- Tính triết lý về tư tưởng của Desiderius Erasmus là gì?
Desiderius Erasmus (1466-1536) sinh tại Hà lan, là con ngoài giá thú của một linh mục. Ông được biết tới rộng rãi và rất được tôn trọng trong toàn bộ nước Anh và Âu châu vì những bản dịch kinh thánh và những ý tưởng về tôn giáo. Ông là một trong số những tư tưởng gia đầu tiên sau thời cổ thừa nhận chủ nghĩa hoài nghi trong những cuộc tranh luận về tôn giáo. Cuốn Moride Encomium (Để ngợi ca sự điên rồ) đã đưa vào lại ý tưởng về một sự đơn sơ, lòng đạo đức của Kitô giáo. Tuy nhiên, khi Martin Luther (1483-1546) cố gắng để giành được sự ủng hộ trong cuộc cải cách thệ phản (Protestant Reformation), ông đã chống lại việc làm này của ông ta. Khi Luther chỉ trích ông về điều này, Erasmus đáp trả lại với cuốn On Free Will trong đó, ông lập luận rằng, không thể nào biết được con người không có ý chí tự do như Luther đã tuyên bố.
Chính Erasmus không phải là một triết gia, nhưng ông đã chế giễu những mối trăn trở của các nhà kinh viện. Ngang qua ảnh hưởng của ông ở Âu châu đối với các hệ thống giáo dục của nó mà tiếng Hy lạp, Latin và Do thái dần được dạy phổ biến hơn. Hơn thế, ông là người ủng hộ mạnh mẽ thể loại tinh thần phê phán mà nhiều học giả tin rằng, cuối cùng đã sản sinh ra phong trào Ánh sáng.
- Phải chăng Thomas More nghiêm túc với viễn kiến không tưởng của mình?
Mặc dù bậc đáng kính Thomas More (1478-1535; sau này là thánh More) chịu ảnh hưởng sâu sắc những lời chế nhạo chủ nghĩa Kinh viện của Desiderius Erasmus (1466-1536), những quan điểm của ngài trong tác phẩm quan trọng nhất, Utopia, lại khá nhã nhặn và nghiêm túc. Công trình này tự nó trở thành một hình mẫu cho những sự diễn tả hiện đại về xã hội lý tưởng. Giống như Erasmus, More quay trở về với triết học Hy lạp và Kitô giáo thời sơ khai về những lý tưởng của đời sống con người. Thánh More đã tìm kiếm sự gợi hứng từ Epicurus (341-271 tCN), và, giống như sự hướng dẫn của ông, ngài đã ca ngợi sự đơn giản và sự hài lòng tự nhiên giữa các người bạn cùng những sở thích với nhau.
Người kể chuyện chính trong Utopia là Raphael Hythlodaeus, một triết gia chuyên du hành được Plato, Plutarch và Aristotle cũng như các trí thức gia Roma là Seneca và Cicero ngưỡng mộ. Hòn đảo của Utopia là một người theo chủ nghĩa quân bình hoàn toàn, một xã hội công xã. Phản chiếu những giá trị mà Thomas ôm ấp, Utopia ưa dành quyền lợi cho phụ nữa, những gia đình truyền thống và một sự nương tựa nơi những nhân đức Kitô giáo để ủng hộ mục đích chính của nó trong việc đạt tới hạnh phúc cho tất cả trong cuộc sống trần thế của họ.
- Thomas More trở thành một vị tử đạo như thế nào?
Thánh More (1478-1535) là một luật sư được đào tạo và khởi đầu sự nghiệp năm 1517. Ngài phục vụ trong triều vua Henry VIII, và được đặt là Đại pháp quan nước Anh. Vào năm 1534, nghị viên Anh Quốc đã thông qua Đạo luật thừa kế, khiến người thừa kế của Vương quốc Anh là những người con của Vua Henry VIII và Anne Boleyn, dẫn đến việc những người con của Vua Henry VIII từ những cuộc hôn nhân trước (bao gồm Elizabeth, người mà đã trở thành Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất) bị tuyên bố là những người con hoang.
Hơn thế, ngài từ chối thề đối với Đạo luật về sự Tối thượng vốn xác nhận Đạo luật Thừa kế, cho nên Ngài đã bị tống giam ở Tháp London, bị cáo buộc làm phản và chịu chém đầu. Thánh More đã luôn gắn vào những phương châm xử thế của riêng mình trong khi ở địa vị cao và việc khước từ của ngài nói chung được giải thích như một sự diễn tả niềm tin của mình rằng vua Henry VIII đã đi quá giới hạn về những đặc quyền hoàng gia của ông ta, trước hết trong việc tuyên bố mình là người Đứng đầu Giáo Hội ở Anh, cho nên ông ta đã chiếm lấy những vùng đất Giáo hội và cưới Anne Boleyn, sau đó gây trở ngại với luật thừa kế hoàng gia. Những lời sau cùng của More: “tôi tớ tốt của Vua, nhưng trước là của Chúa.” More được Giáo hội Công giáo phong chân phước vào năm 1886 và được Đức giáo hoàng Pio XI phong thánh vào năm 1935.
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 79, ff.