Kết quả hình ảnh cho arcesilaus

Arcesilaus, người sáng lập trường phái Hoài nghi (ảnh: internet)

  1. Những sự kiện chính trị đã thay đổi triết học ra sao sau khi Hy Lạp suy thoái?

Cái chết của Alexander Đại Đế (356-323 tCN) đã đánh dấu sự cáo chung của giai đoạn cổ điển trong triết Hy Lạp. Các thành phố Hy Lạp đã không thể thống nhất từ sau những thất bại lớn trong chiến tranh bán đảo miền Nam Hy Lạp (Peloponnesian War) (431-404 tCN). 800 năm tiếp theo đánh dấu thời kỳ rất bất ổn, với việc trung tâm chính trị và văn hóa của văn minh Tây phương chuyển hướng về Châu Âu. Khi Roma dần vượt trội hơn Hy Lạp, thì sự chói sáng một thời của nền văn hoá Hy lạp dần chìm vào quên lãng. Vào khoảng cuối thời kỳ lịch sử này, tư tưởng và thực hành của Ki-tô hữu bắt đầu định rõ hầu như mọi khía cạnh của của đời sống văn minh.

Một số tư tưởng tiền-Socrates – cụ thể, những tư tưởng và thực hành của Pythagoras – sống sót sau sự suy thoái của Hy Lạp; công trình của Plato tồn tại dưới những hình thái mới vốn tương hợp với Kitô Giáo thời kỳ sơ khai. Những hình thái của văn hóa Hy Lạp cổ hoặc những hình thái được dựa trên Hy Lạp (the Hellenistic or Greek-based forms) của những triết lý mới về chủ nghĩa Hoài nghi (skepticism), chủ nghĩa Khắc kỷ (stoicism), chủ nghĩa Khoái lạc (Epicurianism), và thuyết Khuyển nho (cynicism) đã lan rộng khắp vùng Địa Trung Hải. Ít người biết về công trình của Aistole tại thời điểm đó, mặc dù chủ nghĩa Kinh nghiệm (empiricism) được chấp nhận dễ dàng.

  1. Điều gì đã xảy ra tại Athens sau khi cả Plato và Aistotle qua đi?

Athens vẫn là trung tâm của triết học cho tới khi người Roma đánh chiếm vào năm 87 (tCN) Phần nhiều hiểu biết của chúng ta về hoạt động triết học thời kỳ văn hoá Hy Lạp đến từ những tác giả Rôma thuộc thế kỷ thứ nhất B.C.E. như Lucretius (99-55 tCN) và Cicero (106-43 tCN)), và nguồn từ thời Trung Cổ thế kỷ thứ hai. Trường Academy của Plato trở thành trường Tân Academy vốn được dành cho công việc phê bình tư tưởng của những trường phái khác. Đây là sự khởi đầu của những người theo chủ nghĩa Hoài nghi. Trường Lyceum hay the Peripatos của Aristotle lần đầu tiên được dẫn dắt bởi Theophrastus vào năm 322 tCN., nhưng sau năm 287 tCN, trường đã bị rơi vào suy thoái cho đến giữa thế kỷ thứ nhất tCN.

  1. Chủ nghĩa Hoài nghi là gì?

Chủ nghĩa Hoài nghi được Arcesilaus sáng lập, ông là người đứng đầu của trường Tân – Academy từ khoảng năm 268 đến 241 (tCN). Công trình của ông được Carneades, người lãnh đạo trường Academy trong thế kỷ thứ hai tCN kế nghiệp. Những người theo chủ nghĩa Hoài nghi quan niệm không điều gì có thể được biết, và họ giảng dạy về epocé vốn là học thuyết cho rằng tất cả những phán đoán, những kết luận, hay những đánh giá nên treo lơ lửng. Những người theo trường phái này đưa ra những vấn nạn, hay tropes, để chứng tỏ rằng sự hiểu biết thuộc cảm giác có xu hướng sai lầm và việc lập luận không nhất thiết phải dẫn đến sự chắc chắn. Họ kết luận rằng, bởi vì chúng ta không có những tiêu chuẩn tuyệt đối cho việc phân biệt giữa sự thật và sai lầm, nên điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng là sự hiểu biết có thể có.

  1. Pyrrho thành Elis là ai?

Pyrrho (360-275 tCN) khởi đầu là một họa sĩ và sau đó ông dần quan tâm tới thuyết nguyên tử của Democratus (460-371 tCN). Ông đồng hành với Alexander Đại Đế tới phía Đông, nơi ông đã học với Gymnosophists (triết gia khắc khổ) tại Ấn Độ và các pháp sư (Magi) tại Persia. Ông có những học trò nhưng bản thân không để lại tác phẩm viết tay nào. Khi ông khước từ phán xét liệu một chiếc xe ngựa lao về phía ông sẽ đâm vào ông hay không, thì những học trò của ông thường phải giải cứu ông ở những giây cuối cùng.

  1. Tại sao Pyrrho quan trọng?

Hành động khước từ thực hiện những phán quyết của ông là lối giáo dục quan trọng của chủ nghĩa hoài nghi vốn đã được phát triển sau thời kỳ Phục Hưng và trong suốt thời kỳ Cải Cách và Chống Lại Cải Cách (counter-Reformation). Được biết tới như chủ nghĩa hoài nghi pyrrho (pyrrhonic skepticism), đây là sự tiếp cận triết học tổng thể rằng, nhiều điều trong đời sống con người không thể được biết.

 

Chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 38 -39.