A. Mô tả môn học
Thuật ngữ “nhân học ki-tô giáo” nói đến quan niệm về con người dưới lăng kính Ki-tô giáo. Thực ra, mỗi tôn giáo, kể cả nhưng người vô thần, đều có nhân sinh quan của mình. Hãy nói cho tôi biết Chúa của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết, bạn muốn trở thành người như thế nào. Trong Ki-tô giáo, khi nói về Thiên Chúa là lúc con người nói về chính mình. Đây là một chân lý. Môn học này sẽ nghiên cứu sự khác nhau giữa triết học Hy-lạp và nhân học được mặc khải qua truyền thống Do Thái- Kitô giáo. Nếu như triết học Hy lạp trọng hồn khinh xác thì nhân học Ki-tô giáo khẳng định con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Ngoài ra, khi đối diện với các cáo buộc của chủ nghĩa vô thần, môn học này không chỉ nghiên cứu các bản văn chính thức của Giáo Hội liên quan đến con người, mà còn khảo sát các tư tưởng từ các giáo phụ như Augustinô, Origène, Irénê, cho tới các nhà thần học đương đại như Karl Rahner, Hans Urs Von Balthasar, Henri De Lubac, Joseph Ratzinger, Jean-Baptiste Metz để khẳng định rằng Ki-tô giáo luôn tôn trọng con người trong tổng thể của nó như một nhân vị. Nhân vị này luôn nhập thể và nhập thế. Dù nhập thế trọn vẹn để xây dựng xã hội ngày một tươi đẹp hơn, nhưng người ki-tô hữu ý thức rằng quê hương đích thực của nó vẫn là Thiên Chúa.
B. Mục đích giúp sinh viên hiểu
– Thế nào là nhân học hướng thần? Đối diện với những cáo buộc của chủ nghĩa nhân bản vô thần, đâu là những câu trả lời của các nhà thần học, cũng như của Giáo Hội về con người?
– Đâu là những tiến bộ của truyền thống Do thái-Ki-tô giáo so với quan niệm triết học Hy-lạp về con người? Nhân học theo Thánh Kinh khác với nhân học Hy-Lạp như thế nào về quan niệm hồn-xác? Tương quan hồn-xác theo các giáo phụ và thần học gia?
– Đâu là phát minh của Ki-tô giáo về quan niệm nhân vị? Giá trị của quan niệm nhân vị theo hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, đối diện với chủ nghĩa duy vật phá hoại?
– Tại sao mầu nhiệm về con người lại cần được bảo vệ trong môi trường tục hóa?
– Thế nào là “thần học chính trị”? Những hướng đi nào cho Giáo Hội khi dấn thân trong xã hội hôm nay?
C. Phương thức thi cử
– Một bài thuyết trình liên quan đến quan niệm về con người nơi một triết gia, một thần học gia, hoặc một tôn giáo.
– Một bài thi viết 90 phút tại lớp. Nếu không thi viết thì sẽ có một cuộc thi vấn đáp với những câu hỏi được đưa ra trước trong thời gian học (thí sinh bắt thăm chọn một câu, rồi chuẩn bị 30 phút, sau đó trả lời 6 phút cho câu hỏi đã nhận được + 4 phút trả lời với những câu hỏi tự do của giáo sư).
D. Các sách tham khảo
- Henri-Jérôme Gagey, L’anthropologie théologique, Institut Catholique de Paris, Bản dịch của Lm. Nguyễn Tiến Dưng, AA, với tựa đề Nhân Học Ki-tô giáo, Học Viện Dòng Tên và Đại Chủng Viện Vinh-Thanh, 2013.
- CHAPELLE Albert, s.j, Anthropologie (nhân học), Editions Lessius, 2007
- François-Xavier Nguyễn Tiến Dưng, La foi au Dieu des chrétiens, gage d’un authentique humanisme. Henri de Lubac face à l’humanisme athée (Đức tin vào Thiên Chúa của người Ki-tô hữu, bảo chứng của một nền nhân bản đích thực. Thần học gia Henri de Lubac đối diện với chủ nghĩa nhân bản vô thần), trong tuyển tập « Théologie à l’Université », Desclée Brouwer, 2010.
- Hans KUNG, Etre chrétien, (Là Ki-tô hữu), Seuil, 1978.
- Hans Urs Von BALTHASAR, La Gloire et la Croix, (Vinh quang và Thập giá), Desclée de Brouwer, 1990 (tập I) và 1993 (tập II).
- Joseph Ratzinger Biển-đức XVI, Muối cho đời. Ki-tô giáo và Giáo Hội Công Giáo trước thềm ngàn năm mới; trao đổi với Peter Seewald; bản dịch của Phạm Hồng Lam, Phong trào Giáo-dân Hải ngoại, 2006.
- Joseph Ratzinger Biển-đức XVI, Thiên Chúa và Trần Thế; Tin và sống trong thời đại ngày nay; Trao đổi với Peter Seewald; bản dịch của Phạm Hồng Lam, Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, 2008.
- Karl RAHNER, Traité fondamental de la foi, (Căn bản luận về Đức tin), Le Centurion, 1983; có bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Luật Khoa, OFM, nhưng không chính xác.
- Georg Langemeyer (Dẫn nhập, tuyển chọn và giới thiệu), Anthropologie in Texte zur Theologie, bản dịch của Đại Chủng Viện Thánh Giu-se Sài Gòn với tựa đề Nhân Văn Luận Thần Học qua các tác giả.
- A.-G. Hamman, L’homme, icône de Dieu, (Con người, hình ảnh Thiên Chúa), Migne, 1998.
- Mary Douglas, L’anthropologue et la Bible, 5 (Nhân học và Kinh Thánh), Bayard, 2004.
- NEUSCH Marcel, Les chrétiens et leur vision de l’homme (Người Ki-tô hữu và cách nhìn của họ về con người), dans coll. « Le christianisme et la foi chrétienne. Manuel de théologie. 4», sous la direction de Joseph Doré, Desclée, Paris 1985.
- Gioan Nguyễn Ngọc Hải, Con người, một huyền nhiệm, Học Viện thánh An-phong-sô, 2011.
- Hội khoa học lịch sử Việt nam, Những vẫn đề nhân học tôn giáo, Tạp chí xưa và nay, NXB Đà Nẵng, 2006.
- Trần Ngọc Anh, Nhân học Ki-tô giáo, Nxb. Phương Đông, 2015.
- Vũ thị Phương Anh, Phan Ngọc Chiến, Hoàng Trọng, Một số vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học, NXB Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
- Walter KASPER, Le Dieu des chrétiens, Cerf, 1985 ; Bản dịch của Lm. Đa-minh Phạm Xuân Uyển, SDB với tựa đề Thiên Chúa củ Đức Giê-su Ki-tô, Nhà xuất bản Đồng Nai (_).