Câu 183. Chủ nghĩa Hoài nghi đã liên hệ với cuộc các mạng khoa học như thế nào?

(Ảnh sưu tầm từ Internet)

Sự tái nổi lên của chủ nghĩa Hoài nghi Hy lạp cổ đại vào khoảng cuối thời kỳ Phục hưng trước hết không có liên quan gì tới sự trỗi dậy của cuộc tìm kiếm khoa học. Đúng hơn, các thần học gia Công giáo và Tin lành đã sử dụng chủ nghĩa Hoài nghi như một công cụ để củng cố lập luận cho những quan điểm của họ trong suốt thời kỳ Cải cách và chống-Cải cách, và giới Công giáo cũng sử dụng học thuyết này để khẳng định chủ nghĩa thần bí và đức tin đơn thành như những con đường đưa tới hiểu biết thực sự.

Câu 184. Chủ nghĩa Hoài nghi đã lập luận xa hơn cho đức tin và chủ nghĩa thần bí như thế nào?

(Ảnh sưu tầm từ Internet)

Khi đang xảy ra những cuộc chống đối giữa các tôn giáo, mỗi bên áp dụng chủ nghĩa Hoài nghi đối với tri thức tuyên bố về bên kia. Giới Công giáo sử dụng chủ thuyết Hoài nghi để bác bỏ những xác quyết tri thức về Thiên Chúa được các nhà Thệ phản tạo ra trong khi các nhà Thệ phản cũng làm điều tương tự với giới Công giáo. Kết quả là mỗi bên đều kết thúc bằng việc ca ngợi mẫu thức về đức tin của riêng mình, hơn là hiểu biết được tuyên bố bởi bên kia. Việc sử dụng chủ thuyết hoài nghi này để nâng cao đức tin và chủ nghĩa thần bí đã có những gốc rễ của nó nơi triết học Hồi giáo, cách đặc biệt là những tác phẩm của Abu Hamid al-Gazali (1058-1111). Khi hai bên tôn giáo tranh luận hoài nghi nhẹ xuống, hình thức hiện đại của chủ nghĩa Hoài nghi, vốn ủng hộ sự quan sát và phương pháp khoa học, dần được sử dụng rộng rãi.

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Press, 2010), 83.