Với bài đọc này, thánh Phao-lô quay trở lại chủ đề noi gương khi trình bày chính ngài như một mẫu gương để tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca noi theo. Bản văn này sẽ dễ hiểu nếu độc giả đặt nó trong bối cảnh rộng hơn (2:1-12), trong đó thánh Phao-lô nhắc cộng đoàn nhớ đến lối cư xử của ngài. Mặc dù bị bạc đãi ở Phi-líp-phê, ngài vẫn can đảm rao giảng tin mừng. Lời giảng của Ngài không nhằm lừa dối ai nhưng chỉ để làm vui lòng Thiên Chúa. Ngài không xu định ai, cũng không tham lam điều gì. Thậm chí, ngài còn tỏ ra ân cần, dịu dàng như một bà mẹ đang chăm sóc con, và ngài đã tự nuôi sống mình bằng cách làm việc đêm ngày. Ngài đã cư xử với tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca như một người cha đối với con cái, khuyến khích họ sống một cuộc đời xứng đáng với lời kêu gọi mà Thiên Chúa dành cho họ. Như thế, lối sống của thánh Phao-lô trở thành gương mẫu để họ noi theo.

Đối với những cộng đoàn hiện nay, một bản văn như thế này có lẽ là hơi thổi phồng. Để cảm nhận được nó, có lẽ nhà giảng thuyết phải cho thấy rằng mục đích của thánh Phao-lô trong bản văn là để trình bày chính ngài như một kiểu mẫu để noi theo. Làm như thế, nhà giảng thuyết có thể tự nhủ: loại người nào mà lại quá tự tin đến mức xem mình là kiểu mẫu để người khác noi theo? Câu trả lời rất đơn giản: đó là người mà nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô!

Chuyển ngữ: Phaolô Nguyễn Hữu Phong S.J.

Nguồn: Frank J. Matera, Strategies for Preaching Paul
(Minnesota: The Liturgical Press, 2001), 55-56.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *