Dẫn nhập

Ngày nay, với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội, con người đang mở ra với nhiều cánh cửa tri thức mới, hiểu biết hơn về thế giới xung quanh và về chính mình. Những tiến bộ khoa học đã cho phép con người nhìn thấy một tương lai hy vọng và đầy sức sống. Tuy nhiên, liệu những tri thức mà con người đang mở ra đón nhận có thực sự khách quan và đem lại ích lợi để kiến tạo cuộc sống? Từ góc độ nghiên cứu tri thức khách quan, làm thế nào thẩm định và đánh giá sự phát triển của tri thức khoa học? Phương pháp luận mà hoạt động khoa học cần tuân thủ là gì?

Để trả lời những câu hỏi trên, người viết trình bày phương pháp luận về các chương trình nghiên cứu khoa học của Imre Lakatos để giải thích tính hợp lý trong sự phát triển của tri thức khoa học và lập luận rằng tính hợp lý này là tiêu chuẩn khách quan để thẩm định và đánh giá sự phát triển của tri thức khoa học. Luận đề này của bài viết được khai triển qua ba phần. Phần đầu tiên trình bày tính hợp lý trong sự phát triển tri thức khoa học của các triết gia trước Lakatos và những vấn đề trong suy tư của họ về việc mô tả sự phát triển của tri thức khoa học. Phần hai khám phá phương pháp luận của Lakatos về những chương trình nghiên cứu khoa học để giải thích tính hợp lý của sự phát triển tri thức khoa học. Phần cuối của bài viết trình bày cách thức Lakatos đã áp dụng hệ quả của tính hợp lý trong sự phát triển tri thức khoa học nơi Phương Pháp Luận về Các Chương Trình Khoa Học để dung hòa tư tưởng của Karl Popper và Thomas Kuhn.

Từ khóa

Imre Lakatos, tính hợp lý của sự phát triển tri thức khoa học, Phương Pháp Luận Về Các Chương Trình Nghiên Cứu Khoa Học (methodology of scientific research programmes), đánh giá, dung hòa.

Hình ảnh: Internet

Download (PDF, 481KB)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *