1. Một số trước tác nổi bật khác của Montaigne là gì?

Cùng với những bài viết theo chủ nghĩa Hoài nghi, Montaigne (1533-1592) đã trở nên nổi tiếng với toàn bộ tác phẩm Essais (1560; nguyên văn là “Những nỗ lực”), có giá trị nhất trong số đó là tác phẩm The Apology of Raimond Sebond của mình. Những khảo luận ở đây có tính bao trùm, dí dỏm, ra ngoài lề và tất cả về mình; những cảmnếm của ông, những quan điểm, những vấn đề lớn nhỏ của ông. Ông cũng viết về hành trình tới Đức, Thụy Sĩ và Ý trong tác phẩm Journal de voyage en Italie par la Suisse et al’Allemagne en 1580 et 1581 (Du ký), được đảm bảo sau khi ông đã trình bày một bản sao chép tác phẩm Essays của mình cho vua nước Pháp. Montaigne tích cực hoạt động ngoại giao trong nỗ lực dập tắt phản kháng tôn giáo và trở thành công cụ trong việc bảo vệ sự đi lên của Henry thánh Navarre tới ngai vàng như Vua Henry IV. Hầu chắc là ông muốn trở thành một thành viên của triều đình vua Henry vốn đau bệnh mà không được can thiệp.

  1. “Vấn đề của tiêu chuẩn” như Montaigne đã đưa ra là gì?

Những lập luận mang tính lý thuyết hơn của Montaigne đã đi tới điểm cốt lõi của các học thuyết về hiểu biết. Mọi hiểu biết của con người đến từ kinh nghiệm giác quan, nhưng tất cả con người nhận thức những sự vật một cách khác nhau và tất cả chúng ta có nguy cơ vướng vào những ảo tưởng, mơ mộng và những bóp méo thông thường về nhận thức. Đứng đầu trong số những nghĩ ngờ trên, Montaigne đã giới thiệu “vấn đề của tiêu chuẩn”. Chúng ta cần một tiêu chuẩn để xác định có hay chăng kinh nghiệm của chúng ta đáng tin cậy như một nền tảng cho hiểu biết, nhưng chính bản thân tiêu chuẩn lại cần phải được kiểm duyệt và nền tảng cho một tiêu chuẩn thứ hai là cần thiết, để đánh giá tiêu chuẩn thứ hai này, một tiêu chuẩn thứ ba lại là tất yếu, cứ như thế. Tất cả triết gia lý thuyết và tự nhiên sau Montaigne đã đưa ra một số kiểu trả lời cho những vấn đề hoài nghi mà ông đã gợi lên: tính không thể tin tưởng của thông tin cảm giác; sự bất đồng của các chuyên viên; những khác biệt văn hoá trong các giá trị và tập quán; những khác biệt cá nhân trong nhận thức; tính khả thể sai lầm của con người; và trên hết, sự cần thiết cho một tiêu chuẩn, hay chuẩn mực trung lập để giải quyết những bất đồng.

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 86-87.