Ảnh từ Internet

 

Câu trả lời là không. Đức Giêsu không có vợ và không có người yêu. Maria Mađalêna là môn đệ của Chúa, là người được Chúa trừ 7 quỷ. Cô cũng đã ở dưới chân thập giá với Đức Mẹ Maria, Mẹ của Đức Giêsu. Sau cùng, Maria Mađalêna được nói đến như là người đầu tiên được Đức Giêsu hiện ra vào sáng sớm ngày Phục sinh khi Người từ cõi chết sống lại. Nói cách khác, không có chỗ nào trong Thánh Kinh hoặc Thánh Truyền hàm ý, ngụ ý hoặc nói bóng gió về mối quan hệ lãng mạn hay hôn nhân của Đức Giêsu và Maria Mađalêna. Cũng không có bằng chứng  đáng tin nào về hậu nhân của các ngài.

Những kẻ có mưu đồ có thể tin vào những câu chuyện lý giải  mang tính tưởng tượng được thấy trong các tiểu thuyết, như Mt Mã Davinci giả thiết rằng: Có một gia đình được bắt đầu bởi Đức Giêsu và Maria Mađalêna, nhưng nguồn này dựa trên những nguồn lố bịch như Tin mừng về Maria Mađalêna của phái Ngộ đạo và các ngụy Tin mừng của Philipphê và Tôma. Không chỉ vì các bản văn trên không thuộc Thánh Kinh và vì thế không được linh ứng, nhưng còn bởi vì có ai đó bịa đặt và viết chúng ra sau 300 năm kể từ sau cái chết và sự Phục sinh của Đức Kitô, và vì thế cũng sau cái chết của Maria Madalenne khoảng 300 năm. Hơn nữa những quy chiếu có tính giả thiết ấy bị lấy ra khỏi bối cảnh [của Thánh Kinh].

Ngay cả những nguồn của chúng, tự thân cũng không chỉ ra cách rõ ràng, như mối quan hệ của Đức Giêsu và Maria Mađalêna: “và người bạn đồng hành của [?] Maria Mađalêna [?] của cô ấy hơn cả [?] các môn đệ [?] hôn cô ấy [?] với cô ấy [?]” (ngụy Tin mừng của Philipphê). Bản viết tay duy nhất còn sót lại thì có những lỗ thủng hoặc nhiều chỗ không đọc được, như đã được chỉ ra ở trên trong những ngoặc vuông. Từ ngữ Hy-lạp dùng cho từ “đồng hành” là koinonos, trong khi từ ngữ để chỉ về “vợ” là gyne (từ này lại không được dùng trong đoạn trích này). Thánh Phaolô sử dụng thuật từ tương tự (koinonos) trong thư 2Cr 8,23 khi ngài gọi Titô là “bạn đồng hành” với ngài. Thánh Luca đã sử dụng từ tương tự trong Tin Mừng của Ngài để nói về Giacôbê và Gioan như nhũng người bạn đồng hành hay những người bạn đồng hành của Simôn. Rõ ràng là với từ ngữ Hy-lạp koinonos, việc giải thích theo nghĩa bạn đường hay bạn đồng hành thì hài hòa hơn việc đưa ra một mối quan hệ lãng mạn hay quan hệ vợ chồng.

Cũng có những lí thuyết khác về vai trò của Maria Mađalêna “Simôn Phêrô nói với các môn đệ: “để Maria Mađalêna đi xa chúng ta, vì cuộc sống của những người phụ nữ không xứng đáng.” Đức Giêsu nói: “Chính tôi sẽ hướng dẫn cô ta để làm cho cô ta trở nên đàn ông, để cô ta cũng trở nên một tinh thần sống động, giống như đàn ông các người. Vì mọi phụ nữ được trở thành đàn ông, sẽ đi vào Nước Trời” (Ngụy Tin mừng Tôma). Phái Ngộ Đạo đã có một ý tưởng  kỳ quặc rằng chỉ có đàn ông được vào thiên đàng, thế nên ngay cả khi Maria Mađalêna đã được trở thành đàn ông để được cứu độ, theo đoạn trích của Ngụy Tin mừng Tôma thì dẫu sao, điều đó không hiển nhiên là một nguồn khả tín.

Tin mừng về Maria Mađalêna của nhóm Ngộ Đạo thậm chí không đề cập đến mối quan hệ lãng mạn hay hôn nhân giữa Maria Mađalêna và Đức Giêsu. Nó không nói về cuộc chạm trán, mâu thuẫn giữa Phêrô và Maria Mađalêna về việc ai sẽ là người có quyền trong Hội Thánh. Nó cũng ám chỉ đến sự hiểu biết bí mật (dấu xác nhận tiêu chuẩn hoặc phẩm chất của thuyết Ngộ Đạo) điều Đức Giêsu nói một cách giả định với Maria Mađalêna mà Simôn Phêrô không biết. Đó là thân xác thì xấu xa và chỉ có tinh thần là tốt lành (thuyết Ngộ giáo Tinh tuyền và Dị giáo Thuần túy). Nếu thân xác là xấu xa thực sự, và Đức Giêsu đảm nhận sự xấu xa ấy vào trong sự Nhập Thể khi Ngài nhận lấy bản tính nhân loại vốn bao gồm cả một thân xác. Điều này mâu thuẫn với niềm tin của Kitô giáo có cả 2000 năm và điều này không đem lại ý nghĩa gì.

Chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên

Nguồn: Rev. John Trigilio JR., Ph.D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph.D., The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question, (Naperville, Illinois: Sourcebooks, Inc., 2007), 49-51.