Mặc Khải và Đức Tin (Revelation and Faith, 8 ECTS)
Mặc Khải và Đức Tin là một trong những môn đầu tiên dành cho các thần sinh I và II. Đây là môn dẫn nhập vào thần học nói chung và thần học nền tảng nói riêng. Nội dung môn học này bao gồm phần dẫn nhập thần học, và phần hai chủ đề trọng tâm của thần học nền tảng: Mặc Khải và Đức Tin. Theo đó, khoá học sẽ trình bày cuộc khảo cứu thiên về lịch sử để làm rõ câu hỏi: thực tại của mạc khải và đức tin phải được hiểu như thế nào? Nó được truy vấn và được khái niệm hoá ra sao? Ngoài ra, tính đa dạng của khái niệm “mặc khải” và “đức tin” trải qua các thời đại cũng được xét đến. Khoá học cũng sẽ đưa ra một phản tỉnh thực tế về bản chất của đức tin cộng đồng và cá nhân
Mục đích: giúp học viên (1) có được cái nhìn tổng thể về bản chất và chức năng của thần học; (2) hiểu được vai trò và tầm quan trọng của Thần Học Nền Tảng, tính biệt loại và mối tương quan của nó với các bộ môn thần học khác; (3) nắm bắt được bản chất và sự năng động của các vấn nạn liên quan đến mặc khải và đức tin; (4) thực hành cách suy tư và phản tỉnh về bản chất của mạc khải và đời đống đức tin, ứng dụng chúng vào trong bối cảnh xã hội của Giáo Hội tại Việt Nam.
Phương pháp: (1) Giảng trực tiếp tại lớp; (2) Chuẩn bị và thảo luận các chủ đề được ấn định trong khoá học; (3) Bài tóm tắt và bài viết phản tỉnh cá nhân (1-2 trang); (4) Viết bài nghiên cứu (3-5 trang).
Đánh giá kết quả: Chủ động tham dự lớp và thảo luận (15%); Các bài viết phản tỉnh (35%); Bài viết nghiên cứu (50%).
Tài liệu tham khảo: NGUYỄN, HAI TÍNH. Giáo Trình Dẫn Nhập Thần Học. Tp.HCM: Nxb. Tôn Giáo 2021; DULLES, AVERY R. Models of Revelation. New York 1992; HIGGINS, GREGORY. Christianity 10: A Textbook of Catholic Theology. New York 2007; IMMINK, F. GERRIT. Faith — A Practical Theological Reconstruction. Cambridge 2005; JOHNSTON, DEREK. A Brief History of Theology. London, New York 2008.