12 thánh Tông đồ-Ảnh từ Internet

Trong chương này
•  những người theo Chúa như các thánh tiên khởi
•  những thánh đầu tiên rao giảng Tin Mừng

Những vị thánh đầu tiên là những người đã chứng kiến tận mắt (hoặc những người đã chứng giám) lời giảng dạy và phép lạ của Chúa Giêsu Kitô và những người đã giúp cho việc rao giảng Lời Chúa. Trong chương này, chúng tôi giới thiệu về các tông đồ và các thánh sử, những người đã đồng hành với Chúa Giêsu và ghi lại các chặng hành trình. Chúng tôi đề cập về những thử thách họ phải đối diện, những cuộc chiến phải đương đầu, và cách mà mỗi người gặp được Đấng Cứu Thế.

 Tông đồ là một trong 12 người đầu tiên được Chúa Giêsu chọn để đi theo Ngài. Các thánh sử là bốn người được Chúa Thánh Thần linh hứng để viết nên Tin Mừng về Chúa Giêsu.

Thánh Phêrô

        Galilee (thế kỷ đầu tiên trước CN- năm 64 sau CN)
        Bổn mạng: giáo phận Roma, các ngư phủ
        Lễ kính: ngày 29.6

Phêrô, một người đánh cá đã được vinh dự trao tặng là lãnh đạo các tông đồ sau khi Chúa Giêsu về trời, 40 ngày sau khi Chúa sống lại từ cõi chết. Tên cúng cơm của ông là Simon thuộc Giona (theo Hippri là con của John), về sau Chúa Giêsu gọi ông là Phêrô (Tiếng Hy Lạp chữ petra nghĩa là “đá”) để xác định rằng ông sẽ là “đá” mà trên đó Chúa Giêsu sẽ thiết lập Giáo hội (Mt 16,18).

Chìa khóa của thánh Phêrô
Một trong những biểu tượng xưa cũ của Đức Giáo hoàng là hai chiếc chìa khoá, một bằng vàng và một bằng bạc,  biểu tượng của những chìa khoá mà Chúa Giêsu để cập trong Tin Mừng khi Ngài  nói:

Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.

Các học giả kinh thánh cho rằng những chiếc chìa khóa là biểu tượng của quyền lực. Theo truyền thống, các nhà vua có quyền tối thượng nắm giữ hai chìa khoá: một bằng vàng để nói đến kho báu hoàng gia, để bảo vệ các loại thuế thu, và chiếc chìa khóa bằng bạc để nói đến các nhà tù hoàng gia, nơi mà các kẻ thù bị giam hãm. Với hai chiếc chìa khóa này, người có quyền tối thượng, được tự do phóng thích các từ nhân để diễn tả lòng nhân hậu của vương quyền, hay tăng mức thu thuế để bổ sung kho báu. Các bức tượng và biểu trưng của thánh Phêrô được diễn tả với hình ảnh ông cầm 2 chìa khoá ở tay.

Khi Chúa Giêsu trao cho Phêrô “những chìa khóa của Nước trời”, Người đã trao cho Phêrô biểu tượng của toàn quyền được tha hay buộc, như là một quyền bính được tin cậy trao cho để hoạt động trong vương triều của Người. Đoạn văn này được dùng để hỗ trợ cho quyền giáo huấn của Giáo hội  về quyền vô ngộ và quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng. Ý đầu tiên nói lên huấn quyền  của Đức Giáo hoàng (giới hạn về niềm tin và tu đức), bảo đảm rằng Chúa Thánh Thần bảo vệ ngài không ban hành những học thuyết sai lầm về niềm tin. Ý thứ hai nói về quyền lực pháp lý của Đức Giáo hoàng như vai trò đầu não của Giáo hội Công giáo trong việc tổ chức nội bộ; nói cách khác Đức Giáo hoàng có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Giáo hội.

Kỷ thuật
Thánh Kinh đề cập về mẹ vợ của ông Phêrô, như vậy ông đã có vợ trước đó. Tuy nhiên tên của vợ ông Phêrô không được tiết lộ, và bà cũng không nói gì qua phép lạ của Chúa Giêsu cứu chữa mẹ của bà (Mar 1,29-31). Tình trạng nặc danh của bà, cùng với việc ông Phêrô đi khắp nơi để loan truyền Tin Mừng cho thấy có thể vợ của ông đã mất trước khi Chúa Giêsu gọi ông làm tông đồ.

Lưu ý
Trong 12 tông đồ được Chúa Giêsu chọn, ông Phêrô đã được chọn để đứng đầu sau khi Chúa Giêsu về trời. Các tông đồ khác nhận ra quyền bính của Phêrô và không thử thách ông như là người đứng đầu của Giáo hội dưới thế. điều này được minh chứng khi ông Gioan chạy tới mộ trước Phêrô vào ngày Chúa nhật Phục sinh. Ông trẻ hơn và chạy nhanh hơn, nhưng dù đến trước, ông đã không bước vào, thay vào đó, ông đã đợi Phêrô, như sự kính trọng người nắm giữ vai trò đứng đầu các tông đồ.

Sách các Tông đồ Công vụ (quyển sách sau Tin Mừng Gioan) đề cập rất nhiều mẫu gương về quyền lãnh đạo của Phêrô trong những ngày Giáo hội tiên khởi, đặc biệt sau lễ Chúa Thánh Thần, khi Chúa Thánh Thần xuống trên các tông đồ và Mẹ Maria, 50 ngày sau Chúa Giêsu Phục sinh và 10 ngày sau khi Chúa Giêsu về trời.

Thánh giá của thánh Phêrô
Theo truyền thống, thánh giá của Phêrô được cho là thánh giá ngược, bởi vì theo truyền thống đạo đức, Phêrô nhận thấy mình không xứng đáng được tử đạo như cách của Chúa Giêsu, và các quân lính Roma đã đóng đinh ông ngược xuống. Không may thay, nhóm Satan và bè rối đã giải thích xuyên tạc ý nghĩa  thánh giá ngược của ông Phêrô. Vì thế, ngày nay chúng ta hiếm khi thấy thánh giá của Phêrô trong nghệ thuật hay phẩm phục của nhà thờ hiện đại.

Quyền bính của thánh Phêrô được diễn tả khi ông chủ trì việc bầu cử ông Mathias thay thế Giuđa (TĐCV 1,26)  và khi ông điều hành Công đồng Jerusalem (TĐCV 15). Ngay cả thánh Phaolô (sau khi trở lại và thay đổi tên từ Saolo) đã “đến gặp Phêrô” để biểu lộ sự kính trọng quyền bính của ông (Gl 1,18).

Ông Phêrô chịu tử đạo tại Roma vào triều đại của đại đế Nero, người đã thống trị suốt thời gian 54 – 68 sau công nguyên. Người ta tin rằng ông Phêrô đã bị bắt giam và cầm tù không xa vị trí đấu trường La mã hiện nay. Ngày nay nhà thờ thánh Phêrô được xây dựng nơi ông đã bị bắt giam. Đây là một tiểu vương cung thánh đường với một báu vật: tượng của ông Moses đã được họa sĩ Michelangelo điêu khắc bằng đá cẩm thạch Carrara.

Theo truyền thống đạo đức, ông Phêrô đã không nhận mình xứng đáng được đóng đinh như Chúa Giêsu vì ông đã 3 lần chối không là môn đệ của Chúa Giêsu trong ngày thứ sáu Tuần thánh. Quân lính Roma vì thế đã đóng đinh ông ngược xuống (xem Thánh Giá của ông Phêrô kế bên).

Ông Phêrô được chôn ở đồi Vatican, vị trí hiện nay là Vương cung thánh đường Phêrô, nơi mà các vị giáo hoàng thường cử hành thánh lễ.

Ba nhà thờ đã được xây trên vị trí này qua nhiều thế kỷ. Nhà thờ thứ nhất được xây vào thế kỷ thứ tư bởi Constantine, người đầu tiên tuyên bố ngày lễ chung của hai thánh Phêrô và Phaolô. Nhà thờ thứ hai được xây vào thế kỷ thứ chín ở trên đỉnh các công trình trước. Đức Giáo hoàng Julius II đã đặt gạch móng vào năm 1506, và Đức Giáo hoàng Pius V đã hoàn tất  Vương cung thánh đường hiện tại vào năm 1615, xây trực tiếp trên nhà thờ đã được xây vào thế kỷ thứ chín.

Vào năm 1938, Đức Giáo hoàng Pius XII cho phép các nhà khảo cổ khai quật Vương cung thánh đường dẫn tới nghĩa trang thế kỷ đầu tiên, để khám phá “bức tường đỏ” nổi tiếng. Bức tường của một trong những ngôi mộ được khắc theo nghệ thuật Graffiti đỏ, cho thấy nơi an nghỉ cuối cùng của thánh Phêrô và Phaolô. Ngôi mộ của thế kỷ thứ nhất đã được trang hoàng lộng lẩy của họa sĩ Bernini với màn trướng của thế kỷ 16 suốt chiều cao dọc cung thánh.

Thánh Phêrô và Phaolô được diễn tả chung trong hình ảnh 3-1. Thánh Phaolô đứng bên trái, tay cầm chiếc gươm, diễn tả cuộc tử đạo của ông, trong khi thánh Phêrô đứng bên phải cầm chìa khoá, diễn tả quyền bính mà Chúa Giêsu đã trao cho ông làm đầu Hội Thánh, trong Tin Mừng Mathêu (16,19).

Thánh Andre

        Betsaida (01-69 sau CN)
        Bổn mạng: các ngư phủ, vùng Scotland, Hi lạp, Constantinople.
        Lễ kính: ngày 30.11

Là anh của người được chọn làm đầu các tông đồ, Andre là tông đồ đầu tiên của Chúa Giêsu.

Andre được sinh ra ở Betsaida, thuộc Galilee, cùng nơi mà thánh Gioan tẩy giả, người họ hàng của Chúa Giêsu, đã rao giảng rằng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Andre đã kinh ngạc về sự giảng dạy của Chúa Giêsu. Được đánh động, nâng tâm hồn và vui mừng, Andre đã chiêu dụ em mình (Simon, người được Chúa Giêsu đặt tên là Phêrô- xem đoạn trước), để cũng trở nên tông đồ.

Biển Galilee và việc đánh cá đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của hai anh em. Đánh cá là kế sinh nhai của họ, và Chúa đã dùng biển và việc đánh cá để nhắc nhiều lần khi giảng dạy. Chúa Giêsu đã dùng con thuyền đánh cá của họ như là một bục giảng để rao giảng cho những người tụ tập chung quanh bờ biển, trước khi làm phép lạ bánh hoá nhiều. Hai ông Andre và Phêrô đã chứng kiến Chúa Giêsu đi trên nước để đến thuyền của họ. Cuối cùng, sau một đêm đánh cá thất bại, Chúa Giêsu khuyến khích họ hãy đánh cá một lần nữa trên chiếc xuồng của họ, và hai anh em đã trở về với chiếc thuyền đầy cá. Sau khi họ trở về, Chúa Giêsu mời gọi họ trở thành “những kẻ lưới người” và đi theo Ngài (Mt 4,18-19).

Thánh Andre được cho là đã rao giảng Tin Mừng cho người Hì lạp và cho đến vùng Constantinople. Ông đã chịu tử đạo bằng cách đóng đinh vào thánh giá theo hình chữ X. Cho đến ngày nay, ký tự thứ 24 của bộ alphabet là dấu hiệu của thánh Andre. Lá cờ của người Tân Tây lan có màu xanh với chữ X màu trắng biểu trưng cho vị bảo bộ này.

Suốt thời kỳ Trung cổ, thánh tích của thánh Andre đã được chuyển đến Cộng Hoà Amalfi ở vùng bờ biển Tây nam nước Ý, nơi vương cung thánh Andre cũng còn giữ vài thánh tích; những thánh tích khác được đặt ở Roma. Theo truyền thống Công giáo, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã trao trả đầu của thánh Andre cho vị đứng đầu của Giáo hội chính thống Hy Lạp. Thông thường, 30 ngày Vọng giáng sinh bắt đầu từ lễ kính thánh Andre, và tiếp sau là lễ Chúa Giáng sinh.

Thánh Giacobe Tiền
        Galilee (01-44 AD)
        Bổn mạng: vùng Tây ban nha, người làm nón, bị viêm khớp.
        Lễ kính: ngày 25.7

Thánh Giacobê là một trong ba tông đồ được ưu tuyển vào vòng trong, cùng với thánh Phêrô và thánh Gioan tông đồ. Ba vị này đã được chứng kiến những phép lạ mà các tông đồ khác chỉ nghe biết. Thánh Giacobê đã chứng kiến bà nhạc gia của ông Phêrô được chữa lành và con gái ông Giarô được trỗi dậy từ cõi chết, giữa nhiều phép lạ khác.

Thánh Giacôbê Tiền là anh của thánh Gioan tông đồ, và là một trong những người con trai của ông Zebedee (hai tông đồ có tên là Giacôbê; vị này được coi là Giacôbê Tiền vì trong hai người thì ông lớn hơn). Tương tự như Phêrô và Andre, Giacôbê kiếm sống bằng nghề chài lưới. Ông và người em, thánh Gioan, được Chúa gọi đồng thời với thánh Phêrô và Andre.

Phêrô, Gioan và Giacôbê được may mắn chứng kiến cuộc hiển dung của Chúa Giêsu trên núi Tabor. Sự kiện này quan trọng nhất vì Thiên Chúa làm chói mắt các tông đồ với quyền năng của Ngài trước cuộc khổ nạn. Là những thành viên của vòng trong, lời chứng và niềm tin của họ rất cần sau cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Truyền thống đạo đức cho rằng, sau khi Chúa Thăng Thiên, Giacôbê đã mang Tin Mừng của Chúa đến Tây Ban Nha và rao giảng tại nước này. Thực ra, có một vương cung tráng lệ tên Santiago (tiếng Tây Ban nhà và Bồ đào nha gọi là thánh Giacôbê) ở Compostela, góc tây bắc của Tây Ban Nha. Compostela ở vị trí trung tâm của các chặng đường hành hương nổi tiếng nhất trong khắp châu Âu; từ thời kỳ Trung cổ, các cuộc hành hương dẫn từ những con đường từ Rome, Pháp và Tây Ban Nha tới thành tích này, nơi mà di tích của Giacôbê được tin là an nghỉ ở đây (các thánh tích khác của Giacôbê thì được đặt ở Rome).

Khi ông bị dẫn ra ngoài Jerusalem để chịu tử đạo, Giacôbê đi ngang một người tàn tật vì bị viêm khớp, người van nài Giacôbê chữa lành cho ông. Giacobê đã cầu nguyện, ra lệnh cho ông đứng lên, và người đàn ông đã được phép lạ chữa lành. Thời nay, dù y học tiên tiến, bệnh viêm khớp vẫn chưa có thuốc chữa. Những người phải trải qua cơn đau này có thể tìm lại niềm tin qua cầu nguyện với thánh Giacôbê Tiền.

Thánh Gioan tông đồ
        Galilee (01-100 AD)

        Bổn mạng: các chủ bút, người viết, nạn nhân bị thiêu, bị đầu độc.
        Lễ kính: ngày 27.12
.
Thánh Gioan tông đồ, người môn đệ được yêu, là người tông đồ trẻ nhất và là người thứ ba được chấp nhận vào vòng trong ưu tuyển của Chúa Giêsu, cùng với thánh Giacôbê Tiền và thánh Phêrô. Ông viết quyển Tin Mừng thứ tư và được biết là Gioan Tam Linh vì Thần học cao siêu của ông.

Gioan là một trong ba tông đồ (cùng với anh của ông là Giacôbê và Phêrô) được ưu tuyển chứng kiến cuộc Hiển dung của Chúa Giêsu trên núi Tabor (Mt 17,1-6).  Vào ngày chúa nhật Phục sinh Gioan chạy đến mồ Chúa Giêsu sau khi nghe bà Maria Magdalena cho biết ngôi mộ bị trống. Vì tôn trọng vai trò của Phêrô là lãnh đạo các tông đồ, Gioan đã đợi ngoài cửa mộ cho đến khi Phêrô bước vào bên trong (Ga 20,1-9).

Trước khi Đấng Cứu Thế mất, Ngài đã trối Mẹ mình, Đức Maria vô nhiễm, cho Gioan chăm sóc, người môn đệ được Chúa yêu (Ga 19,27).  Truyền thống đạo đức cho rằng, Mẹ Maria đã sống với Gioan ở Ephesus cho đến khi Mẹ đưa lên trời tại Jerusalem.

Truyền thống đạo đức cho rằng sau khi Mẹ Maria lên trời, thánh Gioan bắt đầu sứ vụ rao giảng khắp miền Tiểu Á. Ông đã bị bắt dưới thời đại đế Domitian,  người đã cố tình nấu ông trong dầu, nhưng Gioan đã được bảo toàn cách lạ lùng, không chỉ trước cái chết mà còn trước các cuộc bách hại.

Ông bị đày đến đảo Patmos ở biển Aegean. Tại hòn đảo này, Gioan đã nhận mạc khải cá nhân và đã hình thành nên cuốn Khải Huyền, quyển sách cuối cùng của Tân ước và của Kinh Thánh Kitô giáo. Ông đã đón nhận mạc khải trong một hang động, nay là một Đan viện có tên thánh Gioan. Sau đó Gioan đến Ephesus, nơi mà nhờ linh hứng của Chúa Thánh Thần và sự hỗ trợ của những người bạn chân thành, Tin Mừng theo thánh Gioan và ba lá thư của thánh Gioan đã được viết. Trong những lá thư này, ông đã nhấn mạnh cộng đoàn Kitô giáo là công giáo, với ý nghĩa là phổ quát cho tất cả mọi người.

Bức hình 3-2 nêu hình ảnh của thánh Gioan trên hòn đảo của Patmos. Thiên thần (ngồi bên phải quyển sách) là biểu tượng cổ nhất của Gioan tông đồ, tương tự như con sư tử của Marco, con lừa của Luca và người đàn ông của Mathêu.

So với Tin Mừng Mathêu, Marco và Luca, Tin Mừng của Gioan khá thiên về Thần học và Triết học. Ông viết cho các độc giả Kitô giáo và cung cấp thêm bản chất của vài lĩnh vực, kể cả Thánh Thể (Ga 6). Biểu tượng của ông với tư cách một thánh sử là con đại bàng, vì ông mở đầu Tin Mừng Gioan với ý nghĩa cao siêu về lịch sử nhân loại: “Thuở ban đầu đã có Ngôi Lời, ..”. Biểu tượng của Gioan với tư cách tông đồ là một chiếc tách, với con rắn tượng trưng sự cám dỗ thất bại trong việc hãm hại ông.

Vì Gioan trẻ nhất trong 12 tông đồ, ông thường được miêu tả là ngươi không có râu, không như 11 tông đồ khác. Đó là lý do, trong bức vẽ Bữa Tiệc Ly của họa sĩ Leonardo da Vinci, Gioan ngồi bên phải của Chúa Giêsu, trông rất trẻ. Gioan cũng là tông đồ duy nhất không lập gia đình. Ông đã sống đến khoảng 90 tuổi và đã mất vì lý do tự nhiên, có lẽ tại Ephesus, nay là Thổ nhĩ kỳ.

Giacôbê hậu
        01-62 AD
        Bổn mạng: cho các thợ hồ vải, thầy thuốc
        Lễ kính: ngày 03.5

Thánh Giacôbê là tên của vị Giám mục đầu tiên ở Gierusalem, và nhờ vị trí này, ông là người bảo vệ cho người Do thái cải đạo thành Kitô giáo.

Giacôbê là tác giả của Tân ước dưới tên của ngài. Ông được gọi là “hậu” để phân biệt với Giacôbê tiền (xem Giacôbê tiền, trước phần này).

Giacôbê hậu là con của Alpheus, anh của ông Giuse (thường được viết là Joses) và là họ hàng của ông Simon và Giuđa. Dù đôi khi ông được xem là “anh của Chúa” hay “anh của Chúa Giêsu”, nhưng thực ra ông là họ hàng, vì ta không biết rõ  mối quan hệ của ông với Mẹ Maria hay với ông Giuse chồng của bà Maria. (Tiếng Hi lạp cổ dùng chữ adelphos để chỉ mối tương quan cho bất kỳ người nam, có thể là anh, chú, cháu, vì vậy khó xác định cụ thể).

Không như Phaolô, Giacôbê hậu tuân giữ luật Mose về cắt bì và ăn chay. Cuộc thảo luận đã dẫn đến Công đồng thế giới đầu tiên tại Gierusalem. Với tính lịch sử, Công đồng cho thấy hoạt động của Giáo hội sau khi Chúa Giêsu về trời. Giacôbê đặt ra yêu cầu khắc khe cho dân ngoại trước tiên phải cải đạo sang Do thái giáo trước khi cải sang Kitô giáo. Sau khi nghe ông Phêrô tuyên bố tại Giêrusalem về sự cải đạo nhanh, trực tiếp từ dân ngoại sang Kitô giáo, Giacôbê đã thay đổi ý định của mình.

Có rất nhiều câu chuyện về cái chết của Giacôbê hậu, nhưng đáng kể nhất từ ông Josephus, nhà lịch sử Do thái. Ông ta viết rằng Giacôbê hậu chịu tử đạo và năm 62 sau công nguyên do bị ném vào cây cột của đền thờ, sau đó bị ném đá và đánh bằng gậy cho đến chết.

Thánh Bartholomeo
        Palestine (01 AD)
        Bổn mạng: thợ làm giầy, thợ vá quần áo, người hàng thịt, thợ thuộc da
        Ngày lễ kính: 24.8

Thánh Bartholomeo được cho rằng đã đem Tin Mừng đến với nhiều quốc gia, dẫn đến cuộc tử đạo bằng cách lột da, giết sống.

Tên đầu tiên của Bartholomeo là Nathaniel Bar-Tholmai hoặc do cách thông thường từ tên họ của ông, theo văn chương gọi là con trai của Tolomai.

Ông Philip là người đã giới thiệu Bartholomeo cho Chúa Giêsu. Khi nghe về Đấng Cứu Thế đến, có tên là Giêsu người Nazareth, câu trả lời của Bartholomeo là “Ở Nazareth có gì hay?” Mà sau đó Chúa Giêsu đã nói: “Người này không có gì gian dối” (Ga 1:47); nói cách khác, Chúa Giêsu muốn nói ông nói cách chân thành.
Tin Mừng Gioan có đề cập Bartholomeo là một trong các tông đồ được nhìn thấy Chúa Giêsu xuất hiện ở Biển hồ Galilee sau khi Ngài chỗi dậy từ cõi chết. Bartholomeo được tin là đã đem Tin Mừng đến Ấn độ, Mesopotamia, Persia, Ai cập và Armenia.

Thánh tích của Bartolomeo được chuyển giao cho 2 nhà thờ ở Ý: Benevento và nhà thờ thánh Bartolomeo vùng Tiber ở Roma. Biểu tượng chính của vị thánh này là ba con dao nói lên cái chết kinh khiếp của ngài.

Chính vì cách chết này, thánh nhân trở thành Bổn mạng cho người bán thịt, thợ thuộc da, thợ làm từ da, những người thường lóc da súc vật trước khi giao xác con vật đến cho người bán thịt.

Thánh Thomas
        Galilee (01-72 AD)
        Bổn mạng: Ấn độ, Pakistan, những người đa nghi
        Lễ kính: 21.12

Thánh Thomas có lẽ được nổi tiếng về việc tuyên xưng Phục sinh của Chúa Giêsu sống lại.

Sau cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, hầu hết các tông đồ bị phân tán, họ không còn nhớ Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Chúa Giêsu hiện ra với họ vào ngày Chúa nhật phục sinh đầu tiên lúc ông Thomas vắng mặt. Khi những tông đồ khác nói với ông Thomas rằng đã thấy Chúa Giêsu sống lại, ông đã nói rằng sẽ không tin cho đến khi nhìn thấy Chúa và sờ vào lỗ đinh của Ngài- vì vậy ông được ví là Thomas hoài nghi (và vì thế Thomas cũng là tên dành cho những người hoài nghi, cần có chứng cứ mới chấp nhận).

Một tuần sau, Chúa Giêsu phục sinh một lần nữa hiện ra với các tông đồ, và lần này có mặt của ông Thomas. Ngài nói với Thomas hãy sờ vào lỗ đinh, và ông đã tuyên xưng long trọng về niềm tin vào Đấng Cứu Thế đã phục sinh. Sự hoài nghi của Thomas trở nên cổ điển cho những ai Rước Thánh Thể khi dự Thánh lễ: “Lạy Thiên Chúa của tôi và Đấng Cứu độ tôi”.
Có nhiều câu chuyện dân gian về Thomas, nhưng hầu hết các sử gia cho rằng ông đã rao giảng Tin Mừng ở Ấn độ, và đã chịu tử đạo ở đó. Những Kitô hữu thuộc nhóm Syro-Malabar đóng góp cho nền tảng về thánh Thomas.

Câu chuyện thần thoại cho rằng vua Gundafor yêu cầu ông Thomas xây một cung điện. Vua đưa tiền cho Thomas và sau đó vua đi một chuyến du lịch dài. Khi trở về, vua đã hỏi căn nhà mới xây. Ông Tôma đã tiêu hết tiền vào việc giúp người nghèo, nên đã bảo vị vua rằng ông đã xây cho nhà vua một căn nhà ở trên trời.  Gundafor ra lệnh giết Thomas, nhưng vào đêm trước khi hành quyết, vua nằm mơ thấy người anh trai nói với vua là Thomas đã xây cho ông một căn nhà tuyệt đẹp trên trời. Hôm sau, vị vua ra lệnh phóng thích Thomas, và cả gia đình vua theo đạo Kitô giáo. Tuy nhiên, vua Mazdai không theo đạo, và đã nổi giận khi hoàng hậu mất. Vua đã yêu cầu kéo căng Thomas cho đến chết vào năm 72 sau công nguyên.

Ngụy thư diễn tả Thomas được viết bởi những người cải đạo muốn nêu ý tưởng dị giáo của họ, và vì thế phần này không có trong qui chế (danh sách các sách thiêng liêng) của Giáo hội.

Thánh Giuđa Thaddeus
        Galilee (01 AD)
        Bổn mạng: người bị mất mát, những trường hợp thất vọng, những gánh nặng không vác nổi.
        Lễ kính: ngày 28.10

Giuđa là người Aramaic để hỗ trợ Thiên Chúa. Giuđa Thaddeus là anh của Giacôbê hậu, và là tác giả của Tân ước dưới tên của ông. Thư mục vụ của ông không gửi cho cộng đồng Kitô hữu riêng biệt, nhưng nhằm khuyến khích chung mọi người về thái độ bê bối của vài người cải đạo nhưng không có ý định theo Chúa.

Khi được ủy nhiệm của nhóm 12 tông đồ, Giuđa đã đồng hành với ông Simon và đi rao giảng Tin Mừng ở Persia. Nơi đó ông Giuđa chịu tử đạo bằng cách bị đánh bằng gậy cho đến chết. Ông thường được miêu tả bằng hình ảnh giữ hoặc nằm dưới công cụ tra tấn này.

Giuđa trở thành thánh bảo trợ cho sự mất mát, một phần vì ông thường bị nhầm với Giuđa Iscariot, người tông đồ phản Chúa, chỉ vì họ trùng tên với nhau.

Là Bổn mạng cho những trường hợp tuyệt vọng, ông có 2 thánh tích ơn 2 nơi trên đất Mỹ. Một ở Chicago, được xây như nơi hy vọng cho những người gặp khó khăn bởi cuộc Thống khổ Lớn. Nơi khác là Baltimore, nơi đặt thánh tích của thánh Giuđa trên đường Paca, do người Ý thiết lập vào năm 1873.  Việc cầu bàu cùng thánh Giuđa tại nhà thờ này lan rộng trong Thế chiến thế giới II, và nhiều người đã khẩn cầu cho những người nam nữ phục vụ quốc gia trong quân đội được trở về bình an. Ngày nay, thánh tích của Giuđa ở Baltimore vẫn còn là điểm hành hương phổ biến cho người Kitô giáo vùng Biển Đông.

Một nơi nổi tiếng khác là bệnh viện thiếu nhi của thánh Giuđa ở Memphis, Tennessee. Nghệ sĩ Danny Thomas đã cầu nguyện với thánh Giuđa vào những năm đầu 1950 khi ông còn trẻ, vô danh, và gặp thử thách đau khổ  vì một đứa bé trên đường. Không đồng xu dính túi, ông hứa với thánh Giuđa là sẽ xây một thánh tích nếu thánh Giuđa cầu bầu cho ông trước toà Chúa. Chẳng bao lâu nghề nghiệp của ông tiêu tan, nhưng ông không quên lời hứa và giúp xây dựng bệnh viện nhi, ngày nay rất nổi tiếng, để tôn vinh thánh Giuđa, người đã giúp ông trong rất nhiều năm.

Thánh Mathêu
        Galilee (thế kỷ 01 sau CN)
        Bổn mạng: người thu thuế, kế toán, giữ sổ sách.
        Lễ kính: ngày 21.9

Mathêu, tên trước đó là Levi, có thể là người cuối cùng được Chúa Giêsu chọn là tông đồ. Ông là người thu thuế, nghề nghiệp bất đắc dĩ bị xem là phản bội dân tộc và hợp tác với đế quốc Roma. Những đầy tớ của đế quốc Roma này bị người Do thái khinh miệt đến nỗi bị cấm cưới hỏi hay liên hệ với họ.

Chính vì nghề nghiệp của Mathêu mà Chúa Giêsu cũng bị tai tiếng khi đến nhà ông. Tuy vậy, Chúa Giêsu đã nói, Ngài không tìm người khỏe nhưng là người đau yếu, tìm người lạc lối để họ có thể thấy con đường phải đi. Dù không yếu bệnh về thể xác, Mathêu cần được chữa trị về tâm linh. Lời mời gọi trở nên người đi theo Chúa Giêsu quá lớn nên ông không thể từ chối, vì thế ông đã trở thành môn đệ của Chúa khi được mời gọi.

Là tác giả của Tin Mừng đầu tiên trong Tân ước,  Mathêu viết cho các độc giả thuần Do thái- những người Do thái tò mò hay quan tâm đến Chúa Giêsu nhưng không biết về Ngài. Có thể thấy rằng Mathêu quan tâm sâu sắc đến tương quan với Kinh Thánh Cựu ước tiên báo về Đấng Messia. Bản gia phả của Chúa Giêsu trong chương đầu Tin Mừng được Matheu trưng dẫn với Abraham và kết thúc là Giuse, chồng của bà Maria. (Dù Chúa Giêsu không là con theo huyết thống với Giuse, Chúa là con nuôi và thừa tự về pháp lý theo luật Mose, vì vậy Chúa Giêsu được biết là con của ông Giuse).

Matheu cũng nhấn mạnh đến sự liên đới giữa Chúa Giêsu và ông Mose, vị anh hùng trong Cựu ước, đặc biệt qua sự so sánh của ông về Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu (Mt 5,1) và Mười điều răn Mose nhận từ Thiên Chúa (Xh 19).

Matheu chịu tử đạo bằng cách nào thì không được biết đến. Biểu tượng của ông là người đàn ông có cánh, vì ông bắt đầu Tin Mừng với gia phả Chúa Giêsu cho thấy nhân tính của Chúa kết hợp với Thần tính của Ngài trong một Người.

Thánh Mathias
        Judaea (thế kỷ 01-80 sau CN)

        Bổn mạng: những người nghiện rượu đã cải hối, những thợ may
        Lễ kính: ngày 14.5

Thánh Mathias, tên Do thái nghĩa là quà tặng của Thiên Chúa, được chọn làm tông đồ thay cho Giuđa, một trong 12 tông đồ, đã phản bội Chúa và đã tự vẫn. Mathias là một trong 72 môn đệ nguyên thủy của Chúa từ lúc Chúa chịu phép rửa tại sông Jordan.

Sau khi Chúa Giêsu thăng thiên về trời, và Chúa Thánh Thần đã hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần, ông Phêrô và các tông đồ khác đã họp nhau để quyết định phải làm gì với chỗ trống của Giuđa. Sự chọn lựa giữa Mathias và Barsabas, và các tông đồ đã chọn Mathias qua cách rút thăm. (TĐCV 1,26).

Thánh Clemente của Alexandria giải thích cách Mathias đã rao giảng khắp Giuđa, Hi lạp và Cappadocia (nay gọi là Thổ nhĩ kỳ), cũng như kỹ luật tuyệt vời mà Mathias đã thể hiện. Dựa vào kinh nghiệm với Thiên Chúa, Mathias có thể tiết chế các niềm vui hợp pháp để kiểm soát những nỗi khổ hạ đẳng. Kết quả là, ông trở nên một trong những thánh bảo trợ cho những người nghiện rượu.

Ông chịu tử đạo tại Jerusalem vì bị ném đá cho đến chết. Vào thế kỷ thứ tư, thánh Helena đã chuyển  thánh tích của ông cho Roma.

Thánh Philip
        Galilee (thế kỷ 01-80 sau CN)

        Bổn mạng: người nhồi bột, cưỡi ngựa và đua ngựa, Uruguay, Luxembourg.
        Lễ kính: 03.5

Thánh Philip được biết rất ít, chỉ biết là ông cùng với 11 tông đồ khác có mặt trong bữa Tiệc ly, dịp Chúa Thăng Thiên và lễ Ngũ Tuần.

Là người Galilee từ Betsaida, Philip có thể là môn đệ của Ông Gioan Tẩy giả trước khi được gọi bước theo Chúa Giêsu. Ông đã giới thiệu Nathaniel (còn gọi là Bartholomeo) cho Chúa Giêsu và là người đã nói với Chúa “xin cho chúng con biết Cha”, qua đó Chúa Giêsu đã nói “Philip, ai thấy Ta là thấy Cha” (Ga 14, 8-9).

Philip đã có mặt trong phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá vì Chúa Giêsu đã hỏi ông: “Chúng ta lấy bánh ở đâu để cho họ (năm ngàn người) ăn?” Philip trả lời: “hai trăm quan tiền cũng mua không đủ cho họ ăn” (Ga 6,5-7).

Philip được cho là đã rao giảng đến Ephesus, nay gọi là Thổ nhĩ kỳ, và đến Phrygia và Hierapolis, nay là Hi lạp, nơi mà ông chịu tử đạo và được chôn. Ông đã chịu đóng đinh ngược dưới thời Đại đế Domitian. Vào thế kỷ thứ bảy, thánh tích của ông được trao cho Vương cung các Tông đồ ở Roma, nơi mà ngày nay họ được tôn kính. Tên của ông có ý nghĩa là người yêu ngựa, và ông là Bổn mạng của những người đua ngựa, nuôi dạy ngựa, và người cưỡi ngựa.
Thánh Simon nhiệt thành
        Cana (thế kỷ 01 sau CN)
        Bổn mạng: người thợ đốn gỗ, cưa gỗ
        Lễ kính: ngày 28.10

Theo tiếng Hippri, tên gọi Simon có nghĩa là Chúa đã trả lời. Ông được cho là nhiệt thành vì sự nhiệt thành tôn giáo của ông đối với đạo Hippri . Chúng ta không biết nhiều về Simon ngoại trừ thực tế tên ông là một trong 12 tông đồ được nêu trong Kinh Thánh.

Truyền thống đạo đức cho rằng ông đã rao giảng ở Ai cập và Mesopotamia, và chịu tử đạo ở Persia vào thế kỷ thứ nhất bằng cách bị cưa làm đôi. Ông thường được mô tả đang cầm cái cưa của người thợ đốn gỗ như là biểu tượng của mình.

Thánh Marco
        Palestine hay Libya (thế kỷ đầu – 68 sau CN)
        Bổn mạng: vùng Venice, người huấn luyện sư tử.
        Lễ kính: ngày 25.4

Thánh Marco là 1 trong 72 môn đệ, không được chọn làm tông đồ. Ông là người trẻ nhất theo Chúa Giêsu, khi Chúa bị bắt giam trước cuộc khổ nạn, Marco đã chạy trốn khỏi lính canh đền thờ nhanh đến nỗi để lại chiếc áo dài mặc ngoài.

Là tác giả của Tin Mừng thứ hai, Marco đã viết cho độc giả Roma. Ngôn ngữ Hi lạp của ông (bốn thánh sử đều dùng tiếng Hi lạp để viết Tin mừng) rất tốt nên các sử gia cho rằng ông là người Hi lạp đã cải đạo sang Giuđa trước khi theo Chúa Giêsu. Mẹ của ông là chị của thánh Barnaba, người đồng hành với thánh Phaolô.

Marco đã dùng khí cụ ngôn ngữ tương tự như Mathêu trong đó ông cho biết rằng điều mà người Roma muốn nghe – không ít hơn, không nhiều hơn.  Tin Mừng Marco ngắn nhất trong bốn Tin Mừng và rất sống động với những câu ngắn gọn.

 Marco cuối đời đã rao giảng Tin Mừng trên đường đến Alexandria, Ai cập, nơi mà ông đã chịu tử đạo. Bị bắt giam vì niềm tin của mình, Marcô đã bị trói, bịt miệng và bị kéo bằng ngựa qua các con đường trong thành phố.

Biểu tượng của ông là sư tử có cánh, vì Tin Mừng của ông bắt đầu với sự mô tả Gioan Tẩy giả như là “tiếng kêu trong hoang địa”, giống như con sư tử thường như vậy (Mc 1,3). Thánh tích của thánh Marcô đã được chuyển đến Venice cách đây hơn 1000 năm trước, và ngay cả ngày nay, có những con sư tử trong khắp thành phố. Vương cung thánh đường, trước đây là Nhà nguyện Doge, nay cũng được đặt tên của thánh Marco.

Thánh Luca
        Antiochia, Syria (thế kỷ 01-84 sau CN)

        Bổn mạng: các y sĩ, nhân viên về chăm sóc sức khỏe, thợ sơn.
        Lễ kính: ngày 18.10

Thánh Luca là một y sĩ người Hy Lạp và đã chuyển qua Kitô giáo, ông đã viết Tin Mừng thứ ba và sách Công vụ tông đồ bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Sau khi chuyển đạo, ông thuộc về cộng đồng Kitô giáo ở Antioch và gặp thánh Phaolô. Cuối cùng Luca đã tháp tùng thánh Phaolô trong vài cuộc du hành sứ vụ. Thánh Phaolô về thể chất không khỏe, và người ta tin rằng Luca đã chăm sóc ông.

Ngoài vai trò là một y sĩ, Luca còn là một nhà sử ký và ghi chép những gì phát sinh trong ngày. Ông quan tâm đến việc chi tiết hóa những điều được phản ảnh trong bài viết của ông. Chỉ trong Tin Mừng Luca, chúng ta thấy nhiều chi tiết như việc Mẹ Maria được Truyền Tin, cuộc Thăm viếng của Mẹ, 6 phép lạ và 18 dụ ngôn. Những phép lạ thường sâu sắc, vì Luca là một y sĩ và quan tâm đến căn bệnh thể xác. Trong Công vụ tông đồ, Luca chia sẻ những cái nhìn sâu sắc về hoạt động của Giáo hội vào thế kỷ I.

Tin Mừng Luca nhấn mạnh Chúa Giêsu với lời mời phổ quát đối với tất cả nam lẫn nữ tiến đến sự thánh thiện, không chỉ những người được chọn thuộc dòng dõi Abraham. Ông đề cập đến thời điểm đặc biệt Chúa Giêsu nói và liên đới với những người không phải Do Thái giáo, như người Samaritan, Hi lạp và Roma. Tin Mừng của Luca được gọi là “Tin Mừng của lòng thương xót” vì những phép lạ chữa lành đã được ông đề cập, và còn là “Tin Mừng của phụ nữ” vì những vai trò nổi bậc của các phụ nữ, khác với những Tin Mừng khác.
Câu chuyện dân gian còn cho rằng Luca là một nhà họa sĩ. Các hình ảnh icon đầu tiên ông phác họa là Mẹ Maria và hài nhi Giêsu.

Thánh Luca cuối cùng đã gặp Đức nữ trinh Maria tại Ephesus; nơi mà ông đã học nhiều về hài nhi Giêsu và những gì chung quanh cuộc sinh ra của Chúa Giêsu.

Chúng ta cũng không biết rõ về cái chết của Luca. Vài giáo phụ đầu tiên cho rằng ông chết vào khoảng năm 84; những người khác cho rằng ông đã chịu tử đạo. Dù biến cố nào, thánh tích của ông đã được chuyển đến Constantinople, thủ phủ mới của đại đế vào thế kỷ IV. Trước khi triều đại Byzantine sụp đổ, thánh tích của ông được chuyển tới Roma.

Thánh Phaolô
        Tarsus (thế kỷ 01-63 sau CN)
        Bổn mạng: người rao giảng, những văn sĩ, những người làm lều
        Lễ kính: ngày 25.1 (ngày Phaolô trở lại)

Trước khi ông , Phaolô có lẽ được đề cập nhiều nhất trong tất cả các Thánh kinh Tân ước -14 trong 27 quyển sách của Tân ước được viết dưới tên của ông. Ông không viết Tin mừng, chỉ viết những lá thư mục vụ cho các cộng đoàn Kitô hữu sơ khai với một thông điệp rằng nơi chốn và thời kỳ đã qua, và Giáo hội đã được linh hứng.

Phaolô được sinh ra ở Tarsus, và vì thế ông là công dân Roma. Là thành viên của nhóm Pharisêu, ông đi lùng bắt những nhóm Kitô hữu mới thành lập. Ông cho rằng những Kitô hữu là những người phản bội Do Thái giáo, và xem Kitô giáo là sự tệ hại, chứ không là sự phát triển của đạo Do thái. Ông đã có mặt trong cuộc ném đá thánh Stephano, người Kitô hữu đầu tiên chịu tử đạo và là phó tế của Hội Thánh (CVTĐ 7, 58).

Trên con đường đến Damascus để bắt bớ các Kitô hữu (nam, nữ, và các trẻ em), sự kiên quyết của Saolo đã thay đổi. Ông đã bị ngã xuống đất và nghe tiếng của Chúa Giêsu nói: “Saolo, Saolô,   tại sao ngươi bắt bớ Ta? (CVTĐ 9,4). Ông nhận ra rằng ông đã bắt bớ Chúa Giêsu qua việc bắt bớ những người theo Chúa. Chúa Giêsu đã chết, đã sống lại, và đã về trời vào thời điểm Phaolô ngã gục. Từ đó, ông được gọi là Phaolô. Bị mù tạm thời sau khi nghe tiếng nói, Phaolô đã được sáng mắt khi Ananais đặt tay lên ông và rửa tội cho ông.

Sau khi trở lại, Phaolô đã trải qua ba cuộc du hành. Trong chuyến đầu tiên, ông đã viết thư gửi tín hữu Galat. Trong cuộc rao giảng thứ hai, ông đã viết 2 lá thư gửi tín hữu tại Thessalonica. Trong cuộc rao giảng thứ ba, ông đã viết hai lá thư gửi tín hữu Corinto và thư gửi tín hữu Roma.

Phaolô phải dùng quyền công dân Roma để thoát khỏi cái chết tại Jerusalem nhờ những đồng nghiệp trước đây, những người Phariseu và Saduceu. Trong suốt thời gian trong tù, ông đã viết những lá thư cho các cộng đoàn Kitô giáo, khuyến khích họ mỗi khi có thể, nhưng cũng trách mắng họ khi cần thiết. Những lá thư này bao gồm thư gửi tín hữu Colose, Epheso, Philemon, Philipphe, 1 Timothy, Tito và 2 Timothy. Tất cả các chuyến rao giảng của ông bằng đường bộ và đường biển được xem là biểu tượng sống động của việc du hành tâm linh mà mọi người Kitô hữu mà phải thực hiện để đi từ thế giới này đến thế giới khác.

Nhờ quyền công dân Roma, ông không bị đóng đinh và chỉ có thể bị chém bằng gươm (chặt đầu); ông cũng đã thỉnh cầu lên Đại đế Nero về trường hợp của ông. Nhờ đó ông đã an toàn đến Rome và miễn phí đóng cho Đại đế. Ông từng bị đắm tàu ở Malta một thời gian, và sau bị đưa đến Rome, và ông chịu tử đạo cùng nơi thánh Phêrô bị trước đó.

Ngày nay, có một vương cung thánh đường ghi dấu tại vị trí tử đạo của ông, tên là thánh Phaolô bên ngoài Bức tường, vì dòng chữ được ghi bên ngoài bức tường Aurelian của thành phố Roma.

Chuyển ngữ: Sơ Maria Trần Thị Kim Quyên, FMV
Nguồn: John Trigilio & Kenneth Brighenti, Saints for Dummies, (Indianapolis, Indiana: Wiley Publishing, Inc., 2010)