(Ảnh từ Internet)
Thỉnh thoảng, mọi người đều nghĩ về những vấn đề chung nhưng không dễ trả lời: “Có một mục đích cao hơn cho cuộc sống không?” “Có sự sống đời sau không?” “Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống con người?” “Tôi có ý chí tự do không?” Những đứa trẻ thường hỏi những câu hỏi “tại sao” vốn dồn cha mẹ của chúng vào những câu trả lời triết học, liệu rằng chúng có nhận ra điều đó không?
Câu 4: Tại sao triết học lại quan trọng?
Nghiên cứu triết học về thế giới tự nhiên làm khai sinh các ngành khoa học vật lý ngày nay, như vật lý học, thiên văn học, địa chất học, sinh vật học và hóa học. Mặc dù những nền văn hóa khác (ví dụ, Trung Quốc), đã có những ngành khoa học riêng biệt và kỹ thuật, nhưng công nghệ Tây Phương cũng như sản phẩn của khoa học Tây Phương đã chiếm ưu thế toàn cầu trong thời đại ngày nay.
Nghiên cứu triết học về thế giới con người cũng làm khai sinh các ngành khoa học xã hội như tâm lý, lịch sử, khoa học chính trị, xã hội học, nhân chủng học, ngôn ngữ học và các khoa học nhận thức khác. Dĩ nhiên, những tư tưởng có tính lý thuyết về thế giới vẫn còn lưu lại trong triết học như siêu hình học, và những câu hỏi vẫn còn được xem xét trong triết học mà thôi, [những câu hỏi ấy quan trọng] đến mức nó như một phần của nhân loại. Những câu hỏi thuộc về con người này là những mối quan tâm phổ quát xuyên suốt trong các nền văn hóa và trong đời sống thực tế và đời sống hằng ngày.
Câu 5: Phải chẳng triết học chỉ bàn về những vấn đề lớn của cuộc sống và vũ trụ?
Không phải tất cả tác phẩm triết học đều bàn về những vấn đề quan trọng. Một số tác phẩm xem ra ngớ ngẩn đối với những ai không phải là triết gia. Ví dụ, tâm trí con người nối kết với thân xác như thế nào? Hầu hết chúng ta đều biết rằng: với những ai không bị liệt, thì việc giơ cánh tay phải lên sẽ dễ dàng như thế nào– nghĩa là chúng ta chỉ cần quyết định làm nó và giơ cánh tay lên. Nhưng kể từ tác phẩm của triết gia René Descartes ở thế kỷ 17 (1596–1650) [Tác phẩm Meditation on First Philosophy], các triết gia đã tranh luận say mê với nhau về cách thức nào là đúng đắn để mô tả mối liên hệ giữa tâm trí và thân xác.
Câu 6: Hai chủ đề chính của Triết học Tây Phương là gì?
Triết học Tây Phương luôn luôn có hai chủ đề chính: thế giới tự nhiên và thế giới con người. Thế giới tự nhiên bao gồm thiên nhiên, thực tại vật chất và vũ trụ. Thế giới con người bao gồm con người, các giá trị của con người, tâm trí, đạo đức, xã hội, chính trị, văn hóa và chính bản chất của con người.
Dĩ nhiên, triết học cũng xuất hiện trong tất cả các nền văn hóa và trong đời sống hằng ngày; nhưng triết học Tây Phương là một cách thức khác biệt của suy tư vốn bao gồm những giả thuyết và sự phổ quát hóa về điều mà các triết gia tin rằng nó quan trọng trong thế giới tự nhiên và thế giới con người. Các triết gia Tây Phương không tập trung vào lịch sử về nguồn gốc của các dân tộc hoặc về những sự kiện theo thời gian như các sử gia, và cũng không quan tâm đến cuộc đời của những cá nhân như những người viết tiểu sử. Thay vào đó, họ phải xem xét cuộc sống và các sự kiện trong cách thức mang tính phổ quát và trừu tượng nhằm có thể nói cho chúng ta cái gì là đúng của các phạm trù hoặc các loại sự kiện và cuộc đời của một ai đó.
Câu 7: Triết học phải làm gì cho cuộc sống hằng ngày?
Thỉnh thoảng, mọi người đều nghĩ về những vấn đề chung mà không dễ trả lời: “Có một mục đích cao hơn cho cuộc sống không?” “Có sự sống đời sau không?” “Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống con người?” “Tôi có ý chí tự do không?” Những đứa trẻ thường hỏi những câu hỏi “tại sao” vốn dồn cha mẹ của chúng vào những câu trả lời triết học, liệu rằng chúng có nhận ra điều đó không?
Chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy PhilosOphy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 2-4.