là người bạn và hậu vệ trung tín của vua Henry thứ II, nước Anh. Như là một người hậu vệ, thánh nhân đã làm việc không mệt mỏi cho vương triều, như là một người bạn, thánh nhân đã đồng hành cùng nhà vua trong các cuộc viễn chinh săn bắn.
Khi đức tổng giám mục Canterbury qua đời, vua Henri II đã chọn ngài làm tể tướng và còn ép nài Ngài làm Tổng Giám mục Cantorbéry. Thánh nhân đã khôn khéo từ chối và cảnh báo rằng tình bạn của họ sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu nhưng Henry vẫn muốn cai trị giáo hội với sự hợp tác của người bạn thân tín là Tôma Becket.
Xung đột đã xảy ra khi thánh nhân nhận ra rằng hơn nửa các vấn đề của giáo Hội Henry đã bị can thiệp vào, điều này không phù hợp với Henry, ngài đã đòi nhà vua trả lại những quyền lợi chính đáng cho Giáo Hội và trả lại sự độc lập cho Hội Thánh. Vào ngày 29 tháng 12 năm 1170 bốn tên đao phủ thuộc hạ của vua Henri II đã xông tới bắt ngài mang về Winchester, và họ đã giết chết thánh nhân khi ngài khước từ trở về phục vụ triều đình.
THÁNH TÔMA MORE
Sinh tại Luôn đôn (1478 -1535)
Phong thánh: 1935
Bổn mạng: của các luật sư
Ngày kính: 22 tháng 6
Tôma More là một luật sư và là nhà văn, sau nay ngài trở thành bạn và là cố vấn cho vua Henry VIII. Thánh nhân được chọn làm người thuyết giảng cho các buổi công hội của triều đình, khi vua Henry vẫn còn là người Công Giáo. Thánh nhân đã giúp viết cuốn luận văn với tựa đề “Bảo Vệ Các Bí Tích”.
Tình bạn của vua Henry VIII và thánh nhân kéo dài cho đến khi vua Henry muốn thánh nhân vô hiệu hóa hôn nhân của nhà vua với Catarine thành Aragon. Thomas đã tán thành trước quyết định của Giám Mục rằng hôn nhân của Henry và Catherine Aragon vẫn có giá trị. Khi biết tòa thánh vẫn thừa nhận ràng buộc hôn nhân của mình Henry đã rời bỏ giáo hội và thiết lập giáo hội mới mà ông tự xưng mình là người cầm đầu, ông chối bỏ quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng.
Tôma đã rời bỏ vị trí của mình là cố vấn cho nhà vua, ngài đã bị bỏ tù ở Luôn Đôn và lãnh phúc tử đạo vì sự khước từ với lời thề trên quyền tối thượng của vua chúa trần gian. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1535 thánh nhân bị chém đầu và chôn cất tại tháp cao Luôn Đôn. Đầu của thánh nhân được đặt trên một cột của tòa cao này.
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO KHÁC.
Không phải các câu chuyện về các thánh tử đạo đều được ghi chép đầy đủ, có những thánh nhân chúng ta biết rất ít về cuộc sống trần thế của các ngài thậm chí cái chết của các ngài vì tình yêu đối với Đức Kitô và anh em đồng loại cũng ít được biết đến.
THÁNH CHARLES LWANGA VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO (1865 -1886)
Charles sinh ra ở Uganda, thánh nhân bị lạm dụng tình dục bởi một thanh thiếu niên cùng trang lứa với ngài. Đứng đầu trong những người ở lứa tuổi thánh thiếu niên, thánh nhân đã muốn bảo vệ những người này thoát khỏi sự lạm dụng của bạo chúa Mwnaga và đông thời thánh nhân cũng muốn hoán họ trở về Kitô giáo. Ngài ra sức làm việc để bảo vệ họ. Vua Mwanga đã tách các người Kitô giáo khỏi những người ngoại giáo và giết chết họ khi họ không chối bỏ niềm tin của mình.
THÁNH CYPRIAN (+258)
Cyprian là một giáo sư tu tù học nổi tiếng trước khi ngài trở thành Kitô hữu. Là một học giả tài ba, thánh nhân đã viết rất nhiều luận thuyết về thần học. Làn sống bắt đạo trở nên gay gắt vào thời hoàng đế Valerian năm 256, các Đức Giáo Hoàng Stephen I, Sixtus II, và Đức Giáo Hoàng Cornelius đã lãnh triều thiên tử đạo trong giai đoạn này. Cyprian chuẩn bị người cho giáo phận mình ở Carthege, thánh nhân bị bắt giữ và giết chết khi ngài từ chối dâng lễ tế các thần dân ngoại.
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO ĐẦU TIÊN Ở RÔMA (+64)
Thành phố Rôma chìm ngập trong biển lửa của sự chết vào năm 64. Hoàng đế Nêrô đã cho thấy thành phố chỉ còn là đống tro tàn của các xác chết, nó cần phải có người nào đó đứng ra gánh chịu trách nhiệm. Sự lớn mạnh của các Kitô hữu đã làm cho bạo chúa Nêrô muốn càn quét tất cả. Ông đã cáo buộc vô cớ các Kitô hữu đã đưa họ đến chỗ chết.
CÁC THÁNH ANH HÀI
Câu chuyên về các thánh anh hài được tưởng nhớ đến trong Tin Mừng của thánh sử Matthêu 2: 16-18, thánh sử đã thuật lại cơn giận dữ của bạo Chúa Hêrôđê khi các nhà chiêm tinh không trở lại báo cho nhà vua biết chính xác địa điểm Hài Nhi Giêsu ra đời. Vì thế nhà vua đã ra lệnh giết hết tất cả các trẻ em nam từ hai tuổi trở xuống. Nạn nhân của hành động tàn ác này được xem là những vị tử đạo đầu tiền vì danh Đức Kitô. Vào cuối thế kỉ thứ 20 các thánh anh hài đã trở thành bổn mạng của các thai thi trên khắp thế giới.
THÁNH GIÔSAPHÁT
Thánh nhân gia nhập dòng gia nhập tu viện Chúa Ba Ngôi ở vùng Bắc Mỹ, được thụ phong linh mục năm 1609. Năm 1617 ngài được tấn phong giám mục, sau đó trở thành tổng giám mục. Ngài đã cố gắng đưa Chính Thống Giáo về hợp nhất với Rôma, việc làm này của ngài đã để lại nhiều kẻ thù. Lòng thù oán và sự ghen tức trước những việc cải tổ của thánh nhân đã đưa ngài đến phúc tử đạo vào năm 1623.
THÁNH LAURENSÔ THÀNH RÔMA (+ 258)
Thánh Laurensô sống vào thế kỷ thứ 3, Ngài là một trong số bảy thầy phó tế được trao cho việc cai quản tài sản giáo hội. Một lần nọ khi vị quận trưởng đến khảo sát của cải của giáo hội, thánh nhân đã đem những người nghèo, bệnh tật, những người già cả neo đơn đến và nói rằng quận trưởng rằng những người nghèo, già cả, bệnh tật và neo đơn là của cải đích thực của Giáo Hội. Viên quận trưởng tức tối và đã ra lệnh án tử cho ngài bằng cách nướng ngài trên lò nung sắt.
THÁNH MARCELLINUS VÀ THÁNH PHÊ RÔ TRỪ TÀ (+ 304)
Thánh Phêrô là một người có khả năng trừ tà còn thánh Marcellinus là một linh mục. Các ngài bị giam trong trại giam vì những công việc các ngài làm cho Giáo Hội. Thánh Marcellinus và Phêrô coi sự tù đầy như một cơ hội để rao giảng và hoán cải những lính canh tù và gia đình của họ. Hành động này làm hoàng đế Diocletian tức giận và ra lệnh chém đầu các ngài.
HAI THÁNH NÊRÊ và ACHLLÊÔ ANH HÙNG (+ 98)
Nêrê và Achllêô là hai anh em. Các ngài đã phục vụ dưới quyền bà Domitilla, là cháu gái của Hoàng Ðế Domitian. Bà này trở lại đạo, và tự hiến cuộc đời trinh khiết của mình cho Thiên Chúa, chính các anh của bà cũng đã được thánh Phêrô Tông đồ rửa tội. Sau này cả ba vị đều bị bắt giữ và đưa đi lưu đày tại đảo Ponza vùng biển Mediterranean gần đảo Capri. Nêrê và Achllêô bị chém đầu trong khi Domitilla bị thiêu sống vì hành vi từ chối dâng lễ tế thần dân ngoại.
THÁNH PANCRAS (290-305)
Pancras và người chú ngài, Dionysius đều bị chặt đầu vì không dâng lễ tế thần dân ngoại, các ngài được chôn cất tại hoang toại đạo, dưới bia mộ có ghi danh xưng Pancras. Vào thế kỉ thứ 6, một vương cung thánh đường được xây dựng tại đây, đầu của thánh nhân được đặt trong một chiếc hòm rực rỡ.
THÁNH PHAOLÔ CHUNG, ANRÊ KIM VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO (1793-1839)
Thánh Phaolô và các bạn của ngài tử đạo tại Hàn Quốc. Thánh Phaolô là một giáo dân nhiệt thành, qua ngài giáo hội Hàn Quốc đã có thêm nhiều ơn gọi linh mục. Thánh Anrê Kim Têgon là linh mục đầu tiên của Hàn quốc. Giáo hội công giáo Hàn Quốc phải thực hành đức tin một cách lén lút vì thời kì bách đạo qua các triều đại khác nhau. Thánh Anrê bị chặt đầu vào năm 1846 cùng với hàng trăm Kitô hữu tại đất nước này.
THÁNH PHAOLÔ MIKI VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO (1562-1597)
Phaolô Miki sinh ra trong một gia đình giàu có ở Nhật Bản. Ngài gia nhập Dòng Tên được thụ phong linh mục. Thánh nhân và rất nhiều người Công giáo khác bị giải giáp 600 dặm (966 km) đến Nagasaki – thành phố có lượng người lớn nhất ở Nhật Bản, Phaolô Miki chịu đóng đinh tại đây để làm chứng cho đức tin của mình.
THÁNH PHÊRÔ CHANEL (1803 – 1841)
Thánh nhân là người Pháp, được thụ phong linh mục vào năm 1827 và được sai đến một giáo xứ đã bị tàn phá bởi cuộc cách mạng Pháp. Với sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng, thánh nhân và một số bạn hữu khác đã được sai đến Nam Thái Bình Dương. Họ là những nhà truyền giáo đầu tiên cho các đảo ở Futuna thuộc Nam Thái Bình Dương. Khi nhà vua ở đây biết rằng hầu hết người dân đã trở lại Kitô giáo. Vua ra lệnh giết chết thánh nhân.
THÁNH STANISLAUS (1030-1079)
Thánh Stanislaus thụ phong linh và sau đó trở thành giám mục tại Krakow, Balan. Thánh nhân được nhiều người biết đến nhờ tài thuyết giảng lừng danh, ngài sống rất quảng đại và có cuộc sống hoán cải không ngừng. Là một người sống mẫu mực và nguyên tắc, ngài luôn bảo vệ những giá trị luân lý, vì thế Vua Boleslaus II đã xung khắc với ngài khi ngài tố cáo vị vua này vì ông đã cướp vợ của một nhà quý tộc. Cuối cùng thánh nhân đã bị đánh chết khi đang dâng lễ.