Tại sao những môn đệ của Pythagoras tránh không ăn đậu tằm?
Nhiều lý do được đưa ra để giải thích tại sao các môn đệ của Pythagoras tránh không ăn đậu tằm: họ tin là đậu tằm chứa linh hồn của những người chết; họ cho rằng cái mầm trong hạt đậu tằm có dáng vẻ như một thai nhi, vì thế, ăn chúng có thể sẽ giống như ăn thịt người; đậu tằm có vẻ có hình dáng của các tinh hoàn hoặc những cái cổng hỏa ngục; chúng gợi lên một kiểu ‘đầu sỏ’ hoặc điều hành bởi của cải vì chúng thường được sử dụng rộng rãi để lôi kéo nhiều cái khác; và chúng cho phép một phần linh hồn trốn vào trong “gió” hay khí.
Trước khi khám phá ra Châu Mỹ, đậu tằm chỉ có sẵn ở châu Âu. Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng một số dân cư ở vùng Địa Trung Hải thiếu hụt men en-zyms G6PH, và một phần năm trong số những người thiếu hụt chất ấy phải trải qua cơn đau do thận phá ra nếu họ ăn đậu tằm. Mặt khác, những hạt đậu tằm non chứa nhiều chất Levadopa [thuốc chữa Parkinson], để điều trị bệnh hoa liễu cũng có thể là một liệu pháp chữa trị hiệu quả cho căn bệnh liệt rung [bệnh Parkinson] nữa.
Câu 30: Tại sao Pythagoras lại quan trọng?
Pythagoras (570-495 TCN) được cho là đã tạo ra từ “Triết học.” Ông sinh tại Samos nhưng định cư tại Croton, nơi ông đã lập nên một nhóm những người đồng chí hướng sống cùng nhau trong một ngôi trường, theo một lối sống, đó cũng là nơi tập hợp những người có cùng niềm tin tôn giáo và chính trị. Pythagoras đã khám phá ra những nốt lặng của âm nhạc nhấn mạnh bởi bộ bốn dây phù hợp với bộ bảy dây của đàn lia có thể được giải thích bởi tỷ lệ của các con số 1,2,3, và 4. Đây là một khám phá quan trọng trong những hình thức căn bản của khái niệm về sự hòa âm trong âm nhạc. Pythagoras giải thích bằng cách nào hệ thống con số tương ứng với hiện tượng tự nhiên như sự chuyển động của những vì sao trên bầu trời. Hiểu biết của Pythagoras về toán học thì liên quan đến ngày nay, bởi vì toán học là ngôn ngữ của vật lý học hiện đại.
Pythagoras và những đồ đệ của ông cũng đã có sự quan tâm lớn lao vào thần số [numerology- môn khoa học huyền bí Tây phương] và những lý thuyết về ý nghĩa thần bí của các con số. Chúng bao gồm âm nhạc như là phương diện tinh thần của con số và họ tin tưởng những thực hành đúng đắn- trong những thói quen hằng ngày và chết, cũng như khi đang chơi những công cụ âm nhạc- có thể thúc đẩy họ nghe âm nhạc của các vì sao và các hành tinh. Họ là những người ăn chay nghiêm ngặt, và nhất là họ có lệnh cấm ăn đậu tằm.
Câu 31: Tại sao Heraclitus không đồng ý với Pythagoras về yếu tính của sự sống?
Heraclitus (540-480) nghĩ rằng yếu tính của sự sống là một cuộc chiến bất tận của những cái mâu thuẫn nhau. The Logos, hoặc nguyên lý vận hành hữu lý của vũ trụ, lấy hình thức của lửa và nó đáp ứng được linh hồn hoặc sự sống, là một sự bất biến [hằng số]; bên trong logos, sự xung đột của những hiện hữu (beings) riêng lẻ mang đến một sự thay đổi liên tục.
Câu 32: Heraclitus vẫn nổi tiếng về điều gì?
Heraclitus là tác giả của câu nói: “Bạn không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông.” Ông muốn nói rằng đời sống và hoàn cảnh của con người thì chảy liên tục, như một dòng sông.
Chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 15-16.