Prodicus đã sống bằng nghề gì?

Prodicus, một nhà ngụy biện, là một đại sứ cho thành phố  quê hương của Ceos. Ông đã đi nhiều nơi và trở nên giàu cò từ những cuộc triển lãm của mình. Một trong những chuyên môn của ông là phân biệt giữa các từ đồng nghĩa, và Socrates đã tuyên bố trong Protagoras và Meno của Plato rằng ông là học trò của Protagoras. Prodicus có hai loại bài nói chuyện của ông: bài nói chuyện có giá một đồng và bài nói chuyện có giá 50 đồng [tùy theo yêu cầu của thính giả]. Socrates chế nhạo rằng, ông ta sẽ học được nhiều hơn về những lời của Prodicus nếu ông ta có thể đủ khả năng chi trả cho những bài giảng 50 đồng. Bài giảng một đồng có lượng khán giả lớn hơn nhiều, nhưng, theo Aristotle, Prodicus đôi lúc cho khán giả lớn hơn một sự trả giá bằng cách “trượt giá những bài giảng 50 đồng cho họ.” Nếu câu chuyện của Aristotle đúng, các nhà bình luận học thuật đã bỏ sót khả năng, đó là các nhà Ngụy biện đã phát minh ra các kỹ thuật bán hàng hiện đại.

Câu 43: Protagoras nổi bật về điều gì?

Protagoras, quê ở Abdera nhưng sống tại thành Thrace (490- 420 TCN), người được tán dương hơn hết trong số tất cả các nhà ngụy biện. Plato đã viết: Ptotagoras là người đầu tiên tự gọi mình là một nhà ngụy biện. Ông đã huấn luyện các thanh niên trẻ làm chính trị và đã kết thân với nhà chính trị Pericles (495- 429 TCN), ông này đã thỉnh cầu Protagoras viết một bản Hiến pháp cho thuộc địa mới của Thuri. Ptotagoras là một ngòi bút không biết mệt mỏi. Các tác phẩm của ông. gồm: “Bàn về Chân lý,” “Bàn về Các Thần,” và “Phản Logic,” tuy vậy, không một tác phẩm nào còn tồn tại cho đến ngày nay. Protagoras là tác giả của cương lĩnh về chủ nghĩa nhân văn: “Con người là thước đo của mọi sự, họ coi vật gì là có thì nó có, coi vật gì không có thì không có.”

Protagoras khẳng định rằng linh hồn không ở trên hay vượt lên trên nhận thức của một người. Chủ thuyết tương đối của ông dựa trên những kinh nghiệm nhận thức khác nhau của từng cá nhân riêng biệt; ví dụ, cái gì lạnh lẽo đối với người này, lại có thể ấm áp đối với người  kia. Và ông đã khai triển chủ nghĩa tương đối của kinh nghiệm cá nhân tới những nhóm rộng lớn trong luận điệu rằng “Bất cứ điều gì là đúng đắn đối với một thành phố thì chỉ đúng đắn cho thành phố đó bao lâu nó còn có vẻ là đúng như thế.”

Tuy nhiên, theo Protagoras, dầu cho tất cả những nhận thức và ý tưởng về sự công bằng là đúng, ông cho rằng có những điều này có thể tốt hơn điều kia. Ông nhận thấy đây là công việc của nhà ngụy biện để thay đổi não trạng con người ngõ hầu họ có được những ý tưởng tốt hơn về cái gì là công bằng và cái gì là tốt đẹp. Càng có những nhận thức và ý tưởng cao hơn thì đồng nghĩa với những kết qủa tốt hơn. Nói cách khác, các nhà ngụy biện đã hướng dẫn “khách hàng” của họ làm thế nào để thành công.

Câu 44: Gorgias đã nói gì về tư tưởng và sự hiện hữu?

Gorgias sinh tại thành phố Leontini thuộc Sicily (485- 380 TCN), giảng dạy nghệ thuật thuyết phục để thành công trong chính trị. Khảo luận còn sót lại của ông “Bàn về Cái Không; hay về Bản chất” khẳng định rằng chẳng có gì là chân thật [ông phủ nhận mọi chân lý]. Ông trình bày tư tưởng của mình trong một luận đề như sau: “Không có gì tồn tại; nếu có gì tồn tại, nó không thể hiểu được; và, cho dù nó có thể hiểu được, nó cũng không thể truyền đạt được. Bởi vì, chúng ta có một tư tưởng về một điều gì đó thì không có nghĩa là điều đó tồn tại. Chẳng hạn, những tư tưởng không đưa đến sự hiện hữu về điều đang nghĩ, hay những người khác cũng không thể suy nghĩ về những con vật không có thực. Hay nói cách khác, không phải tất cả mọi thứ chúng ta nghĩ về nó thì nó tồn tại hay nó có thực. Vì thế, Gorgias kết luận, nếu bất cứ thứ gì tồn tại, nó không thể được hiểu đúng. Có một ‘khoảng cách’ giữa tư tưởng và sự vật, cũng như có ‘khoảng trống’ giữa những suy nghĩ của những con người khác nhau.

Câu 45: Kết luận ‘bất cứ điều gì là thực thì không để được hiểu đúng’ của Gorgias có nghĩa gì không?

Không, đó là ‘khoảng trống’ [hay ‘khoảng cách’] trong lý luận của ông. Đúng là khi nghĩ về một vật thì không bảo đảm vật ấy tồn tại, và cũng không có nghĩa là không một tư tưởng nào của chúng ta là tư tưởng về cái tồn tại.

Câu 46: Hippias đã đóng góp gì cho việc nghiên cứu?

Nhà ngụy biện Hippias thành Ellis (460-400 TCN) đã kiếm được nhiều tiền trong những chuyến đi của ông. Ông là một nhà thông thái, sáng tác thơ, kịch, viết lịch sử, diễn thuyết; ông tham gia bàn luận văn chương, thiên văn học, hình học, số học, nghệ thuật, đạo đức học, và kỹ thuật ghi nhớ. Ông đã thực hiện một khám phá toán học quan trọng về đường cong khi chia 3 cạnh của một góc, gọi là quadratrix[1]. Ông đã lên tiếng chống lại những quan điểm Tiền-Socrates về thực tại ẩn tàng và ủng hộ sự tự lập như một nhân đức. Trong những mâu thuẫn giữa tự nhiên và quy ước, Hippias nói rằng phải có bản chất theo sau biện hộ. Điều này có nghĩa là nếu ông cảm thấy thích thú làm một điều gì đó, nhưng có một luật lệ chống lại nó, ông thiên về làm điều đó và bẻ gãy luật lệ.

Câu 47: Prodicus nói với thính giả của ông điều gì? 

Prodicus thành Ceos (465 – 415 TCN) đã nói rằng bốn yếu tố của Empedocles: đất, gió, lửa và nước là thánh thiêng (một học thuyết mà nhà soạn kịch Aristophanes (446 – 386 TCN) đã chế nhạo trong The Birds). Ông cũng cho rằng bất cứ điều gì cần thiết cho con người thì được xem là thánh thiện, đây không phải là một cái nhìn truyền thống về tôn giáo trong xã hội Hy Lạp cổ đại.

Prodicus lập luận rằng không có sự tốt lành tuyệt đối, bởi vì cái gì tốt cho người này thì không hẳn tốt đối với người khác, một học thuyết cổ võ cho chủ nghĩa tương đối. Trong những cuộc thảo luận của ông về ngôn ngữ, Prodicus đã cố gắng chỉ ra hai từ không thể có cùng một ý nghĩa. Ông cũng không đồng thuận với Democratus (460 – 371 TCN), người đã nói rằng cùng một sự vật thì có thể có những tên gọi khác nhau.

Câu 48:  Thrasymachus nghĩ gì về ý niệm công bình?

Thrasymachus thành Bithynia (459- 415 TCN) được biết nhiều đến như là một nhân vật trong tác phẩm Cộng Hòa của Plato, vốn là người mà Socrates đánh bại trong những cố gắng ban đầu để định nghĩa công bình. Thrasymachus khẳng quyết rằng công bình thì không gì hơn ngoài điều mang lại lợi ích cho những người có quyền lực, và vì thế nó không có lợi cho những người bị người có quyền thống trị. Trong đời sống thực tế, Thrasymachus được tín nhiệm để đi khắp Hy Lạp giảng dạy, cùng với những nhân vật nổi tiếng ở Athens. Trong một bài diễn thuyết ông viết cho một thành viên của hội đồng thành phố, ông đã ủng hộ sự hiệp nhất và tính hiệu quả trong việc quản trị của đất nước Hy Lạp.

Chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 21-23.

[1]  Trong toán học, a quadratrix (tiếng la tinh là quadrator, squarer) là một đường cong có các tung độ, chúng là một đơn vị đo lường diện tích của các đường cong khác.