“Xin đừng dẫn chúng con vào sự cám dỗ” (bản Tiếng Việt: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”) có vẻ kỳ lạ đối với nhiều Kitô hữu. Tại sao Chúa lại đưa chúng ta vào khả thể phạm tội dù thế nào đi nữa? Điều đó có nghĩa là gì? Cấu trúc của câu này là một cấu trúc ngôn ngữ Hy Lạp thực sự có nghĩa là “xin dẫn chúng con để chúng con không rơi vào cám dỗ” hoặc “xin dẫn chúng con tránh khỏi sự cám dỗ.” Thường thì các ngôn ngữ gốc của Kinh Thánh (Do Thái hay Hy Lạp) có những cách nói lạ lẫm vốn có ý nghĩa với họ vào thời điểm đó, nhưng có thể khiến chúng ta hơi bối rối một vài nghìn năm sau. Thiên Chúa sẽ không và không thể dẫn dắt chúng ta vào cơn cám dỗ, vì sự cám dỗ là việc gợi ý một người bất tuân Thiên Chúa và phạm tội. Thiên Chúa không thực hiện những hành vi nanh nọc, và Ngài cũng không bao giờ mắc tội gài bẫy người khác. Ma quỷ mới là kẻ cám dỗ chứ không phải Thiên Chúa. “Xin đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ” được nói một cách vụng về theo bản Anh ngữ, đơn thuần là cầu xin Thiên Chúa bảo vệ chúng ta khi chúng ta bị cám dỗ và xin rang một khi nhận ra chúng ta đang bị cám dỗ, Thiên Chúa sẽ giúp chống lại và chiến đâu với cơn cám dỗ hoặc giúp chúng ta thoát khỏi nó.

GLHTCG trong số 2848 dạy rằng: Muốn khỏi “sa chước cám dỗ”, chúng ta phải có quyết tâm: “Kho tàng của anh ở đâu thì lòng anh ở đó… Không ai có thể làm tôi hai chủ” (Mt 6,21.24). …Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị cám dỗ quá sức; nhưng khi để anh em bị cám dỗ, Người sẽ cho anh em phương thế để thoát khỏi và sức mạnh để chịu đựng” (1 Cr 10,13).

Chuyển ngữ: Nhóm Majorica, Học viện Dòng Tên

Nguồn: Rev. John Trigilio JR., Ph.D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph.D.,
The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question,
(Naperville, Illinois: Sourcebooks, Inc., 2007), 243.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *