Nghe Giải Tội (Ad Audiendas Confessiones)

STB 4

ID:
TP 104
CREDIT:
4

A. Mục đích

  • Mục đích lâu dài của khóa học này nhằm giúp học viên có được những kỹ năng, thái độ, và hiểu biết thích hợp để trở thành cha giải tội.
  • Mục đích tức thời nhằm chuẩn bị cho học viên thi môn Ad Audiendas Confessiones.
  • Khóa học sẽ khảo hạch học viên về kỹ năng cần thiết để làm cha giải tội: khả năng chăm chú lắng nghe, cách đặt câu hỏi xứng hợp, và cách trả lời mang tính mục vụ cho hối nhân. Để đạt những kỹ năng đó, học viên cần phải có những hiểu biết cần thiết như:
    • Hiểu biết về vấn đề: giáo luật, nguyên tắc luân lý, giáo huấn của giáo hội
    • Hiểu biết về năng quyền: những giới hạn và việc sử dụng năng quyền đúng đắn
    • Hiểu biết về phương thức hoặc thủ tục: những trường hợp thông thường và đặc biệt.
  • Cảm thức mục vụ của học viên cũng cần được lượng giá, xem học viên ứng xử với các trường hợp tại tòa giải tội có dễ dãi lỏng lẻo hoặc cứng nhắc quá chăng.
  • Các giám khảo sẽ đánh giá về cách thế học viên hỏi hối nhân như thế nào để biết được loại tội và số lần vấp phạm. Câu hỏi đặt ra cho hối nhân phải là thực sự cần thiết và thích hợp.
  • Để giúp thí sinh phán đoán, các giám khảo dùng các ca/trường hợp không đơn giản nhưng khá phức tạp, một ca bao hàm ít nhất vài ba lỗi.
  • Những ca tiêu biểu được đưa ra bàn cãi trong khóa học này sẽ kết hợp những nguyên tắc luân lý khác nhau (như song hiệu, toàn bộ, hợp tác, tiệm tiến…), và những vấn đề luân lý khác nhau (như ngừa thai, phá thai, chết êm dịu, trộm cắp, ngoại tình, đồng tính, giết người, tự vệ…), và những cứu xét theo giáo luật khác nhau (như tuổi tác, bậc sống, tự do ưng thuận, hiểu biết, năng quyền, cấm đoán, vạ tuyệt thông….)
  • Các giám khảo cũng đánh giá xem học viên giải tội có ra việc đền tội thích hợp không.
  • Học viên giải tội cần phải học thuộc lòng Công Thức Xá Giải (the Formula of Absolution).

B. Bibliography

  • Faculty for hearing sacramental confessions in the Archdiocese of Saigon and the Vietnam Province of the Society of Jesus. Assorted Moral Cases (2)
  • Vademecum for Confessors Concerning Some Aspects of the Morality of Conjugal Life, A Confessor’s Handbook, pp. 103-139. Special Situations, Special People, Special Cases (2)
  • A Confessor’s Handbook, Chs. 4 & Conclusion, pp. 70-9. Assorted Moral Cases (2)

C. Hình thức thi về Tác Viên Giải Tội

  • Cuộc thi dài 20 phút theo lối vấn đáp.
  • Ban giám khảo gồm 3 giáo sư: 2 vị giám khảo sát hạch và một vị điều phối thời giờ. Mỗi giám khảo có thể đặt nhiều câu hỏi trong vòng 10 phút.
  • Sau 20 phút sát hạch, hai vị giám khảo đó sẽ cho điểm dựa trên căn bản Đậu/Rớt. Kết quả sau cùng sẽ do 3 giám khảo quyết định. Ngoài xác định Đậu/Rớt ngay sau lúc khảo sát, ban giám khảo còn có thể cho Đậu với điều kiện là thí sinh cần phải tham vấn thêm với một vị giám khảo về một điểm nào đó chưa vững vàng hoặc rõ ràng.
  • Thí sinh thi Rớt lần đầu có thể được thi lại. Nếu thi tới 3 lần mà không đậu, ban giám khảo cần họp lại để lượng giá xem thí sinh không qua được vì thiếu hiểu biết cần thiết hay thiếu khả năng hành xử để trở thành một cha giải tội thích hợp. Nếu vì thiếu hiểu biết, thí sinh có thề dành thêm thời giờ bổ khuyết. Nếu vì không đủ khả năng phán đoán và hành xử của một cha giải tội, ban giám khảo sẽ thông báo cho bề trên của thí sinh.
  • Tiêu chuẩn Đậu: Thí sinh chứng tỏ khả năng dùng kiến thức về thần học và giáo luật đem lại lợi ích mục vụ và thiêng liêng cho hối nhân mà không bỏ qua những bổn phận cần thiết cũng như không áp đặt những gánh nặng không cần thiết.
  • Định mức Rớt: khi thí sinh hành xử theo cách thức gây thiệt hại trầm trọng cho hối nhân hoặc cho người thứ 3 khác mà không có dấu hiệu điều chỉnh lại sau đó.

D. Thí dụ về một vài sai lỗi trong kỳ thi về Giải Tội

  • Không quan tâm đến trường hợp tội trọng của hối nhân
  • Không nhận định và phán đoán được mức độ tội trọng của hối nhân
  • Hành xử cách hời hợt hoặc xao lãng về một tội trọng
  • Hỏi những câu hỏi lan man linh tinh ngoài những câu cần hỏi với mục đích để biết loại tội, số lần phạm, và để giúp hối nhân xứng đáng lãnh nhận ơn tha thứ.
  • Áp đặt phán quyết theo cung cách không tôn trọng quyền tự do lương tâm của hối nhân
  • Cung cấp những thông tin sai lệch về giáo luật
  • Cho lời khuyên bảo gây tác hại hoặc ảnh hưởng đến thanh danh uy tín của hối nhân
  • Không để ý hoặc không biết là hối nhân cần phải đền trả những thiệt hại nghiêm trọng gây ra
  • Áp đặt những bổn phận/hình phạt không chính đáng lên hối nhân
  • Lỗi không yêu cầu hối nhân tránh xa những dịp gây ra tội nặng hoặc gương xấu nghiêm trọng
  • Ra việc đền tội quá hời hợt, quá nặng, hoặc quá phức tạp
  • Lỗi không ra việc đền tội hoặc không ban lời xá giải
  • Lỗi không đọc thuộc được công thức xá giải
  • Phá ấn tòa giải tội, trực tiếp hoặc gián tiếp.