(Hình ảnh từ internet)
244. Các định luật của Newton là gì?
Newton (1642–1727) được biết đến với ba định luật về chuyển động và định luật vạn vật hấp dẫn, như sau:
1. Mọi vật thể sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều trừ khi có một ngoại lực khiến nó
thay đổi. Đây là Định luật Quán tính.
2. Sự biến thiên động lượng của một vật tỷ lệ với xung lực tác dụng lên nó, và véctơ biến thiên động lượng này sẽ
cùng phương với véctơ xung lực gây ra nó. F = M.A, hay lực tác động bằng tích của khối lượng và gia tốc của vật đó.
3. Đối với mỗi lực tác động bao giờ cũng có một phản lực ngược chiều và cùng độ lớn. Định luật tổng quát của Newton về lực hấp dẫn phát biểu rằng mọi hạt vật chất trong vũ trụ đều hút mọi hạt vật chất khác bằng một lực tỉ lệ thuận với tích các khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
245. Hệ thống của Newton được tiếp nhận như thế nào?
Các định luật của Newton (1642–1727) được đón nhận với sự ngưỡng mộ sâu sắc. Một phần của phản ứng này là
lòng biết ơn đối với Newton đã hợp nhất lý thuyết nguyên tử và cuộc cách mạng Copernicus cách tài tình. Ông nổi tiếng với tuyên bố rằng chúng ta không nên vượt ra các bằng chứng. Phương châm của ông là Hypotheses non
fingo, “Tôi không đặt ra các giả thuyết.”
Tuy nhiên, điều này không đúng theo nghĩa đen, vì lời chú giải của ông giả định không gian và thời gian tuyệt đối, và giả định của ông về lực là “một tác động từ xa”. Ông cũng cho rằng Chúa tồn tại. Nhưng lập trường của Newton về chủ nghĩa duy nghiệm – chẳng hạn, ông nghĩ rằng với những kính hiển vi đủ mạnh thì một ngày nào đó có thể nhìn thấy các nguyên tử – đã gây tranh cãi về vấn đề liệu ông có thực sự là một người theo chủ nghĩa duy nghiệm hay không.
Tác phẩm của Newton gần như ngay lập tức được dịch sang các ngôn ngữ Châu Âu và hình thành một quan điểm mới về vũ trụ. Ngoài ra còn có các phiên bản phổ biến các ý tưởng của ông, vào đầu thế kỷ XVIII, những bức chân dung của Newton được lưu hành rộng rãi. Francesco Algarrotti đã xuất bản cuốn Newton cho các quý cô vào năm 1737, và được tái bản nhiều lần. (Vì nữ giới không có cùng một nền giáo dục như nam giới nên người ta tin rằng kiến thức khoa học phải được đơn giản hóa và diễn đạt bằng ngôn ngữ “nhẹ nhàng” hơn cho họ).
246. Newton có phải là một người lập dị không?
Theo các giai thoại lịch sử và các lời đồn thổi thì Newton là một người lập dị. Có bằng chứng cho thấy điều đó và ông không giỏi tương tác với người khác. Điều kỳ quặc nữa ông giữ bí mật về công việc nghiên cứu của mình. Ông
không công bố thành công của nghiên cứu ban đầu với mọi người cho tới năm 1669. Cho đến ngày nay, chúng ta
vẫn không biết chính xác Newton đã hoàn thành công trình khi nào và ông đã làm gì với những bản nháp ghi lại trực
giác tương ứng với các ấn phẩm được xuất bản. Sau khi được bổ nhiệm giữ chức Giáo sư Toán học Lucasian tại
Cambridge, ông đã dành 26 năm ở Cambridge giảng dạy về quang học và toán học căn bản. Cách nào đó, cuộc
sống của ông khá âm thầm.
Một phần lý do khiến Newton không thích xuất bản vì ông không thích tranh cãi, một vấn đề thường xảy ra sau đó. Vào năm 1684, khi Hiệp hội Hoàng gia chỉ định một ủy ban, do Edmund Halley (1656–1742) đứng đầu, để nhắc nhở Newton về cam kết xuất bản cuốn Principia Mathematica. Halley đã phải thuyết phục Newton đưa vào cuốn sách thứ ba đề cập đến các ứng dụng về hệ thống của ông. Ban đầu, Newton muốn giữ kín công trình đó vì ông nghe nói rằng Robert Hooke (1635–1703) tuyên bố đã có một hệ thống như vậy trước Newton. (Thật vậy, khi Newton trình bày cho Hiệp hội Hoàng gia năm 1672 về những khám phá của mình về sự phân rã của ánh sáng, hoặc các thành phần của ánh sáng là gì, thì Robert Hooke và những người khác không đồng ý về cách thức Newton giải thích những phát hiện của mình. Newton từ chối thảo luận về vấn đề này hoặc xuất bản tác phẩm của mình cho đến sau khi Hooke qua đời.) Bản thảo cuốn Principia cuối cùng đã được chuyển đến nhà xuất bản bởi Tiến sĩ Vincent, chồng của cô Storey, tại ngôi nhà mà Newton đã sống thời niên thiếu. Rõ ràng cô ấy là mối quan tâm duy nhất trong toàn bộ cuộc sống của Newton.
Các nhà viết tiểu sử kể lại rằng Newton đã bị suy nhược tâm lý từ năm 1692 đến 1693, sau những nỗ lực không thành công để có được một vị trí thế giá trong chính quyền thông qua những nỗ lực của người bạn Charles Halifax. Newton viết thư cho Samuel Pepys (1633–1703) rằng ông “vô cùng lo lắng trước sự lôi kéo” mà ông đã tham gia vào, ông sẽ phải rút lui khỏi Pepys cũng như những người bạn khác. Sau đó, ông đã viết thư cho John Locke (1632–1704), xin lỗi vì có ý kiến cho rằng Locke đã cố gắng lôi kéo Newton bằng phụ nữ. Sau đó, Locke trấn an trong khi Newton xin lỗi thêm, cho rằng ông đã làm việc quá sức và thiếu ngủ. Dường như không có cơ sở thực tế cho niềm tin của Newton rằng ông đã bị “lôi kéo”.
Newton đã tham gia vào một cuộc tranh luận sôi nổi với Gottfried Wilhelm Leibniz (1646–1716) về ai là người đầu tiên phát triển lý thuyết về vi phân. Qua chức vụ Chủ tịch Hiệp hội Hoàng gia, Newton đã gây ảnh hưởng trong quá trình điều tra vấn đề, và cuối cùng vấn đề được giải quyết khi công nhận khám phá của Newton, mặc dù kết luận đã trình bày sai thứ tự thời gian các chủ đề tương ứng giữa Newton và Leibniz.
Newton không đi sâu nghiên cứu khoa học nữa sau khi giữ chức vụ Tổng đốc xưởng đúc tiền Hoàng gia. Ông gọi triết học tự nhiên là một “quý bà thích kiện tụng” và xem nó như “một lực hút khác ở mặt trăng.” Newton bận tâm với những bản văn huyền bí về lời tiên tri trong Kinh Thánh và thuật giả kim, mặc dù bản chất của những nỗ lực này vẫn chưa rõ ràng vì ông thường viết bằng mật mã. Một số học giả đương đại ngày nay nghĩ rằng những nghiên cứu huyền bí này là mối quan tâm chính của Newton và sự vĩ đại trong những thành tựu khoa học của ông phần lớn là kết quả của “sự cường điệu”. Việc Newton miễn cưỡng xuất bản hoặc tiếp tục những nghiên cứu của mình sau khi ông trở thành Tổng đốc Xưởng đúc tiền Hoàng gia có thể không phải là vấn đề bất ổn tâm lý như thường giả định.
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 110-111.