Vì nước Mỹ và Canada bị đô hộ làm thuộc địa, các nhà lãnh đạo châu Âu và các nhà lãnh đạo tôn giáo thấy cần hình thành các tổ chức tôn giáo để giúp đỡ các trường học, bệnh viện, cô nhi viện, tu viện và các tổ chức xã hội khác. Các quốc gia châu Âu thường gửi các nhà thừa sai nam và nữ tới Bắc Mỹ để hình thành những cộng đồng mới này

Trong chương này, chúng tôi là sơ lược lại những vị thánh đã làm việc và đã chết tại thế giới mới này hoặc những người đã được sinh ra và lớn lên từ những vùng đất này. Bắc Mỹ không thể được xem là nơi có nhiều vị thánh như châu Âu, nhưng giống như Nam Mỹ, châu Phi và châu Á, con số này tiếp tục tăng dần vì niềm tin đã được lan rộng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

1. Thánh Đamien của Molokai

Sinh ra tại Tremelo, Bỉ (1840-1889)

Phong chân phước: 1995

Phong thánh: 2009

Thánh bổn mạng: khu vực Hololulu, Hawaii, các nạn nhân bệnh AIDS, bệnh phong

Ngày Bổn mạng: 10.5

Jozef De Veuster là một thanh niên trẻ ở Bỉ khi bước vào đời sống tu trì và gia nhập Các Thừa Sai của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Với danh xưng là Cha Phêrô Damien, ngài đã được gửi tới Hawaii vào năm 1864 để rao giảng đức tin Công giáo cho những cư dân tại địa phương này.

Trong khi làm việc ở các đảo Hawaii, cha Đamien được biết có nhóm người cùi ở Molokai, nơi mà mọi người khi mắc bệnh đều lập tức bị cách ly. Trong những thời gian đầu mắc bệnh, các bệnh nhân tự chăm sóc cho mình, nhưng khi các vết thương xuất hiện và những cơn đau khủng khiếp thì ngay cả chính phủ cũng sợ không muốn dến gần.

Có 600 người đã mắc bệnh phong tại Molokai khi Cha Đamien đến. Ngài được Đức Giám mục ban quyền hạn đặc biệt, và năm 1873 ngài khởi sự công việc giúp người bệnh phong với tư cách là Cha tuyên úy. Ngài cử hành các Bí tích, dạy Giáo lý, băng bó các vết thương, giúp họ xây dựng nhà để sống, làm các cỗ quan tài, và chôn cất khi họ qua đời.

Cha Đamien là người duy nhất không bị phong cùi đã tự nguyện đến và hỗ trợ cho cộng đồng này về mặt vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cuối cùng thì ngài cũng đã mắc căn bệnh này vào năm 1885, và bốn năm sau đã mất trong nỗi đau tột cùng.

Khi Đức Giáo hoàng Benedicto XVI phong thánh cho cha Đamien vào năm 2009, tổng thống Mỹ Barack Obama, trước đây là một cư dân tại Hawaii đã nói lên lời ca ngợi vị thánh này:

Cha Đamien đã chiếm vị trí đặc biệt trong tấm lòng của những người dân Hawaii.  Tôi nhớ đến rất nhiều câu chuyện khi tôi còn nhỏ, về sự làm việc không mệt mỏi của Cha Đamien để giúp cho những người đang đau khổ vì căn bệnh phong bị xã hội loại ra. Theo bước chân của Chúa Giêsu đối với người bệnh phong, cha Đamien đã phải đối mặt với những điều kỳ thị về căn bệnh, đem lại tiếng nói cho những người không có tiếng nói, và hi sinh cả cuộc sống của ngài để đem lại nhân phẩm cho rất nhiều người.

Thánh Đamien Molokai là một mẫu gương sâu sắc về của tình yêu Kitô giáo đối với người thân cận. Hành động của ngài minh chứng về giá trị vô giá của mỗi người vì đã được phú bẩm là hình ảnh và giống Thiên Chúa, và về ý nghĩa rằng mọi người đều có phẩm giá và cần được tôn trọng. Đức Giáo hoàng Benedictô đã nhắc nhở đám đông dân chúng rằng các vị thánh như thánh Đamien nhắc chúng ta hãy đối xử với người nghèo, người đau bệnh, người chết, người không thể tự bảo vệ, và tất cả những người đang bị áp bức với tất cả lòng bác ái và yêu thương mà chúng ta có thể hợp lực với nhau.

2. Thánh Elizabeth Ann Seton

Sinh sống tại New York, NY (1774-1821)

Phong chân phước: 1959

Phong thánh: 1975

Thánh bảo trợ: các trường học Công giáo

Ngày Bổn mạng: 04.01

Cuộc đời Elisabeth bị chìm đắm bởi những bi thương, thất vọng và lãng quên, nhưng ngài vẫn lớn lên và trở thành vị sáng lập các tổ chức từ thiện phụ nữ và là quán quân đối với những người người phụ nữ và trẻ em nghèo khổ và đau bệnh. Elizabeth được sinh ra, và sống với cha mẹ cùng với nhóm French Huguenots của New York, và được lớn lên trong Giáo hội Anh giáo.

Khi mẹ ngài qua đời, cha ngài tái giá và cuộc hôn nhân này đã tạo ra được bảy người con. Người mẹ kế không thích Elizabeth và người em gái, và cả hai đã được gửi tới sống với ông bà nội. Sự xa cách với cha là nỗi đau khổ với Elizabeth lúc bây giờ và ngài đã bị suy nhược.

Vào năm 19 tuổi, Elizabeth thành hôn với William Magee Seton, và cả hai đã có năm người con: Anna Maria, William, Richard Bayley, Catherine Charlton, và Rebecca Mary. Gia đình cầu nguyện tại Thánh đường Ba Ngôi danh giá thuộc Anh giáo. Trong khi thờ phượng tại đó, Bà đã thiết lập tổ chức cứu trợ những bà góa và những trẻ em nghèo.

Việc kinh doanh của người chồng Elizabeth cuối cùng bị phá sản và gia đình trở nên khánh kiệt. Williams mắc bệnh lao, và một người Ý quen biết trước đây của William là Antonio Filicchi of Livomo, đã đề nghị gia đình nên chuyển đến vùng nắng ấm ở Ý để William có thể phục hồi.

William bị tách biệt ở trong một chiếc tàu tối tăm, ẩm thấp, nhưng Elizabeth và người con gái lớn đã đến ở tại gia đình Filicchi. Và cuộc thăm viếng này đã đưa Elizabeth đến với Công giáo. Gia đình Filicchi rất nhiệt thành và mộ đạo, và nhìn thấy sự sống đạo của họ đã nhen nhóm cho việc cải đạo của Elizabeth.

Sau khi đến Ý được 30 ngày, William mất, Elizabeth cùng người con gái trở về New York. Antonio tháp tùng cả hai và tiếp tục dẫn dắt họ hiểu về Công giáo.

Khi trở về New York, Elizabeth đã gặp sự chống đối và thù hằn vì việc ngài hướng về Công giáo lẫn điều kiện kinh tế tài chính cạn kiệt. Niềm tin Công giáo của Elizabeth dù vẫn còn rất non trẻ nhưng đã giúp ngài vượt qua các giai đoạn này. Ngài đã gia nhập Công giáo vào ngày 04.3.1805.

Nhằm chăm sóc và hỗ trợ cho năm người con, Elizabeth đã cố gắng thành lập một trường và sau đó lập nhà bán trú cho các thiếu nhi thuộc Anh giáo, nhưng cả hai đều thất bại vì quan điểm chống đối Công giáo của cả dân cư tại thành phố.

Đức Cha John Carroll, Giám mục của Baltimore đã mời Elizabeth thiết lập trường ở Baltimore. Bà cũng tham gia các bước chuẩn bị cho cuộc hội thảo đầu tiên của những người nữ thánh hiến ở Mỹ với hy vọng là tổ chức này sẽ nối kết với Nữ tử Bác ái, tổ chức của Pháp.

Năm 1809, Elizabeth đã khấn khó nghèo, vâng phục và trong sạch tại trường dòng thánh Maria ở Baltimore với tước hiệu là Mẹ Seton.  Tu phục ngài chọn theo kiểu quần áo của bà góa. Cùng năm đó, ngài được mời thiết lập trường Emmitsburg tại Maryland, và đây là nơi mà cộng đoàn của ngài được phát triển theo Nội qui của Nữ tử Bác ái. Cuối cùng Bà cũng đã nhìn thấy sự thành hình của trường Công giáo đầu tiên ở Mỹ và bà cũng là cái người công dân Mỹ đầu tiên được phong thánh.

3. Thánh Frances Xavier Cabrini

Sinh tại Lombardy, Ý  (1850–1917)

Phong chân phước: 1938

Phong thánh: 1946

Thánh bảo trợ: các trường học của giáo xứ và tổ chức đào tạo tôn giáo cho thanh niên.

Ngày Bổn mạng: 13.11

Sinh ra với tên gọi là Maria Francesca  tại Sant’Angelo, Ý, thánh Frances đến với đời sống thánh hiến khi một linh mục bạn mời ngài giúp tái tổ chức cho một trường nữ đã bị quản lý cách sai lầm bởi một phụ nữ muốn hình thành một nhà dòng. Mặc dầu cộng đoàn này trước đó đã bị nổi loạn, vị Giám mục khuyến khích Maria thiết lập một cộng đoàn truyền giáo với những người thiếu nữ mà bà có thể chiêu mộ được.

Cộng đoàn đã được phát triển với sự hướng dẫn của Maria, và bà đã khấn dòng vào năm 1877, trở nên Mẹ Frances Xavier Cabrini (xem hình 11-2). Cộng đoàn mới của ngài được biết đến với tên gọi Các Nữ tu Truyền giáo của Thánh Tâm.  Đức Giáo hoàng Lêô 12 đã chỉ thị Mẹ đưa cộng đoàn về phía Tây để hỗ trợ cho những người nhập cư từ châu Âu.

Lời mời Mẹ Carey bị hủy vì người tài trợ ban đầu cho tổ chức cô nhi viện đã lãng quên. Nhưng không dừng lại, Mẹ Carey đã quyết tâm tiến tới, và trong vòng 36 ngày từ khi đến, Mẹ Carey đã nối lại mối tương quan với người tài trợ và đã thiết lập một cô nhi viện.

Trong vòng 35 năm Mẹ Carey đã tiến hành lập nên 67 tổ chức, bao gồm các tu viện, cô nhi viện, bệnh viện, trường học ở Mỹ cũng như các tổ chức tương tự ở Trung Mỹ và Nam Mỹ. Bà là người công dân địa phương đầu tiên được phong thánh.

4. Thánh John Neumann

 Sinh tại Prachatitz, Bohemia (1811–1860)

Phong chân phước: 1963

Phong thánh: 1977

Thánh bảo trợ: những người nhập cư, các Giám mục tại Mỹ

Ngày Bổn mạng: 05.01

John Neumann được sinh ra tại Bohemia dưới sự cai trị của Áo – Hungary, là con thứ ba trong sáu người con. Ngài vào chủng viện và nhận được quyết định thụ phong linh mục. Vì đầu thế kỷ 19 Bohemia có rất nhiều linh mục, John luôn mong muốn được tham gia vào công tác thừa sai tại Mỹ.

Nhiều người Đức đã nhập cư tới Pennsylvania and New York, và John cũng đã thực hiện một cuộc du hành đến Mỹ, và rồi giấy tờ đã đến tay vị Tổng Giám mục New York. Trong một vài tuần, John đã được thụ phong trợ tế, phó tế và linh mục.

John có năng lực tự nhiên về học ngôn ngữ, và kỹ năng này đã giúp ngài thích nghi với sứ vụ mới tại vùng phía trên New York: quản lý những người Đức và Ái Nhĩ Lan nhập cư. Tuy nhiên, một căn bệnh nặng đã buộc ngài phải dành thời gian nghỉ ngơi để sức khỏe phục hồi.

Sau cùng John quyết định gia nhập vào dòng Cực Thánh Cứu Chuộc hay còn gọi là Dòng Chúa Cứu Thế. Ngài đã lớn lên qua các cấp bậc và đã trở thành Bề trên của Dòng Chúa Cứu Thế tại Mỹ. Cũng thời điểm đó, ngài làm cha xứ của nhà thờ Anphongso tại Baltimore.

Năng lực tổ chức, sự kiên trì, kỹ năng về ngôn ngữ và việc quyết đoán đã giúp cho ngài được chú ý và đã được đề nghị để làm Giám mục kế tiếp tại Philadelphia. Mặc dầu với sự khiêm nhường ngài không muốn nhận lời mời, nhưng sự vâng phục của ngài đã đưa tới việc đồng ý sau khi nhận được lời yêu cầu lần thứ 2 và thứ 3.

Qua sự lãnh đạo của John, giáo phận đã được phát triển và nhân rộng từ hai trường Công giáo đã nhân rộn lên cả trăm trường. Ngài còn tổ chức nhiều cộng đoàn tu trì nam nữ để cộng tác tại các trường học, thiết lập dòng tu cho người bản xứ trong giáo phận tại Baltimore (các Nữ tu của thánh Francis), và quản trị một tổ chức các Sơ dòng chiêm niệm của Thánh Gioan ở Baltimore dành cho những phụ nữ Mỹ gốc Phi. Năm mươi nhà thờ đã được xây dựng trong giáo phận và trải dài từ Philadelphia cho đến New Jersey, kể cả Delaware.

John còn đề ra việc thờ phượng cho đến nay vẫn được phổ biến tại Philadelphia. Cách “Thờ phượng 40 giờ” là Thánh Thể được đặt trong Mặt Nhật để trên bàn thờ trong các nhà nguyện của giáo xứ để mọi người thể chiêm ngắm trong thời gian đó.

John còn là cây viết rất tài. Ngài đã đóng góp bài viết cho các báo và cho hai đề  mục về Giáo lý: một cho người Đức và thứ đến cho Giáo hội phổ quát. Bản giáo lý sau này đã được Công đồng thứ tám của Baltimore đề nghị, và xem là nền giáo lý căn bản của Baltimore, và đã được tất cả các giáo xứ sử dụng cho đến công đồng Vatican năm 1965.

John Neumann là vị giám mục đầu tiên của Mỹ được phong thánh. Thánh tích của ngài được đặt tại nhà thờ thánh Phêrô, ở đường thứ năm và đại lộ Gerard ở Philadelphia.

5. Thánh Katherine Drexel

Sinh tại Philadelphia, PA (1858–1955)

Phong chân phước: 1988

Phong thánh: 2000

Thánh bảo trợ: người từ tâm, công lý chủng tộc

Ngày Bổn mạng: 01.3

Katherine khi còn thơ bé đã thuận lợi về việc gia đình dùng ngân sách gia đình để chăm lo cho người kém may mắn. Là người con thứ hai trong hai người con gái được sinh ra trong một ông chủ ngân hàng giầu có và có lòng từ tâm, Catherine đã học được cách suy niệm và bác ái từ người cha. Mẹ Catherine chỉ sống năm tuần sau khi sanh ngài và người cha, Francis Drexel, đã tái giá và có thêm một người con gái thứ ba. Mẹ kế của ngài, Emma Bouvier  tiếp nối truyền thống bác ái và cầu nguyện của gia đình, và chẳng bao lâu ba cô gái đã cùng đóng góp cho những người nghèo.

Trong suốt tuổi trẻ và thành niên, Catherine mong muốn gia nhập một cộng đoàn tu trì chiêm nghiệm, nhưng cha linh  hướng, Giám mục O’ Connor khuyên ngài nên cầu nguyện và chờ đợi. Catherine tỏ ra quan tâm đến hoàn cảnh của những người thổ dân Mỹ và người Mỹ gốc Phi.  Ngài thăm viếng những nơi dành riêng và nơi tập trung dành cho người nghèo.

Trong một dịp gặp Đức Giáo hoàng Leo XIII, Catherine thỉnh cầu Đức Giáo hoàng gửi các thừa sai đến Mỹ, và Đức giáo hoàng đã đề nghị ngài hãy thiết lập cộng đoàn tu trì của mình.

Để tạo nên một cộng đoàn mới, Đức Giám mục O’ Connor đề nghị Catherine gia nhập Nữ tử Bác ái ở Pittsburgh. Ngài chọn danh hiệu là sơ Maria Catherine, và cộng đoàn tu trì có tên là các Nữ tu Dòng Thánh Thể dành cho những người da đỏ và da màu, hiện nay tên gọi đơn giản là các Nữ tu dòng Thánh Thể. Cộng đoàn bắt đầu thu hút những phụ nữ gia nhập và theo các qui tắc của Giáo Hội dưới triều đại của Đức Giáo hoàng Piô X.

Với sự hỗ trợ tài chánh của gia đình, Mẹ Caterine có thể thiết lập tại địa phương nhiều trường học, các tổ chức thừa sai, các tu viện và những trường kinh doanh dành cho những thổ dân và những người Mỹ gốc châu Phi, bao gồm trường đại học Xavier danh tiếng ở New Orleans, là trường đại học Công giáo duy nhất dành cho người Mỹ gốc châu Phi.

Catherine được xem là người Mỹ đầu tiên được phong thánh sau khi Mỹ trở thành một quốc gia, khi Elizabeth Ann Seton được sinh ra thì Mỹ vẫn là thuộc địa của Anh và Francis Xavier Cabrini là người công dân Mỹ sau khi nhập cư từ Ý vào thế kỷ 19.

Cũng nên lưu ý: Mẹ Cabrini and Mẹ Drexel đã có cuộc gặp nhau, và Mẹ Cabrini đã nhắc Mẹ Drexel xin gặp Đức Giáo hoàng về các nội qui của nhà dòng.

Thánh tích của Mẹ Catherine được đặt tại nhà mẹ của các Nữ tử Thánh Thể ở Bensalem, Pennsylvania.

6. Thánh Marguerite Bourgeoys

 Sinh ra tại Troyes, Pháp (1620–1700)

Phong chân phước: 1950

Phong thánh: 1982

Bảo trợ: kêu gọi chống lại sự nghèo túng và mất cha mẹ

Ngày Bổn mạng: 12.01

Margaret là một trong 12 thiếu nhi được sinh ra trong gia đình công giáo đạo hạnh vào thế kỉ 17 tại Pháp. Khi mẹ ngài qua đời, Margaret ở lại để chăm sóc và giáo dục những người em, trong thời gian đó ngài mơ ước sống đời thánh hiến. Tuy nhiên, ngài bị nhiều dòng tu từ chối vì có nhiều người nữ tìm kiếm lối sống tu trì.

Một vị thống đốc của nước Pháp mới đã đến Pháp để huy động việc định cư của vùng New France, thành phố Maria, hiện nay là Montreal.  Ngài được giới thiệu với vị thống đốc Maisonneuve và được chấp nhận là giáo viên cho khu định cư mới này.

Margaret đã cùng với nhiều thanh niên trải qua một cuộc du hành đầy gian khó để đến nơi. Ngài đã trở nên bạn với Jeanne Mance và cả hai cùng làm việc tại thành phố Maria, nơi mà sau này cả hai đã trở nên người sáng lập nên hội dòng mới. Tên nhà dòng là Notre Dame của Montreal. Margaret đã đến Pháp ba lần để chiêu mộ nhân sự mới và xin sự chấp thuận của hoàng gia về nhà dòng của mình, và ngài đã trở về với cả hai điều được chấp thuận.

Tuy nhiên ở nước Pháp mới, vị Giám mục không muốn cộng đoàn này độc lập mà muốn sáp nhập với các nữ tu Ursulines tại Quebec. Margaret cảm thấy là không thể sáp nhập hai cộng đoàn vì sự khác biệt về linh đạo: các nữ tu Ursulines thì khép kín trong tu viện, còn dòng của Margaret thì lại ở giữa mọi người.

Dòng của Margaret cuối cùng đã nhận được sự chấp thuận, và bà đã nghĩ hưu với danh xưng là mẹ bề trên, dành cuộc đời còn lại để cầu nguyện. Thánh tích của ngài được đặt tại nhà nguyện Notre-Dame-de-Bon-Secour, ở Montreal, Canada.

7. Thánh Marguerite d’Youville

 Sinh tại Quebec, Canada (1701–1771)

Phong chân phước: 1959

Phong thánh: 1990

Thánh bảo trợ: các bà góa và hôn nhân gặp khó khăn; kêu gọi chống lại việc phá thai.

Ngày Bổn mạng: 16.10

Vào tuổi 29, Margaret đã góa bụa và nhận khoản nợ hàng ngàn đô la từ người chồng nghiện rượu. Margaret đã chôn hết bốn trong sáu người con, và đang nuôi dưỡng hai người con trai còn sống.

Margaret đã mở một cửa hàng nhỏ nơi đó ngài bán quần áo tự may. Chẳng bao lâu ngài đã trả hết các khoản nợ của người chồng và để dành đủ tiền cho việc học của hai người con trai. Cả hai người con sau đã trở thành linh mục.

Việc bác ái là một phần quan trọng trong cuộc đời của Margaret, và không đủ để ngài có thể tài trợ tiền hoặc giúp những người nghèo và ốm đau trong bệnh viện. Ngài mở một căn nhà cho người nghèo và người kém may mắn, và thu hút ba người phụ nữ khác để giúp cho công việc này.

Margaret đã gặp sự chống đối và nghi ngờ vì các phụ nữ trong xã hội thời đó đã không mở cửa nhà mình để làm nơi nghỉ ngơi cho người nghèo. Vốn mang tiếng là có người chồng nghiện ngập và buôn bán rượu lậu cho người dân, nay Margaret và các cộng sự của bạn của ngài lại nhận thêm sự cười nhạo về tên được gọi là các sơ ngà ngà say hay các sơ có bùa trong khu vực toàn người Pháp của vùng Montreal.

Với sự hỗ trợ của một linh mục Xuân Bích, Margaret và những người cộng sự đã gia nhập cộng đoàn với tên gọi là những nữ tu xám. Cuối cùng các nữ tu cũng đã áp dụng nội qui của các Nữ tử Bác ái, và đã nhận một bệnh viện bị thua lỗ ở Monstreal với một món nợ khổng lồ. Các sơ đã tổ chức lại các thiết bị và trả hết các khoản nợ.

Mặc dầu sự chống đối đạo Công giáo đã trở nên một phần trong cuộc chiến tranh giữa Pháp và người da đỏ, cộng đoàn tu trì của Margaret đã phát triển mạnh và trải rộng ở các vùng Mỹ gốc qua Phi châu, vùng Nam Mỹ và Trung Quốc. Các thành viên cộng đoàn này thực hiện vai trò như nhân viên ở các bệnh viện, trường học và cô nhi viện.

8. Thánh Rose Philippine Duschene

Sinh tại Grenoble, France (1769–1852)

Phong chân phước: 1940

Phong thánh: 1988

Ngày Bổn mạng:  18.11

Rose được huấn luyện trong dòng các Nữ tu Thăm Viếng, nơi mà ngài ước ao được gia nhập, nhưng vì cuộc cách mạng Pháp năm 1789 nên tất cả các tổ chức dòng tu công giáo đã bị ngưng trệ.

Rose trở về nhà và thực hiện các công việc từ thiện như một giáo dân cho đến năm 1801 đa số các tổ chức công giáo đã được phép mở lại. Kém may mắn thay, dòng các Nữ tu Thăm Viếng không có trong số đó.

Rose gặp Mẹ Borat, một người phụ nữ vừa thiết lập một cộng đoàn tu mới, Dòng Thánh Tâm. Hưởng ứng lời mời gọi của các Giám mục Mỹ, Rose và bốn sơ của nhà Dòng đi tới vùng New Orleans. Rose đã hỗ trợ cho việc thiết lập các trường học, tu viện, và cô nhi viện trong suốt khu vực thung lũng sông Mississippi. Ngài đã trở thành Mẹ bề trên của chi nhánh Dòng Thánh Tâm tại Mỹ, và cộng đoàn đã phát triển lên tới 64 nữ tu.

Mẹ Duschene, cuối cùng ở tuổi 71, bắt đầu một sứ vụ cho dân Mỹ bản xứ, một ước mơ mà bà đã ấp ủ từ khi còn trẻ. Dù trong tuổi già và đối mặt với nhiều rào cản, Mẹ Duschene đã ở cống hiến hết thời gian trong việc cầu nguyện cho những người Mỹ bản xứ và sứ vụ này.

9. Những vị tử đạo ở Canada

Vào khoảng thế kỷ thứ 17

Phong chân phước: 1925

Phong thánh: 1930

Ngày Bổn mạng: 19.10

Những người thực dân Pháp đã thiết lập một chính sách đô hộ vào thế kỉ 17 tại Canada, cụ thể là Quebec. Khu vực ấy trước đó được sử dụng để kinh doanh cho tới khi những nhà cai trị pháp quyết định xây dựng một khu định cư. Tôn giáo trở nên một vấn đề chính và Pháp, một đất nước công giáo, đã gửi các nhà thừa sai từ nhiều Dòng khác nhau đến để thiết lập trường học, bệnh viện, cô nhi viện và nhiều  dịch vụ xã hội khác.

Người bản xứ đã được giới thiệu đến với Kitô giáo, và các nhà thừa sai thường xuyên phải học ngôn ngữ và dịch sách Glý cũng như Kinh thánh. Tuy nhiên, những người bản xứ ở khu vực lân cận tỏ ra thù địch không chỉ đối với những người châu Âu mà cả những người theo Kitô giáo. Những trường hợp dưới đây các nhà tử đạo Bắc Mỹ đã bước vào khu vực New France.

Những anh hùng tử đạo như Isaac Jogues, Jean de Brebeuf  và những người khác ảnh hưởng đến giáo hội Công giáo ở Canada và Mỹ như là một phần của các hoạt động thừa sai và tử đạo, đã xảy ra tại nơi mà ngày nay gọi là phía trên của New York.

a. Thánh Isaac Jogues

Jogues là một linh mục dòng Tên hoạt động giữa những người thuộc bộ tộc Huron và Petun, ở vùng đại biển hồ của vùng New France. Sống trong điều kiện không tốt và bệnh tật hoành hành. Những thành viên của bộ tộc thì cho rằng những người châu Âu thì không bị bệnh và những nhà thừa sai thì phải chịu đau khổ rất nhiều với nạn bắt bớ. Jogues đã bị người da đỏ Mohawk bắt và bị giam trong 13 tháng như một người nô lệ.  Trong thời gian đó ngài đã bị tra khảo và cắt xén thân thể.

Jogues đã trốn thoát khỏi trại tập trung gần Albania, New York và được đưa về Pháp để hồi phục. Đức Giáo hoàng đã cho ngài một phép đặc biệt là cử hành Thánh lễ mà không dùng tay như lệ thường vì những ngón tay ngài đã bị người da đỏ cắt mất. Ngài đã phục hồi và trở về New France để tiếp tục sứ mạng và thừa sai nhưng lại bị bắt bởi người da đỏ Iroquois và chịu tử đạo cùng với cha John de Brebeuf.

Vào năm 1650, người Iroquois tiêu diệt bộ tộc Huron, nơi những người theo đạo Kitô giáo ngày càng tăng.Tất cả 15 vị thừa sai cuối cùng cũng đã bị triệt tiêu, nhưng những nam giới và những người cải đạo sang Kitô giáo đã để lại một pháp lý cuối cùng ở Bắc Mỹ và một chứng từ cho Công giáo trong tương lai. Theo lịch Công giáo, ngày 19.10 là ngày bổn mạng của các nhà thừa sai. Họ được xem là những thánh bổn mạng cho những người ở Mỹ và Canada.

b. Thánh John de Brebeuf

Cha Gioan gia nhập dòng Tên vào năm 1617 ở lứa tuổi 20. Ngài mắc bệnh lao trong thời kỳ đầu huấn luyện, và căn bệnh tuy không giết chết nhưng làm cho ngài rất yếu và dễ mắc bệnh. Ngài đã chịu chức linh mục vào năm 1622 và tình nguyện đến vùng New France vào năm 1625.

Gioan sống thân thiện giữa những người bộ tộc Huron khi ngài đến châu Mỹ. Ngài đã nắm bắt ngôn ngữ, phong tục và viết tự điển dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Huron. Ngài đã bị trục xuất khỏi khu vực này trong trận chiến về chính trị, nhưng sau vài năm ngài đã trở lại để hỗ trợ cho các vị dòng Tên, trong đó có cha Anthony Daniels vào năm 1632. Năm 1636, cha Isaac Jogues and Charles Garnier đến New France, sau đó có cha Isaac Jogues and Charles Garnier. Những giáo dân đến vào năm 1643 và sau cùng cha Gabriel Lalemant đến năm 1646.

Bộ tộc Huron and the Iroquois thường đánh nhau, và làm việc cho một trong hai bộ tộc đang chiến tranh là cơ hội cho các nhà thừa sai khi họ bị bắt giữ. Gioan đã viết quyển Giáo lý theo tiếng Huron, và giúp 7000 người gia nhập Công giáo. Cuối cùng ngài bị người Iroquois bắt và bị tra khảo tại Sainte Marie ở Canada vào năm 1649.

Các bạn hữu của cha Gioan cũng là mục tiêu tấn công của người Iroquois: cha Anthony Daniel hoạt động ở bộ tộc Huron và bị người Irroquois bắt vào năm 1648; cha Garnier bị bắn và giết chết bằng rìu; cha Lalemant bị tra khảo đến chết ; và cha Noel Chabanel bị giết ngay sau khi một thành viên bộ tộc Huron gia nhập Kitô giáo.

c. Các bạn tử đạo

Thánh Isaac Jogues and thánh John de Brebeuf cùng đồng hành với sáu bạn dòng Tên khác, những người đã chịu tử đạo trong suốt giai đoạn 1642-1649: thánh  Antoine Daniel, thánh Charles Garnier, thánh Gabriel Lalemant, thánh Jean de Lalande, thánh Noël Chabanel, and thánh René Goupil. Thánh Jogues and de Brebeuf nổi bậc trong nhóm, nhưng Đức Giáo Hoàng Piô XI đã phong thánh tất cả tám vị cùng lúc vào năm 1930. Họ đã lấy cái chết để tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô và Hội Thánh Công Giáo, và tất cả đã được tôn kính cho đến nay, không chỉ dòng Tên mà còn bởi những tín hữu ở Canada và vùng phía trên New York.

10. Các thánh tử đạo Mexico

Ngoài các thánh tử đạo người Canada và Mỹ, còn có các vị tử đạo khác ở vùng Bắc Mỹ, họ đến hoặc chết tại Mexico. Trong suốt thời gian đầu thế kỷ 20, Mexico bị hỗn loạn và thay đổi chính trị. Sau khi cắt đứt với Spain, chính phủ độc lập mới ở Mexico đã chống đạo dữ dội và cố kiểm soát Giáo Hội, từ đó dẫn đến hàng loạt vụ xung đột giữa Giáo Hội và nhà cầm quyền.

Đức Giáo Hoàng Piô X đã viết thư cho các Đức Giám Mục Mexico lưu ý tình hình khủng hoảng của Giáo Hội tại đó, và các Giám mục đáp lời bằng cách ngừng ban các Bí tích, kể cả việc cử hành Thánh lễ, trong ba năm. Hy vọng của họ là dân Mexico-đại đa số là người Công giáo, sẽ nổi lên chống nhà nước để bảo vệ quyền lợi của chính họ. Hành động này dẫn đến cuộc cách mạng tại Mexico vào năm 1917.

Kết quả của cách mạng là một cuộc bắt bớ Giáo Hội trở nên nặng nề và dẫn đến hơn 125 vị tử đạo, bao gồm những giáo dân như Manuel Morales, Salvador Puente, và David Lara. Những vị tử đạo là các tu sĩ như  Miguel Pro, Luis Sainz, David Bermudez, Crisobal Jara, Agustin Cortes, Jenaro Delgaldillo, Jesus Montoya, Jose Varela, Jose Hurtado, Julio Mendoza, David Velasco, Margarito Garcia, Pedro Ramirez, Rodrigo Aleman, Roman Rosales,Sabas Salazar, Toribio Gonzalez, Tranquilino Robles, Justino Madrigal, Atilono Alvarado, Miguel de la Mora, và Pedro de Jesus Lucero.

a. Chân phước Miguel Pro

Miguel gia nhập dòng Tên vào năm 1911 và bay đến Tây Ban Nha năm 1914 nơi mà ngài tiếp tục việc học. Miguel thụ phong linh mục tại Bỉ vào năm 1925 và năm sau ngài trở về quê ở Mexico, cử hành thánh lễ trong âm thầm vì chính phủ đã đóng cửa các nhà thờ. Miguel mặc y phục và làm việc như người bình thường, dùng thời gian của ngài để tiếp tục loan báo Tin Mừng.

Chính phủ không hài lòng với sự thành công của Miguel và phao tin Cha Pro cùng hai người bạn cố tìm cách giết tổng thống. Họ bị bắt và xử tử hình. Lời cuối trước khi chết của cha Pro là “Chúa Kitô là Vua muôn đời”.

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II phong chân phước cho cha Pro và các bạn của ngài trong Thánh lễ ngoài trời tại Mexico vào ngày 25.9.1988. Ngày lễ Bổn mạng của cha Pro được tổ chức vào 23.11.

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II còn phong thánh cho 25 người khác vào ngày 21.5.2000, bao gồm thánh Jenaro Sanchez Delgadillo, một linh mục triều, và những người khác trong giáo xứ đã bị tống giam và giết bằng cách treo cổ; và thánh Cristobal Jara, một linh mục nhiệt thành đã bị bắn chết vào ngày 25.5.1927.

b. Những vị thánh tử đạo khác

Nhiều linh mục đã hiến dâng mạng sống mình để làm chứng cho Chúa. Chúng ta có thể kể tên vài vị như sau:

✓Thánh Jose Maria Robles Hurtado, đã dùng thời gian ngắn ngủi của ngài với vai trò là một linh mục, thành lập một dòng tu nữ tên gọi là các Nữ tu Thánh Tâm CHúa Giêsu. Ngài đã viết nhiều bài về niềm tin Công giáo và kêu gọi dâng hiến chính mình cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngài còn tham gia vào phong trào công giáo tiến hành như phong trào Cristeros hoặc Chúa Kitô Vua. Cha Hurtado khởi sự xây dựng một đài thánh giá, và hàng ngàn khách hành hương đã đến để tham dự vào nghi thức khởi công. Việc xây dựng đã đi ngược với lệnh cấm của chính phủ là không có hình thức tôn giáo ở nơi công cộng. Ngài đã bị bắt và treo cổ vào ngày 16.6.1927, đây cũng là ngày lễ kính Ngài.

Thánh Mateo Correa Magallanes đã bị tống giam vì cử hành nghi thức kẻ liệt cho một người già. Trong tù, ngài dâng lễ cho các thành viên Cristeros và giải tội. Quan chức trong tù đã ra lệnh tra khảo ngài đến chết nếu ngài không khai việc giải tội. Cha Magallanes từ chối việc khai báo và bị bắn chết vào ngày 6.2.1927. Lễ kính Ngài vào ngày 21.5.

 Thánh Toribio Romo Gonzalez là linh mục vào thời điểm các nhà thờ phải đóng cửa và ngài bị cấm dâng lễ và cầu nguyện nơi công cộng.  Cha Gonzalez đã tổ chức một giáo xứ chui, trong một xí nghiệp, nhưng có người đã báo tin cho chính phủ đến giáo xứ, và cha Gonzales bị bắn chết trên giường vào ngày 25.2.1928. Lễ kính Ngài vào ngày 25.5.

 Thánh Rafael Guizar Valencia trở thành Giám mục tại Veracruz, Mexico trong lúc ngài bị lưu đày ở Cuba. Trong vai trò Giám mục, ngài chăm sóc cho mọi người trong giai đoạn cách mạng tại Mexico và làm việc không ngừng nghỉ để giúp họ. Ngài cũng là một thành viên năng động của Knights của Columbus, một liên kết giúp cho thành viên người Mỹ của tổ chức Knights của Columbus nhận được sự thỏa thuận tự do giữa chính phủ và Giáo hội Mexico vào năm 1929. Ngài trở lại Veracruz và dâng lễ cho giáo phận cho đến khi mất vào năm 1938. Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI đã phong thánh cho ngài vào ngày 15.10.2006. Lễ kính Ngài vào ngày 6.6

11. Thánh Juan Diego

Sinh tại Mexico (1474–1548)

Phong chân phước: 1990

Phong thánh: 2002

Thánh bổn mạng : dòng tộc của người Mexico da đỏ bản xứ (Aztec)

Ngày bổn mạng: 9.12

Sinh ra trong một gia đình cha mẹ là người da đỏ Aztec vào năm 1474 với tên gọi Cuauhtlatoatzin, Juan Diego sống tại khu vực ngày nay gọi là thành phố Mexico. Ngài là một người làm việc ở nông trại và đã lập gia đình nhưng chưa có con. Ngài và vợ đã gia nhập đạo Kitô giáo vào tuổi 50; ngài nhận tên Juan Diego và vợ tên là Maria Lucia. Năm 1529 vợ qua đời và Juan Diego không tái giá.

Vào một buổi sáng đi bộ đến nhà thờ, Juan thấy một thị kiến của Mẹ Maria trên đồi Tepeyac; Mẹ nói với Juan và yêu cầu Juan xin Đức Giám mục cho xây một đền thờ tôn kính Mẹ tại vị trí này, là nơi mà tôn giáo Aztec thờ nữ thần của dân ngoại. Juan tin vào ý định của Thiên Chúa muốn thay thế ngẫu tượng cho Kitô giáo bằng cách làm nên thánh tích dành cho Mẹ Thiên Chúa.

Khi Juan đến gặp Đức gGiám mục, vị này yêu cầu một dấu chỉ để minh chứng rằng Juan thực sự thấy thị kiến chứ không tưởng tượng ra điều ấy. Khi trở lại nhà người chú, Juan thấy ông rất yếu nên lo tìm linh mục để cử hành nghi thức Xức Dầu thay vì thực hiện theo yêu cầu của vị Giám mục.

Mẹ Maria hiện ra với Juan và bảo đảm rằng chú của ngài sẽ ổn và đưa Juan những đóa hoa hồng, để đáp lại yêu cầu của vị Giám mục, loại hồng này không thể trồng được ở vùng đồi tại đây vì điều kiện sống như sa mạc. Juan cất những hoa hồng trong chiếc áo choàng và đi đến nhà của vị Giám mục. Khi mở áo choàng ra để lấy hoa hồng thì xuất hiện ảnh Mẹ Maria trên áo choàng, nay được biết đến với tên gọi là Mẹ Guadalupe.

Đây là bức ảnh hiếm hoi của Mẹ trinh vương với hình ảnh một người mẹ đang mang thai và nét mặt của Mẹ như người bản xứ da đỏ, giống như Juan và gia đình của ngài. Thời đó, tất cả ảnh tượng của Mẹ với hình Mẹ Maria, hài nhi Giêsu và thánh Giuse như ảnh tượng ở Tây Âu. Mẹ Guadalupe là một trong vài ảnh thánh với dung mạo của người bản xứ. Hình Mẹ Guadalupe đã được kiểm tra trong suốt nửa đầu thế kỷ 20. Hình ảnh không phải do sơn, nhuộm hoặc khâu vào áo choàng, và màu sắc được duy trì hơn 500 năm. Hình ảnh này được treo ở khu thánh tích của Vương cung thánh đường.

12. Thánh Philip của Chúa Giêsu và các thánh tử đạo Nhật Bản

Sinh ra vào năm 1597

Phong chân phước: 1627

Phong thánh: 1862

Ngày bổn mạng:  5.2

Thánh Philip là một linh mục dòng Phanxico tại Mexico vào thế kỷ 16. Ngài đi thuyền đến Philippines nhưng cơn bão đã chuyển hướng đến Nhật Bản, nơi mà chính phủ dang lo sợ về sự xâm lược của ngoại bang. Đầu thế kỷ này, thánh Francis Xavier đã thành công trong việc thiết lập Giáo Hội Công giáo tại Nhật, và khi thánh Philip đến thì đã có hơn 2000 người Nhật gia nhập Kitô giáo. Hòang triều bắt đầu đàn áp những người và tôn giáo đến từ châu Âu, và bắt bớ người theo Kitô giáo.

Philip và những hành khách khác đã bị bắt giam, tra tấn và diễu hành qua thành phố đến một ngọn đồi ngoài Nagasaki, nơi mà họ sẽ bị giết vào ngày 5.2.1947.  Có 24 thánh tử đạo tại Nhật, bao gồm thánh Peter Baptist, thánh Martin De Aguire, thánh Francis Blanco, and thánh Francis of St. Michael, tất cả họ là người Tây Ban Nha; thánh Gonsalo Garcia, St. thánh Paul Miki, thánh John Goto, và thánh James Kisai, và  17 người khác, tất cả là những người Nhật Bản. Họ bị đánh và bị vác thánh giá lên đồi của các thánh tử đạo ở Nagasaki và bị ném lao đến chết . Đức Giáo hoàng đã tuyên thánh cho Philip của Chúa Giêsu và 23 người nam giới khác vào năm 1862, và ngày kính nhớ họ là 5.2.

 

Chuyển ngữ: Sơ Maria Trần Thị Kim Quyên, FMV

Nguồn: Nguồn: John Trigilio & Kenneth BrighentiSaints for Dummies, (Indianapolis, Indiana: Wiley Publishing, Inc., 2010), 147-162.