1. Tác phẩm của John Duns Scotus khác với tác phẩm của thánh Tôma Aquino như thế nào?

John Duns Scotus (1266–1308) không chống đối thánh Aquino (1224-1274), nhưng ngài đã đưa tư tưởng của thánh Augustino (354-430) vào những cuộc đàm luận triết học và thần học vốn bị chi phối sâu rộng bởi mối quan tâm về Aristotle. Duns Scotus rút ra từ ý niệm của Avicenna (k. 980-1037) hữu thể thống nhất trong ý tưởng của ông về Thiên Chúa như Hữu Thể Vô Hạn, người mà đã mạc khải cho Moses “Ta là Đấng Ta Là.”

Duns Scotus đã giảng dạy ở Oxford, Paris và Cologne, nơi mà ngài dạy rằng, Thiên Chúa đã tạo dựng nên mỗi hữu thể riêng lẻ với một bản chất hay “heacceity” (sở ngã tính) độc đáo. Duns Scotus cho rằng, nó là ý chí và không phải lý trí, vì ý chí có thể muốn điều này hay điều trái ngược. Ý chí có vừa có một lòng ham muốn lý trí về hạnh phúc và hiện thực hoá bản thân (self-actualization) vừa có một khát khao để yêu mến các sự vật dựa trên giá trị vốn có của chúng. Các khía cạnh này của ý chí khiến chúng ta yêu mến Thiên Chúa vì sự tốt lành của riêng chúng ta và cũng vì ngài là Thiên Chúa. Duns Scotus đã đề ra một ý tưởng mới về “trực giác lý trí,” một loại của sự ý thức vốn cho phép chúng ta trở nên một điều nào nó thuộc những tư tưởng riêng của chúng ta, và trong sự sống đời sau, ở trong sự hiện diện trực tiếp của Thiên Chúa.

  1. Albertus Magnus là ai?

Albertus Magnus (1200-1280) là một thần học gia dòng Đa Minh, người Đức, cũng là một học giả cống hiến đời mình cho triết học. Trong vai trò là bậc thầy về thần học tại Đại học Paris, ngài là thành viên của uỷ ban mà đã kết án sách thánh của người Do thái – Talmud. Những đóng góp của ngài về triết học chính yếu bao gồm những chú giải về trường phái Aristotle; và những chỗ mà Aristotle không thích hợp với giáo lý Công giáo, Magnus sửa chữa lại và thay thế bằng những cách giải thích khác. Ngài đã dựa vào thuật chiêm tinh trong lối nhìn của mình về thế giới vật lý, thí dụ, ngài tin rằng, khi sự ảnh hưởng của sao Mộc (Jupiter) và sao Thổ (Saturn) tăng lên thì hệ quả là hoả hoạn lớn, trái lại, khi sự ảnh hưởng này giảm xuống, thế là có lũ lụt.

  1. William xứ Ockam là ai?

William xứ Ockam (khoảng 1280-1349) được biết tới như “Vượt trên cả Vị Tiến Sĩ Tinh Tế,” là một tu sĩ dòng Phanxicô. Ngài học thần học tại Oxford và đã khai triển một luận thuyết vững chắc về logic, điều mà có thể từng dẫn tới sự hiểu biết sâu sắc kinh nghiệm mang tính nền tảng của ngài. Như một học thuyết độc lập về thần học, chủ nghĩa kinh nghiệm không được các triết gia kinh viện thời trung cổ chấp nhận rộng rãi, họ cũng không chấp nhận định luật dần được biết tới là “định luật Dao cạo” (Razor) của Ockam: “Đa nguyên tính không được nhìn nhận mà không mang tính thiết yếu.” Trong hình thức hiện đại của nó về khoa học, định luật này của Ockam là một sự kiểm soát đối với sự tằn tiện và ngây ngô trong cấu trúc của các lý thuyết, và chống lại sự tập trung hơn vào những thực thể so với sự thiết yếu trong việc lý giải về dữ liệu hay những quan sát.

Chủ nghĩa kinh nghiệm của Ockam cũng được áp dụng cho vạn vật, và ngài đã loại bỏ tất cả những khẳng định về thực tại của chúng. Theo Ockam, chỉ có những sự vật thực tế mới là những chi tiết hiện hữu. Ngài cho rằng, vạn vật chỉ là những danh xưng của các khái niệm, một học thuyết gọi là thuyết duy danh. Ngài khẳng định, không hề có nguyên nhân tiền định trong tự nhiên, vốn sẽ đưa tới suy luận rằng ngay cả Thiên Chúa cũng không thể can thiệp vào những quy luật mang tính nguyên nhân vật lý. Mặc dù Ockam đã thực sự tin rằng, Thiên Chúa có thể can thiệp vào sự nhận thức con người.

  1. Những ý tưởng của Ockam trước hết được tiếp nhận ra sao?

Vị nguyên chưởng ấn đại học Oxford là John Lutterell đã trích ra hơn 50 tuyên bố mang tính dị giáo từ những bài viết của Ockam và gửi tới Đức giáo hoàng John XXII (1249-1334). Ockam bị triệu tập tới một Uỷ ban giáo hoàng tại Avignon, nơi các hồng y người Pháp đã di chuyển ngai giáo hoàng từ Roma đến đó. (Sự di chuyển này, sau cùng từ 1309 đến 1377, được biết tới như “cuộc đi đày Babylon” của ngai giáo hoàng). Sau hai năm, 51 luận điểm sai lạc của Ockam bị khiển trách, mặc dù không đưa ra lời buộc tội nào chống lại ngài cả. Tuy nhiên, trong khi ở Avignon, Ockam đã thực hiện các cuộc nghiên cứu riêng của ngài về các nhượng bộ của Đức giáo hoàng đối với tu sĩ Phanxicô về khó nghèo tập thể. Ngài kết luận rằng, Đức John XXII đã mâu thuẫn với chính những sự nhượng bộ trước đó về sự chống đối của mình đối với khó nghèo của giáo sĩ và kết luận rằng, vị này “không phải là vị giáo hoàng thật.”

Khi Ockam nghe thấy Đức giáo hoàng John XXII có ý định kết án bản văn phê bình của ngài và bảo vệ sự khó nghèo của giáo sĩ,  ngài chạy trốn và nại tới sự bảo vệ của hội đồng chống giáo hoàng ở Bavaria. Đang khi ở đó, Đức giáo hoàng đã ra vạ tuyệt thông vắng mặt cho ngài. Trận dịch đen (the Black Plague) cũng lan tràn ở Bavaria vào thời điểm ấy, và William thành Ockam được cho là chết trong trận dịch này.

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 75 – 77.