(Trích dịch bài: Ignatian Contemplation: The Use of Imagination
In Prayer trong cuốn Letting God Come Close Của Willian A. BARRY, SJ, Loyola Press, 2001, trang 91-105).
Đâu là ánh sáng nguyên thủy và thần kỳ của INHAXIÔ trong vấn đề này ? Tôi có thể nói ngay được là, đó là ý tưởng về một vị Thiên Chúa có thể TÌM THẤY ĐƯỢC TRONG MỌI SỰ, một kinh nghiệm rất CON NGƯỜI nhưng lại có CHIỀU KÍCH TÔN GIÁO và Ý NGHĨA TÔN GIÁO. Đó là điểm được minh họa trong chương đầu của cuốn TỰ THUẬT, mà thánh I-Nhã đã đọc cho Gonzalves da Càmara viết. I-Nhã, một HIỆP SĨ tự kiêu, can đảm, thích phụ nữ, có nhiều tham vọng, lúc đó đang dưỡng thương ở lâu đài Loyola, trong khi đang CHAU CHUỐT chăm sóc cho cái chân của mình bị thương vì viên đạn đại bác. Ông kể cho chúng ta rằng, lúc đó ông đang có nhiều TƯỞNG TƯỢNG về BẢN THÂN MÌNH như một HIỆP SĨ đang tìm kiếm những việc làm ANH HÙNG để lấy lòng một phụ nữ thuộc hàng DANH GIÁ. Ông có thể mất HÀNG GIỜ cho việc TƯỞNG TƯỢNG này, không phải như GIẤC MƠ ĐÊM mà là GIẤC MƠ NGÀY.
Thế nhưng vì ông không thể kiếm được các CUỐN TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN, để THỎA THÍCH TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của mình trong lâu đài Loyola, mà chỉ có trong tay cuốn CUỘC ĐỜI CHÚA CỨU THẾ, nên ông ĐẮM MÌNH đọc các sách ĐÓ, cùng với cuốn CUỘC ĐỜI CÁC THÁNH. Những điều ông đọc cũng NUÔI TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của ông, và ông bắt đầu CÁC GIÂC MƠ NGÀY về việc TRỔI VƯỢT HƠN CÁC THÁNH, trong việc CHAY TỊNH, THEO GƯƠNG CHÚA KITÔ. Cũng vậy, các giấc MƠ NGÀY NÀY cũng đem lại cho ông HÀNG GIỜ VUI THỎA. Trong một THỜI GIAN DÀI, ông không hề nhận ra sự KHÁC BIỆT trong các PHẢN ỨNG của ông về HAI LOẠI MƠ NGÀY NÀY, dù sự khác biệt ĐÃ NẰM Ở ĐÓ RỒI. Là vì khi MƠ NGÀY về các công việc của một HIỆP SĨ, ông cảm thấy THÍCH THÚ, nhưng ngay sau đó, cảm thấy KHÔ KHAN và CHÁN CHƯỜNG. Ngược lại khi MƠ NGÀY về ĐỜI SỐNG CÁC THÁNH, ông cũng cảm thấy THÍCH THÚ, nhưng các TÌNH CẢM NÀY KÉO DÀI NIỀM VUI và HẠNH PHÚC. Vì thế trong Nhật Ký ông viết:
“Ông không ngừng nhìn và xem xét SỰ KHÁC BIỆT NÀY, cho tới khi một ngày kia, con mắt ông được mở ra từng bước, và ông TỰ HỎI về sự KHÁC BIỆT này, và SUY XÉT về điều ấy. Khi ông cảm nghiệm thấy những lúc ÔNG BUỒN, trong khi có những lúc làm cho ÔNG VUI, thì từng bước ông NHẬN RA SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÁC THẦN đang LAY ĐỘNG ÔNG, một cái về hướng của MA QUỈ, một cái khác đến từ PHÍA THIÊN CHÚA
Tôi nghĩ rằng, các kinh nghiệm này của Thánh I-Nhã là khởi điểm cho một LINH ĐẠO của ông, về môt vì Thiên Chúa, CÓ THỂ TÌM THẤY ĐƯỢC NGÀI TRONG MỌI SỰ. Nếu Thiên Chúa có thể TÌM THẤY ĐƯỢC trong các GIẤC MƠ NGÀY, thì cũng có thể TÌM THẤY NGÀI trong BẤT CỨ NƠI NÀO khác nữa. Trong chương I này, tôi muốn suy nghĩ về CON ĐƯỜNG Thiên Chúa đã DÙNG TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của I-Nhã để dẫn ông đến việc HOÁN CẢI như thế nào, và LÝ DO TẠI SAO, các Bài Tập Linh Thao lại ĐỀ NGHỊ chúng ta sử dụng TRÍ TƯỞNG TƯỢNG trong việc CẦU NGUYỆN.
Đương nhiên I-Nhã là người có NHIỀU TRÍ TƯỞNG TƯỢNG. Ông thích đọc các TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN thời của ông, nó ĐỐT LÊN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của ông và dẫn ông MƠ MỘNG, phải TRỔI VƯỢT trong các cuộc VIỄN CHINH LỚN cho vị VUA của mình, cho QUÊ HƯƠNG ông, cho BÀ CHÚA của ông. Ông không CÔ ĐƠN trong những NHẬN XÉT CÓ TÍNH LÃNG MẠN và NHỮNG CÂU CHUYỆN ANH HÙNG này. Chúng ta đã biết TÍNH CÁCH PHỔ BIỂN về các sách TIỂU THUYẾT và PHIM ẢNH ở bên vùng TÂY MỸ đã KÍCH ĐỘNG TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của VÔ SỐ KỂ những con người, và dẫn họ đến việc COI MÌNH như các nhà ANH HÙNG đem HÒA BÌNH và CÔNG LÝ đến cho vùng đất KHẮC NGHIỆT của họ như thế nào ? Và chúng ta cũng biết tính cách PHỔ BIẾN của bộ TIỂU THUYẾT BA CUỐN của J. R. R. Tolkien, cuốn VỊ CHÚA CỦA NHỮNG CHIẾN NHẪN (The Lord of the Rings), nói về CUỘC CHIẾN với vị thần của BÓNG TỐI như thế nào ? Tôi đã đọc năm lần bộ tiểu thuyết này, và mỗi lần tôi đều khóc khi thấy Frodo đã chiến thắng vị thần của BÓNG TỐI ra sao ? (Chuyện TẤM CÁM của VN). Trong cuốn sách này, vị VUA trong cuốn tiểu thuyết này, giống như vị VUA trong sách Linh Thao với bài tập về TIẾNG GỌI CỦA VUA trong sách Linh Thao. Ông ta cũng chịu GIAN KHỔ và NGUY HIỂM với những chiến hữu của mình như thế nào, đã dẫn họ vượt qua THUNG LŨNG CỦA SỰ CHẾT, và làm HẾT SỨC MÌNH để cứu thế giới khỏi vị CHÚA CỦA BÓNG TỐI ra sao ? I-Nhã đã ĂN đã UỐNG với những câu chuyện như vậy, và đã ĐỐT CHÁY LÊN cái THAM VỌNG của mình, mơ ước làm NHỮNG VIỆC VĨ ĐẠI ra sao ?
Thiên Chúa đã sử dụng TRÍ TƯỞNG TƯỢNG MẠNH MẼ của I-Nhã để dẫn ông đến các THAM VỌNG KHÁC. Sách Tin Mừng hay Hạnh Các Thánh cũng là một LOẠI TIỂU THUYẾT gồm những CÂU CHUYỆN và các SỰ TÍCH về cuộc đời các Thánh thuộc loại VĂN CHƯƠNG GIẢ TƯỢNG vậy ! Nó có thể ĐỐT LÊN NGỌN LỬA của TRÍ TƯỞNG TƯỢNG, và trong trường hợp Thánh I-Nhã, THỰC SỰ ĐÃ NHƯ VẬY. Chúng ta có thể tưởng tượng ra được sự NGÁN NGẨM của I-Nhã khi chỉ có các cuốn sách này ở lâu đài LOYOLA. Nhưng từng bước, nó đã chiếm được sự THÍCH THÚ của ông, chọc vào TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của ông, rồi cũng một THAM VỌNG ĐÓ nó kích thích ông đi làm NHỮNG CHUYỆN ANH HÙNG LỚN LAO như các Thánh đã làm. Ông khám phá ra NƠI ĐỨC KITÔ là vị VUA hơn hết cả những vị Vua Trần Thế có thể tưởng tượng được. Cuối cùng, ông nhận ra rằng HAI LOẠI TƯ TƯỞNG ANH HÙNG trong tưởng tượng, có NHỮNG KẾT QUẢ CỤ THỂ KHÁC NHAU nơi CON TIM của ông.
I-Nhã đã khám phá ra rằng, Tinh Thần của Thiên Chúa hoạt động nơi cả hai loại TRÍ TƯỞNG TƯỢNG: Đối với những TƯỞNG TƯỢNG THUỘC THẾ GIAN, Thần Khí Thiên Chúa đã giúp ông cảm nghiệm thấy rằng, CUỐI CÙNG thì những cái ông MẠO HIỂM tiến vào, chỉ là những HƯ ẢO. Và những HÌNH ẢNH THEO ĐỨC KITÔ, thì Thần Khí Thiên Chúa lại cho ông cảm nghiệm thấy NIỀM VUI LÂU DÀI khi được ở lại với Đức Kitô. Thánh I-Nhã hiện nay dùng dụ ngôn về VỊ VUA để giúp linh thao viên thắp lên NGỌN LỬA TƯỞNG TƯỢNG đam mê CON NGƯỜI ĐỨC KITÔ, cũng như CÁCH THỨC Giáo Hội Sơ Khai đã dùng những câu chuyện về cuộc KHỔ NẠN CỦA NGƯỜI TÔI TỚ theo ngôn sứ Isaia, để ĐÁNH ĐỘNG vào TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của các THÍNH GIẢ. Chúng ta có thể MƯỜNG TƯỢNG RA những lời họ nói với nhau: “Bạn còn nhớ câu chuyện NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ trong sách Isaia chứ ? Nơi Đức Giêsu câu chuyện đó đã THÀNH HIỆN THỰC.
Nhưng tôi phải nói ngay rằng, điểm QUAN TRỌNG LÀ I-Nhã KHÔNG HỀ trở thành MỘT CON NGƯỜI KHÁC, với những NHẬN ĐỊNH và SỰ HOÁN CẢI đầu tiên này. Ông vẫn là con người ĐẦY THAM VỌNG, và NHẸ DẠ. Khởi từ các KINH NGHIỆM CÁ NHÂN, I-nhã học được CÁCH THỨC Thiên Chúa có thể sử dụng NĂNG LỰC TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của ông để DẠY DỖ ông, và KÉO ông ra, dẫn ông đến MỘT NẾP SỐNG MỚI. Chúng ta đã xem xét để THẤY các GIẤC MƠ NGÀY trong thời gian ông dưỡng thương, có lẽ là cái NHÂN (KERNEL) của bài suy niệm về Vương Quốc, trong sách BÀI TẬP LINH THAO, trước khi suy niệm về CUỘC ĐỜI CÔNG KHAI của Chúa Giêsu. Mục đích của bài cầu nguyện này là ĐỐT NÓNG LÊN ngọn lửa THA THIẾT MUỐN BIẾT Đức Giêsu HƠN, để YÊU Ngài HƠN, và THEO SÁT NGÀI HƠN. Nhưng I-Nhã cũng HỌC BIẾT RẰNG, Thiên Chúa đã dùng NHỮNG CÂU CHUYỆN trong Tin Mừng, để KÉO TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của chúng ta đi vào THẾ GIỚI CỦA NHỮNG CÂU CHUYỆN ẤY, để mạc khải cho chúng ta về CHÍNH Thiên Chúa. Chúng ta có thể XEM XÉT một vài GỢI Ý của Thánh I-Nhã được ghi trong sách LINH THAO.
Trong bài CHIÊM NIỆM về Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh, I-Nhã coi hai bài đó là MẪU MỰC cho việc chiêm niệm tất cả các BÀI TIẾP THEO. Trong phần PHỤ CHÚ THỨ HAI, về tất cả các bài chiêm niệm CUỘC ĐỜI CHÚA KITÔ, I-Nhã đề nghị chúng ta làm công việc ĐẶT KHUNG CẢNH, bằng cách TƯỞNG TƯỢNG RA MỘT NƠI CHỐN. Ở bài chiêm niệm về Nhập Thể ông nói: “Ở đây là nhìm xem mặt địa cầu mênh mông, trên đó có biết bao dân tộc khác nhau; rồi nhìn riêng ngôi nhà và căn phòng của Đức Bà trong thành Nadarét xứ Galilê” (LT số 103). Chúng ta có thể thấy NGAY ĐƯỢC RẰNG, I-Nhã đã vượt qua ĐẰNG SAU của bản văn Tin Mừng khi gợi ý chúng ta TƯỞNG TƯỢNG như vậy.
Trong chính bài CHIÊM NIỆM, I-Nhã đã cho chúng ta một cáí nhìn TOÀN THỂ (panoramic view) về thế giới để chúng ta NHÌN Chúa Ba Ngôi: “đang nhìn xem khắp mặt đất đầy người này” (LT số 106). Với cái nhìn RỘNG LỚN, trí tưởng tượng rảo qua TOÀN THỂ TRÁI ĐẤT với CÁI NHÌN CỦA THIÊN CHÚA, quả là cái gì VĨ ĐẠI. Và rồi với cách thức tân tiến của phương tiện máy ảnh với ống kính ZOOM IN ZOOM OUT này, cái nhìn NHẮM VÀO một ngôi làng nhỏ trong một vùng nhỏ bé miền Galilê, rồi tới ngôi nhà của một thiếu nữ trẻ. Có ba điểm hỏi người chiêm ngắm là “XEM các nhân vật khác nhau, người ở chỗ này, người ở chỗ kia”, rồi đến “LẮNG NGHE những người trên mặt đất nói với nhau”, “các Ngôi Vị Thần Linh nói với nhau”, và “Thiên Sứ và Đức Trinh Nữ đang nói với nhau”, “NHÌN XEM những người trên mặt đất đang làm gì”, “các Ngôi Vị Thần Linh đang làm gì”, “Đức Maria và Thiên Sứ đang làm gì”. Không có chỗ nào trong Phúc Âm nói đến phần còn lại của thế giới đang xẩy ra cái gì vào lúc Truyền Tin ấy, hay nói về các lời khuyên nhủ của Ba Ngôi Thiên Chúa. Thế mà I-Nhã đã TƯỞNG TƯỢNG những điều ở đàng sau bản văn, lẽ ra Ba Ngôi Thiên Chúa phải tham khảo ý kiến của nhau, và cho một lý do chứ. Cái lý do ông tưởng tượng là những gì Ba Ngôi Thiên Chúa NHÌN THẤY trong thế giới, chính xác là họ đang SA HỎA NGỤC, và cần phải LÀM CÁI GÌ ĐÓ. I-Nhã tin rằng, nếu chúng ta để cho TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của chúng ta đi theo CÁCH THỨC này, Thiên Chúa sẽ MẠC KHẢI cho chúng ta ĐỨC GIÊSU là ai, và Ngài đang MONG MUỐN điều gì, để rồi chúng ta sẽ YÊU NGƯỜI và muốn THEO NGƯỜI.
Bài chiêm niệm về Giáng Sinh lặp lại các gợi ý về việc ĐẶT KHUNG CẢNH, tưởng tượng ra nơi chốn.
Đặt mình vào khung cảnh xem nơi chốn, ở đây là lấy con mắt tưởng tượng mà xem con đường từ Nadarét đến Bêlem, coi chiều dài chiều rộng, xem đoạn đường ấy đi qua đồng bằng hay trong thung lũng và đồi núi. Cũng nhìn xem chỗ hay hang đá Chúa sinh ra, xem chố ấy lớn, nhỏ, cao, thấp cỡ nào, và được dọn dẹp thế nào ? (LT 112).
I-Nhã để cho TRÍ TƯỞNG TƯỢNG được TỰ DO. Mặc dù I-Nhã đã từng ở Đất Thánh, nhưng ông không bao giờ nói cho chúng ta biết vùng đất ấy như thế nào trong thực tế. Mỗi người có thể tự do tưởng tượng về vùng đất và nơi chốn giống như thế nào TÙY Ý. Chính trong bài chiêm niệm, ông cũng khuyên người ta NHÌN các nhân vật, NGHE những gì người ta nói, XEM XÉT những gì người ta làm. Ông cũng thêm vào một nhân vật, người NỮ TỲ và đề nghị với chúng ta “tự coi mình như là một kẻ hèn mọn và một tôi tớ bé nhỏ bất xứng, nhìn ngắm CHIÊM NGƯỠNG VÀ HẦU HẠ các Ngài trong những công việc cần thiết, NHƯ THỂ đang có mặt” (LT 114). Việc gợi ý như thế sẽ để cho chính người ta được TỰ DO TƯỞNG TƯỢNG cảnh trí ấy nhiều cách thức khác nhau. Thí dụ, nếu là một người làm việc ở khoa nhi, sẽ giúp Đức Maria trong việc sinh con, bồng con trẻ trong tay mình, và đưa con trẻ cho Đức Maria. Chúng ta có thể thấy Thánh I-Nhã mong đợi Thiên Chúa sẽ THỎA MÃN KHÁT VỌNG của những người muốn biết Đức Giêsu một cách THIẾT THÂN HƠN qua việc sử dụng trí TƯỞNG TƯỢNG của người ấy.
Đây có thể là lúc cho bất cứ ai muốn bàn luận lâu dài về vấn đề TRÍ TƯỞNG TƯỢNG, và sự NGẪU HỨNG trong việc cầu nguyện. Trong lịch sử về tu đức thiêng liêng, có hai con đường chính của việc cầu nguyện. Một đàng nhấn mạnh đến việc cầu nguyện KHÔNG CÓ TƯỞNG TƯỢNG, và CẦU NGUYỆN THINH LẶNG. Ngày nay, cách thức cầu nguyện này có lẽ đã được đơn giản hóa rất nhiều bằng cách sử dụng việc cầu nguyện tập trung. Một trong những vị thầy nổi tiếng trong cách cầu nguyện này ở bên Mỹ là vị đan tu dòng Xitô Basil Pennington. Ở bên Anh Quốc và ở các quốc gia khác nói tiếng Anh, vị tu sĩ cuối cùng là Benedictine John Main vẫn tiếp tục gây nhiều ảnh hưởng về lối cầu nguyện này. Đó là cách thức hữu ích để chúng ta có cơ hội hiến thân mình trong việc đụng chạm đến Mầu Nhiệm mà chúng ta gọi là để cho Chúa ở tận trung tâm HỮU THỂ của chúng ta.
Cách thức khác là cách thức đã được đơn giản hóa thuộc truyền thống I-Nhã, muốn thuyết phục chúng ta sử dụng mọi “khả năng” của chúng ta trong việc cầu nguyện: xúc giác, trí tưởng tượng, trí khôn, ý chí. Việc cuốn sách này muốn nhấn mạnh đến cách cầu nguyện này không có nghĩa cho rằng đây là cách cầu nguyện PHẢI NHƯ VẬY (normative), đối với MỌI NGƯỜI (every one). Cả hai truyền thống đều có cái LỊCH SỬ ĐÁNG KÍNH của nó, và tôi không tin rằng hầu hết mọi người đều có thể tìm thấy nơi cả hai truyền thống sự lợi ích cho việc gặp gỡ Thiên Chúa. Có thể xẩy ra là có một số người muốn chọn con đường MỘT CHIỀU, nhưng với tôi, tôi không muốn tìm cách để phân biệt theo quan điểm của tôi các MẪU CẦU NGUYỆN hay CÁC DẠNG THỨC TƯƠNG TỰ về các HÌNH THỨC CẦU NGUYỆN. Tôi chỉ muốn khuyến khích mọi người hãy dùng bất cứ điều gì giúp họ gặp được vị Thiên Chúa HẰNG SỐNG. Các phương pháp chỉ là những phương tiện cho ƯỚC VỌNG này. Khi MỤC TIÊU đã đạt được, nghĩa là một khi người ta ĐÃ GẶP ĐƯỢC THIÊN CHÚA, thì CÁCH THỨC TƯƠNG QUAN với Ngài đã được xác định.
Nhưng chúng tôi thấy cần phải nói một vài điều về việc SỬ DỤNG TRÍ TƯỞNG TƯỢNG, như là một phương pháp mà nhiều người thấy rất hữu ích cho việc GẶP GỠ THIÊN CHÚA. Chúng ta hãy để cho những TỪ NGỮ của các CẢNH TRÍ trong sách PHÚC ÂM đụng chạm vào TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của chúng ta, như một BÀI THƠ hay cuốn TIỂU THUYẾT có thể đánh động như vậy, trong khi chúng ta cầu xin Chúa để Ngài TỎ MÌNH cho chúng ta trong tiến trình này. Chúng ta có thể TƯỞNG TƯỢNG chính chúng ta ở trong các CẢNH TƯỢNG này, như I-Nhã đã đề nghị với chúng ta như vậy.
Có rất nhiều lần trong đời sống của chúng ta, chúng ta cảm thấy chúng ta ĐỒNG HÓA MÌNH với nhân vật này hơn nhân vật kia trong một CẢNH PHÚC ÂM. Thí dụ khi chúng ta cảm thấy chúng ta bị MẤT HÚT hay KHÔNG CHẮC CHẮN trên con đường chúng ta đi, chúng ta có thể đồng hóa chúng ta với anh chàng Bartimê, người mù hành khất trong phúc âm Marcô 10, anh ta cứ GÀO THÉT trong khi mọi người CẢN NGĂN anh ta: “Lạy ông Giêsu Con Vua Đavit, xin thương xót tôi”. Sự chống đối có thể ở trong chính tôi, trong tiếng nói thì thầm để cố gắng nói với tôi rằng cầu nguyện là vô ích. Lúc đó chúng ta có thể KÊU GÀO LÊN HƠN NỮA, và chúng ta có thể nghe thấy tiếng Chúa Giêsu nói ở trong sâu thẳm của lòng ta: “Con muốn ta làm gì cho con ?” Và chúng ta có thể trả lời về cái nhu cầu muốn NHÌN THẤY của chúng ta. “Lạy Thầy, xin cho con được nhìn thấy lại, xin cho con nhìn thấy con đường của con” và rồi lúc đó chúng ta có thể trút tất cả những nỗi khổ trong CON TIM của chúng ta cho Ngài
Có thể vào một dịp khác, chúng ta có thể thấy chúng ta bị ngạc nhiên về các phản ứng của chúng ta trước một CẢNH TRÍ trong sách Phúc Âm. Thí dụ một người kia khi đọc một đoạn phúc âm chương 3 trong Marcô thấy nói:
“Ngài lên trên núi và gọi đến với Ngài những kẻ Ngài muốn, và họ đến với Ngài. Và Ngài chỉ định Nhóm Mười Hai, và đặt tên cho họ là các Tông Đồ, để họ Ở VỚI NGÀI, và để Ngài SAI HỌ ĐI RAO GIẢNG, ban cho họ quyền khu trừ ma quỉ” (Mc 3, 13-15)
Và người ấy nổi giận, và không hiểu tại sao. Người ấy xin Chúa đến giúp người ấy để hiểu những gì đang xẩy ra nơi người ấy. Dần dần bắt đầu sáng lên nơi người ấy rằng, là kitô hữu không có nhiều chọn lựa về những người ai sẽ là những người sẽ đi chung với mình. Người ấy ý thức rằng người ấy đã tức giận với một số người mà đời sống kitô hữu đã gửi họ đến sống với người ấy. Những cảm xúc đã được nuôi dưỡng một cách NGOÀI Ý THỨC và ảnh hưởng trên cái HẠNH PHÚC của người ấy, và hiệu quả của nó đã xẩy ra. Việc ý thức chính nó sẽ làm cho người ấy cảm thấy một phần nào cái khó chịu, và người ấy có thể xin Chúa Giêsu giúp người ấy nhìn lại về những người bạn của người ấy như chính những người bạn của Đức Giêsu.
Một thí dụ khác: Người ta thường ngạc nhiên khi thấy rất khó có thể để cho Chúa Giêsu rửa chân cho mình, như Ngài đã rửa chân cho các môn đệ trong Phúc Âm lúc có bừa Tiệc Ly (Jo 13, 1-11). Khi họ phản ứng như vậy là lúc họ hiểu được lúc này đây cái phản ứng của Thánh Phêrô mà trước đó họ không hiểu được. Khi họ cân nhắc cái phản ứng của họ, và xin Chúa soi sáng cho họ về cái phản ứng đó, họ bắt đầu cảm thấy rằng cái tội thật của họ là họ đã không sẵn sàng chấp nhận sự tha thứ của Đức Giêsu, không sẵn sàng tin rằng họ được Chúa yêu mến, và bởi đó họ là người đáng mến.
Như thế rõ ràng là người ta đã RA KHÁC khi họ SỬ DỤNG KHẢ NĂNG TƯỞNG TƯỢNG của họ, và có thể còn TỐT HƠN NỮA, trong loại tưởng tượng họ có. Có một số người có thể TƯỞNG TƯỢNG về tất cả những CẢNH TRÍ trong sách Phúc Âm với các chi tiết đầy dẫy những hình ảnh, hầu hết là các hình ảnh, làm như TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của họ đang dàn dựng lên một KỸ NĂNG PHIM ẢNH ĐẦY MẦU SẮC. Những người khác lại rất sống động về NHỮNG TƯỞNG TƯỢNG CỦA ÂM THANH khiến cho tất cả các cuộc đối thoại cứ tiếp diễn ra trong đầu óc và con tim của họ. Còn những người khác, và tôi được kể vào số những người này, dường như KHÔNG THẤY hay KHÔNG NGHE được cái gì hết, nhưng cảm nhận CÂU CHUYỆN, và CÁC NHÂN VẬT, theo cách thức rất khó có thể MIÊU TẢ được. Nhóm người này có thể thèm muốn nghe nhiều về những PHÁC HỌA SỐNG ĐỘNG về người khác, và nhiều khi có thể THẤT VỌNG, vì thấy tại sao người ta lại “THIẾU TƯỞNG TƯỢNG” như vậy. Hiện tại mọi người đều có một TƯỞNG TƯỢNG. Nếu chúng ta KHÓ CHỊU khi thấy có ai đó MIÊU TẢ cho chúng ta về hậu quả của việc NGÓN TAY CÁI bị thương tổn, thì chúng ta là người có ÓC TƯỞNG TƯỢNG. Nếu chúng ta có thể THÍCH THÚ với một câu chuyện hay, chúng ta là người có ÓC TƯỜNG TƯỢNG. Trí tưởng tượng làm cho chúng ta ra KHÁC, và chúng ta cần để cho Thiên Chúa sử dụng CÁI CHÚNG TA CÓ, và cũng đừng BUỒN vì CÁI CHÚNG TA KHÔNG CÓ.
Có một số người có TRÍ TƯỞNG TƯỢNG RẤT SỐNG ĐỘNG và CÓ SÁNG TẠO, họ có thể để cho Thiên Chúa sử dụng ƠN HUỆ NÀY như là cách thức để họ triển khai MỐI TƯƠNG QUAN của họ đối với Ngài. Tôi biết có một phụ nữ đã dành PHẦN LỚN THỜI GIAN CỦA CUỘC TĨNH TÂM để NGHỈ HÈ VỚI CHÚA GIÊSU. Trong suốt thời gian đó bà ta có thể THỔ LỘ TRÁI TIM của Bà cho Chúa Giêsu, và xin Ngài CHỈ DẪN CHO bà ta về một số vấn đề bà phải ĐƯƠNG ĐẦU GIẢI QUYẾT, trong những khó khăn của cuộc sống. Một số thời gian của việc CẦU NGUYỆN VỚI TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của bà diễn ra ở NGOÀI NHÀ, và một số diễn ra ở trước LÒ SƯỞI. Gần đến lúc kết thúc cuộc tĩnh tâm Chúa Giêsu đã BỎ ĐI, và để cho ĐẦU ÓC BÀ trở lại với Thành Phố, và bà biết rằng, đây là CÁCH THỨC CỦA NGÀI, để nói với bà rằng, Ngài sẽ ở với bà trong ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY.
Có một ông đã dành một THỜI GIAN DÀI để cầu nguyện trong một cuộc CẮM TRẠI với Chúa Giêsu. Trong khi DU HÀNH như vậy, CÁC VẤN ĐỀ CĂN BẢN về mối tương quan của ông với Chúa NỔI VƯỢT LÊN. Chính xác là MỨC ĐỘ về khả năng và sự tín nhiệm ông ta có đủ để NÓI VỚI NGƯỜI tất cả những gì thực sự đang diễn ra trong TÂM TRÍ ÔNG TA hay không. Lại có những người HƯ CẤU RA TOÀN BỘ NHỮNG CÂU CHUYỆN không liên quan gì đến các SỰ KIỆN trong sách Phúc Âm. Có một phụ nữ ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ THEO CHÚA GIÊSU với các chi tiết SỐNG ĐỘNG, đến mức độ muốn giúp đôi chân của Chúa khi Ngài VẤP NGÃ, và ở GẦN BÊN NGÀI khi các quân lính muốn đe dọa bà, và đang cố gắng đề ĐUỔI BÀ ĐI. Không có gì có thể NGĂN CẢN BÀ không ĐI VỚI CHÚA GIÊSU.
Khi chúng ta sử dụng TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của chúng ta trong việc cầu nguyện, chúng ta ý thức rằng RẤT NHIỀU NHỮNG ĐIỀU ĐÃ XẨY RA, đều có nền tảng thật ở những kinh nghiệm của chúng ta trong quá khứ. Vậy làm sao chúng ta có thể chắc chắn được rằng TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU ẤY không phải là TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA NHỮNG GIẤC MƠ NGÀY mà chúng ta đã SỐT SẮNG GỌI LÀ cầu nguyện ? Trước hết tôi muốn để nghị rằng CHÚNG TA HÃY TIN TƯỞNG Ở TRUYỀN THỐNG. Dường như Thiên Chúa đã sử dụng TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của các thánh như trường hợp Thánh I-Nhã Loyola, Thánh Phanxicô Xaviê, và thánh Margarita Maria Alacoque để dẫn đưa họ đi vào mối tương quan SÂU THẲM CỦA TÌNH BẠN VỚI THIÊN CHÚA. Vậy nên tôi phải đưa ra SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NHẬN ĐỊNH, một sự nhận định không dựa trên tính cách đáng nghi ngờ của BẢN TÍNH NHÂN LOẠI CHÚNG TA, nhưng đúng hơn, dựa trên việc TIN TƯỞNG RẰNG Thiên Chúa ĐÃ LÀM CHO CHÚNG TA THÀNH CÁC THẦN LINH.
Đó là cái ÁNH SÁNG RẤT SÂU XA của Thánh I-Nhã khi ông GHI CHÚ NGAY TỪ ĐẦU trong các QUI TẮC của ông cho việc nhận định về SỰ HIỆN DIỆN của Thiên Chủa, đối với những người ĐI TÌM KIẾM Ngài, được đánh dấu bằng những DẤU TÍCH (Signaled) tích cực của các cảm xúc: đó là sự NHẸ NHÀNG, TRÀN ĐẦY SỰ BÌNH AN, TÍN THÁC TRONG SỰ TĨNH LẶNG (LT số 315-316). Nếu khi chúng ta SỬ DỤNG TRÍ TƯỞNG TƯỢNG dẫn chúng ta đến các CẢM GIÁC (feelings) như thế và đồng thời cho chúng ta thêm ĐỨC TIN, ĐỨC CẬY, ĐỨC MẾN, và lòng khao khát muốn BIẾT THIÊN CHÚA và Chúa Giêsu HƠN, thì lúc đó chúng ta có thể TIN CHẮC RẰNG Thiên Chúa đang SỬ DỤNG TRÍ TƯỞNG TƯỢNG của chúng ta để PHỤNG SỰ NGÀI, và cho LỢI ÍCH CỦA CHÚNG TA. Những NGHI NGỜ về cách cầu nguyện NHƯ THẾ có thể được coi như CÁC CƠN CÁM DỖ, nhất là khi những NGHI NGỜ và những CÂU HỎI ĐƯỢC ĐẶT RA về điều ấy không có câu TRẢ LỜI RÕ RÀNG, nghĩa là nếu họ tiếp tục BƠI LỘI TRONG CÁC NGHI VẤN và trong CÁC CÂU HỎI, và không để cho mình được dẫn đến CÁCH THỨC cầu nguyện MỚI và TỐT HƠN.
Trong vấn đề NHẬN ĐỊNH này, cũng nên nói đến NHỮNG NGƯỜI CHÚNG TA ĐẾN NÓI CHUYỆN VỚI HỌ về đời sống cầu nguyện riêng của chúng ta, đặc biệt với các vị HƯỚNG DẪN THIÊNG LIÊNG. Vì bây giờ, chỉ cần ghi nhận rằng, sự TÍN THÁC của một người trong việc XIN ĐƯỢC HƯỚNG DẪN về đời sống cầu nguyện của mình sẽ rất HỮU ÍCH nếu người đó có thể MIÊU TẢ CÁC KINH NGHIỆM CẦU NGUYỆN của họ cho một AI ĐÓ sẵn sàng NGHE họ nói. Chính hành vi MIÊU TẢ CHO NGƯỜI KHÁC điều đã xảy ra khi họ cầu nguyện, sẽ GIÚP HỌ để ý HƠN đến MỐI TƯƠNG QUAN CÓ Ý THỨC (conscious) CỦA HỌ với Thiên Chúa, và họ sẽ QUÍ TRỌNG HƠN những ÂN HUỆ họ đã nhận được, ngay cả khi người KIA không làm gì hơn là chỉ CHĂM CHÚ LẮNG NGHE và tỏ ra có THIỆN CẢM với họ. Trong tiến trình MIÊU TẢ CÁC KINH NGHIỆM của họ, họ nhận ra Thiên Chúa đã dẫn họ ĐI ĐÂU và đâu là sự LỆCH HƯỚNG trong con đường HỌ ĐI. Đương nhiên cũng RẤT HỮU ÍCH nếu vị hướng dẫn thiêng liêng có thể GIÚP HỌ bằng những câu hỏi có tính phán đoán và góp ý, để xem việc cầu nguyện ĐÓ của họ có dẫn họ đến TÌNH THÂN THIẾT SÂU HƠN VỚI CHÚA không, một sự thân thiết phù hợp với cách thức Thiên Chúa thường hành sử một cách chung, cũng như trong những BIẾN CỐ RIÊNG TƯ liên quan đến quá khứ của họ.
Điểm chính yếu của CHƯƠNG NÀY là muốn khích lệ các vị hướng dẫn thiêng liêng cảm thấy được TỰ DO như I-Nhã khi HỖ TRỢ cho người ta biết SỬ DỤNG bất cứ cái gì GIÚP HỌ gặp gỡ được vị THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG của họ. Trong TRUYỀN THỐNG của I-Nhã, TRÍ TƯỞNG TƯỢNG sẽ giúp RẤT NHIỀU. Nếu đây là CON ĐƯỜNG CỦA HỌ, chúng ta phải giúp họ TIN TƯỞNG VÀO CON ĐƯỜNG NÀY, như một trong những QUÀ TẶNG của Thiên Chúa để giúp họ NHẬN BIẾT CHÚA HƠN.
Lm Vinh Sơn Đinh Trung Nghĩa SJ
chuyển ngữ